- Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cùng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đển sự thay đổi về chất. Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là độ. Khi đủ thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất ( bước nhảy)
- Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, được quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự vật. Đó là các bước nhảy: nhanh và chậm, lớn và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, tự phát và tự giác, V.V..
Ví dụ: khi chúng ta đun đường để tạo thành keo đường, làm kẹo. Nếu lượng nhiệt độ vừa đủ thì đường sẽ tan chảy thành keo. Nếu tăng nhiệt độ đến 1 lượng nào đó đường sẽ bị biến chất thành kẹo đắng. Việc này chứng tỏ, khi thay đổi lượng nhiệt đến một giới hạn nào đó sẽ biến thành chất khác.
- Khi chúng ta là một học sinh bình thường, chúng ta tiếp tục trau dồi kiến thức, rèn luyện không ngừng, chúng ta trở thành một học sinh khá đây chính là thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất.