Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Các nước Đông Nam Á cần làm gì để bảo về chủ quyền?

Giúp em với ạ
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.798
1
0
NoName.5823
20/12/2016 04:42:18
Các nước ASEAN cần hợp tác với nhau để đối mặt với những thách thức trong tình hình mới, đặc bệt là vấn đề chủ quyền lãnh thổ. "Nếu không hợp tác với nhau như một bó đũa, thì chúng ta sẽ bị bẻ gãy như bẻ gãy từng chiếc đũa". Câu nói này hoàn toàn đúng với ASEAN trong bối cảnh an ninh trong khu vực đang có nhiều bất ổn, đặc biệt là sự gia tăng căng thẳng ở Biển Đông do các hành vi gây hấn của Trung Quốc. Vậy ASEAN có vai trò như thế nào trong việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông?

Trước tiên, phải nhìn nhận rằng, Biển Đông là tâm điểm của các nước ASEAN. Ở vùng biển giàu tiềm năng bậc nhất thế giới này đang tồn tại tranh chấp chủ quyền giữa các nước trong khối ASEAN với nhau và giữa ASEAN với Trung Quốc do Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố chủ quyền đối với 80% diện tích Biển Đông.

Về đối nội, từ khi thành lập đến nay, ASEAN đã đưa ra nhiều sáng kiến để giải quyết các công việc nội bộ của khối, trong đó có vấn đề tranh chấp lãnh thổ. ASEAN đã không ngừng đưa ra những ý tưởng để các quốc gia trong khu vực được sống hòa bình.

Đó là giải quyết tranh chấp chủ quyền dựa trên nguyên tắc đồng thuận và không can thiệp, qua cơ chế song phương và thương lượng. ASEAN ít khi đưa tranh chấp ra Tòa án quốc tế mà thường giải quyết nội bộ với nhau. Và năm 2001, lần đầu tiên ASEAN thông qua bộ quy tắc của Hội đồng cấp cao để giải quyết các vụ tranh chấp".

Đến tháng 11-2015, các nước thành viên ASEAN tiếp tục ký kết 2 văn kiện mang tính lịch sử gồm Tuyên bố Cu-a-la Lăm-pơ về việc thành lập Cộng đồng ASEAN và Tuyên bố Cu-a-la Lăm-pơ về "ASEAN 2025: Cùng vững vàng tiến bước". Đây là một bước tiến lịch sử, đánh dấu sự đoàn kết, bước ngoặt phát triển của ASEAN. Từ một hiệp hội hợp tác lỏng lẻo, ASEAN đã vươn lên mạnh mẽ thành một cộng đồng đoàn kết, liên kết sâu rộng, có vai trò quan trọng đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực. ASEAN cũng tự khẳng định mình là đối tác không thể thiếu của các nước lớn và tổ chức khu vực của các nước khác.

Trong tuyên bố về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, lãnh đạo các nước thành viên nhắc lại Tầm nhìn ASEAN về một cộng đồng thống nhất, hòa bình, ổn định và cùng chia sẻ sự phồn vinh... Trên ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội, ASEAN xác định, năm 2025 sẽ trở thành một cộng đồng đoàn kết, dung nạp và tự cường.

Các nhà lãnh đạo ASEAN cam kết hiện thực hóa một cộng đồng dựa trên 9 nguyên tắc, trong đó có nguyên tắc tuân thủ luật lệ, luật pháp quốc tế về ứng xử hòa bình; tôn trọng tôn giáo, văn hóa; có cách tiếp cận toàn diện về an ninh; giải quyết các tranh chấp và khác biệt bằng biện pháp hòa bình; không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác; tăng cường an ninh hàng hải, hợp tác hàng hải vì hòa bình, ổn định ở trong và ngoài khu vực...

Về đối ngoại, một trong những thách thức đang đặt ra với ASEAN là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy nhiên, xét ở khía cạnh khác, thách thức này cũng có thể tạo nên cơ hội, động lực để các nước ASEAN đoàn kết hướng tới lợi ích chung của khối.

Thực tế, ASEAN và Trung  Quốc đã có nhiều thỏa thuận hợp tác về kinh tế, văn hóa. Trung Quốc đang cố gắng xây dựng các mối liên kết về kinh tế và an ninh với các nước ASEAN, kêu gọi các nước hưởng ứng chiến lược "Nhất đới, nhất lộ" tức "Một vành đai, một con đường". Để thực hiện chiến lược đó, Trung Quốc đưa ra sáng kiến "Con đường tơ lụa trên biển" kết nối các cảng biển quan trọng của Trung Quốc qua các cảng biển ở khu vực Đông Á tới châu Âu.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất hiện nay đối với ASEAN chính là chiến lược của Trung Quốc với các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Cùng với yêu sách "đường lưỡi bò" hay "đường 9 đoạn", Trung Quốc liên tiếp cải tạo, xây dựng đảo trái phép trên các thực thể nửa chìm, nửa nổi ở Biển Đông, đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá... đe dọa tự do hàng hải và hàng không, ảnh hưởng đến an ninh trên Biển Đông... Trung Quốc đang cố tình biến vùng biển không có tranh chấp thành vùng biển tranh chấp. Vì lời nói và việc làm của Trung Quốc quá khác nhau khiến cho lòng tin của các nước trong khu vực đối với Trung Quốc bị xói mòn.

Với yêu sách "đường lưỡi bò", Trung Quốc đòi chủ quyền đối với 80% diện tích Biển Đông. Không nước nào có chủ quyền ở Biển Đông chấp nhận được yêu sách này. Thực tế, trong khối ASEAN, chỉ có 5 nước bị ảnh hưởng bởi yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Bru-nây, Việt Nam và Ma-lai-xi-a. Còn lại các nước khác hoặc đứng trung lập hoặc ủng hộ quan điểm của Trung Quốc.

Vậy ASEAN làm thế nào để hài hòa lợi ích của mỗi quốc gia và lợi ích của khối trong việc giải quyết điểm nóng trên Biển Đông. Bàn về vấn đề này, tại Hội thảo "Con đường tơ lụa trên biển và mối quan hệ quốc tế ở Biển Đông: Hiện trạng và triển vọng" được tổ chức cuối tháng 11, tại Hà Nội, GS Đa-vít A-ra-sơ, Đại học Nam Kinh, Trung Quốc cho rằng: "ASEAN sẽ không thể đảm bảo an ninh của tất cả các nước thành viên. Các quốc gia trong khu vực phải hướng tới hợp tác đa phương tránh đối đầu nhiều hơn để duy trì quyền tự do hàng hải, hàng không và các quyền lợi khác ở Biển Đông; đồng thời cũng phải có sự phòng vệ một cách an toàn. Các quốc gia này cũng có thể xây dựng năng lực của mình để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc hoặc kiện ra Tòa án quốc tế".

Còn theo PGS, TS Phạm Quang Minh, ASEAN cần đoàn kết, thúc đẩy quan hệ với các đối tác, phát triển mạnh cơ chế đối thoại. Đối với vấn đề Biển Đông, ASEAN cần tăng cường các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo Trung Quốc để sớm thúc đẩy ký Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Thực tế, hiện nay Trung Quốc vẫn chỉ đồng ý tiếp tục quá trình tham vấn chứ chưa đồng ý chuyển sang giai đoạn đàm phán ký COC. Vậy liệu ASEAN và Trung Quốc có thể hoàn tất ràng buộc sau 13 năm 2 bên cam kết "hợp tác dựa trên cơ sở đồng thuận, cùng hướng tới mục tiêu này"?

Về vấn đề này, GS Các Thay-ơ - chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á, Trung Quốc, Biển Đông cho rằng, trong năm 2016, điều này khó có thể xảy ra. Theo ông, ASEAN cần áp dụng cách tiếp cận hai kênh để quản lý các căng thẳng ở Biển Đông. Thứ nhất, ASEAN phải tiếp tục tham vấn với Trung Quốc về COC. Thứ hai, trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường xây dựng công trình trên các đảo nhân tạo, ASEAN không nên chỉ giới hạn trong việc đàm phán COC mà cần thúc đẩy việc hình thành Cộng đồng  Chính trị - An ninh ASEAN, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của các đối tác chiến lược của khối.

"Chỉ có sự đoàn kết và vai trò lãnh đạo của ASEAN mới có thể duy trì tính trung tâm của khối trong việc xử lý các thách thức đặt ra đối với An ninh ở khu vực Đông Nam Á" - GS Các Thay-ơ nhấn mạnh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
0
Trinh Le
20/12/2016 04:50:14
- Giữ vững nền văn hóa dân tộc, giữ vững tinh thần trước sự du nhập mạnh của văn hóa, công nghệ từ các nước khác.
- Nêu cao tinh thần bảo vệ độc lập, chủ quyền trong lòng mỗi người dân của đất nước.
- Đẩy mạnh phát triển về kinh tế cũng như quân sự để có thể trở thành một nước vững mạnh.
- Liên kết các vùng các khối lại với nhau, để trở thành một tập thể mạnh mẽ, cùng nhau phát triển kinh tế, quân sự, văn hóa...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×