LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Các yếu tố của xương (Phòng chống còi xương ở tuổi thiếu niên)

7 trả lời
Hỏi chi tiết
11.208
43
17
Deano
29/09/2017 21:31:08
Các yếu tố nguy cơ còi xương

- Thiếu ánh sáng mặt trời: Nhiều trẻ bị còi xương chỉ vì cha mẹ giữ gìn quá kỹ hoặc không có điều kiện cho tắm nắng (do yếu tố địa lý khí hậu, mùa đông, vùng núi sương mù, nhà ở chật chội, ô nhiễm môi trường...).

- Tình trạng thiếu hụt nặng vitamin D của người mẹ trong thời gian mang thai: Điều này có thể phá vỡ cân bằng canxi nội mô ở bào thai và gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương, dẫn đến còi xương từ trong bào thai. Hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ thấp, nên trẻ sơ sinh chủ yếu dựa vào lượng vitamin D dự trữ thu được qua rau thai để đáp úng nhu cầu cơ thể. Vì vậy, việc người mẹ thiếu vitamin D trong thời gian mang thai là yếu tố nguy cơ cao gây còi xương sớm ở trẻ sơ sinh.

- Chế độ ăn của trẻ thiếu cả vitamin D và canxi, tỷ lệ canxi/photpho thấp. Chế độ ăn nhiều phytat (có nhiều trong tinh bột), oxalat (có nhiều trong rau) và chất xơ cũng làm giảm hấp thu canxi.

- Trẻ suy dinh dưỡng: Một số công trình nghiên cứu cho thấy, còi xương không xảy ra riêng lẻ mà đi kèm với suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, thiếu máu. Trẻ suy dinh dưỡng thường hay rối loạn hấp thu các chất, kể cả vitamin D và muối khoáng; đồng thời thiếu hụt enzym chuyển hóa vitamin D. Ngược lại, tình trạng thiếu vitamin D cũng sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng cảm nhiễm với vi khuẩn, do đó tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trẻ suy dinh dưỡng có nguy cơ còi xương cao hơn so với trẻ bình thường.

- Trẻ có cân nặng lúc đẻ thấp (dưới 2.500g) có nguy cơ còi xương cao hơn trẻ có cân nặng lúc đẻ bình thường. Nguyên nhân là cơ thể không dự trữ đủ muối khoáng và vitamin D trong thời kỳ bào thai, đồng thời hệ thống men tham gia vào chuyển hóa vitamin D còn yếu.

- Có hội chứng kém hấp thu: Tình trạng thiếu vitamin D dễ xảy ra ở những trẻ có hội chứng này. Các bệnh tiêu chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm gan tắc mật đều có ảnh hưởng đến hấp thu vitamin D và tăng nguy cơ còi xương.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
18
28
Vu Thien
30/09/2017 16:20:27
Quy luật tuổi dậy thì: trước tuổi dậy thì xương phát triển chiều dài, sau tuổi dậy thì xương phát triển chiều dầy.
Quy luật dãn cách: có sự phát triển không đồng đều về chiều dài và độ dầy hoặc 2 xương gần nhau một phát triển, một tạm dừng, chúng thay đổi nhau
Quy luật tỷ lệ: tuổi nhỏ đến 6 tuổi: 4 - 6 cm/năm; 6 - 15 tuổi: 7cm/năm; 15 - 25 tuổi: dài > dầy.
- Giai đoạn phát triển cơ thể: ở trẻ em hiện tương tái tạo mạnh hơn hiện tượng phá huỷ nên thành phần cấu tạo xương trẻ em khác người lớn. Xương trẻ em ít chất vô cơ, giầu chất hữu cơ hơn ở xương người lớn. Do vậy, gẫy xương trẻ em là loại gẫy do chấn thương nên rất dễ lành; trong khi người lớn tuổi xương giòn, dễ gẫy thường là gẫy bệnh, khó lành
- Tình trạng mẹ Thiếu dinh dưỡng khi mang thai; ở trẻ đang lớn đặc biệt Thiếu calci, vitamin D sẽ ảnh hưởng đến sự cốt hoá và tăng trưởng. Các bệnh nội tiết như bệnh tuyến cận giáp làm ảnh hưởng đến sự hấp thu các muối khoáng cũng làm ảnh hưởng đến bộ xương.
- Khi vận động xương thường phải chịu tác động của một trong ba lực: lực kéo, lực ép và lực trượt do ma sát. Các lực này đều làm ảnh hưởng đến cấu tạo của hệ xương. Vì vậy tập luyện thân thể đúng cách sẽ là một động lực cho hệ xương phát triển.
28
25
Yuo
01/10/2017 09:13:30
Để phòng bệnh còi xương ở trẻ, tốt nhất nên phòng bệnh từ khi mẹ còn đang mang thai. Mẹ cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D và canxi như thịt, cá, tôm, cua, ốc, gan, trứng, sữa. Nên cho thêm các loại dầu tự nhiên như dầu olive, dầu đậu phộng, dầu đậu nành… vào trong thức ăn để vitamin D dễ hòa tan và hấp thu tốt hơn, lại không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vào các tháng cuối của thai kỳ, mẹ có thể uống thêm dầu cá hoặc vitamin D để bổ sung nhưng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa để tránh lạm dụng vitamin D. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cải thiện nhà ở sao cho thoáng mát và đủ ánh sáng mặt trời để cơ thể người mẹ tổng hợp vitamin D hiệu quả.
Đối với trẻ nhỏ, ngoài việc cho trẻ bú sữa mẹ ngay từ khi trẻ chào đời thì khi trẻ được 5-6 tháng tuổi, cha mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ bằng việc cho trẻ ăn bổ sung. Các thực phẩm như cá hồi, cá thu, lươn, thủy hải sản, trứng, các loại đậu, sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp vitamin D và canxi dồi dào mà cha mẹ nên bổ sung cho trẻ mỗi ngày.
10
28
NoName.88473
07/10/2017 05:22:20
Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động sống của tuổi thiếu niên
2
1
NoName.564488
29/09/2019 09:07:56
thành phần cấu tạo của xương là gì á?
1
1
鞠婧祎
06/10/2020 10:36:26
Phòng chống bệnh còi xương ỏe tuổi thiếu niên
Yêu cầu
Định nghĩa 
Dấu hiệu nhận biết bệnh còi xương 
Nguyên nhân dẫn đến bệnh còi xương
Biện pháp và cách phòng chống bệnh còi xương 
 
1
1
鞠婧祎
06/10/2020 10:36:26
Phòng chống bệnh còi xương ỏe tuổi thiếu niên
Yêu cầu
Định nghĩa 
Dấu hiệu nhận biết bệnh còi xương 
Nguyên nhân dẫn đến bệnh còi xương
Biện pháp và cách phòng chống bệnh còi xương 
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Sinh học Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Sinh học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư