Tìm hiểu đề và tìm ý
Tìm hiểu đề, có thể nói đây là thao tác mà đa phần học sinh hay bỏ qua vì tâm lí sợ mất nhiều thời gian và làm không kịp bài. Người học cần hiểu một điều, việc phân tích đề bài giúp cho chúng ta xác định đúng thể loại làm bài, làm đúng trọng tâm, không xa rời đề bài (dẫn dẫn đến lạc đề). Nó là bàn đạp giúp cho việc viết bài được tốt và nhanh hơn rất nhiều nếu không phân tích đề bài một cách kĩ lường.
Trong bước tìm hiểu đề, người học cần xác định một số điều sau đây:
+ Thể loại làm bài ở đây là gì?
+ Đối tượng cần thuyết minh là gì?
+ Khi thuyết minh ta cần hướng đến là cái gì?
- Đối với thể loại làm bài, ta hãy xem trong đề bài có cụm từ "thuyết minh" hay "giới thiệu".
- Đổi với đổi tượng cần thuyết minh, thường đối tượng là những vật dụng quen thuộc; con vật, loài cây gần gũi, một phương pháp (cách làm); một tác giả, tác phẩm,...
- Khi thuyết minh, ta cần chú ý đến các đặc điếm, tính chất của đối tượng thuyết minh để từ đó mà lập dàn bài cho phù hợp.
Dựa trên đề bài đã cho ở trên, ta xác định:
a) Thể loại làm bài: văn thuyết minh (có yêu cầu đề: Thuyết minh).
b) Đối tượng cần phải thuyết minh: '"Chiếc xe đạp" - một phương tiện đi lại thông dụng của con người.
c) Những điều cần lưu ý: đặc điểm, cấu tạo, tính chất, cách sử dụng, bảo quản,...
Tìm ý: đây là thao tác giúp cho người học viết tốt bài làm của mình nhờ vào các ý tìm được bằng cách đặt thật nhiều câu hỏi trong đầu mình về vấn đề đã xác định trong đề bài.
- Khi tìm ý, người học cần thực hiện những bước sau đây:
+ Đọc thật kĩ lưỡng đề bài từ chữ đầu tiên cho đến chữ cuối cùng để nắm bắt nội dung chính.
+ Gạch chân những từ ngữ, hình ảnh ẩn dụ trọng tâm trong đề bài.
+ Đặt câu hỏi (là gì? thế nào? tại sao? ra sao?) cho những gì vừa gạch chân.
+ Hình thành các câu hỏi xoay quanh đề bài (Là gì? Vì sao? Như thế nào?).
Áp dụng vào đề bài trên, ta có:
- Đọc kĩ đề bài.
- Gạch chân từ ngữ, hình ảnh trọng tâm trong đề bài:
Thuyết minh về chiếc xe đạp.
- Đặt câu hỏi:
+ Chiếc xe đạp có nguồn gốc, xuất xứ ra sao?
+ Chiếc xe đạp có cấu tạo như thế nào?
+ Để tạo nên một chiếc xe đạp thi bao gồm những bộ phận nào?
+ Cách sử dụng nó ra sao?
+ Cách bảo quản nó ra sao?
+ Em có suy nghĩ gì về nó?
b. Lập dàn bài
Đây cũng là bước làm bài mà học sinh hay bỏ qua vì theo suy nghĩ của người học là "phí phạm thời gian". Khi lập dàn bài, tuỳ theo phong cách học tập của mỗi người mà có cách lập dàn bài khác nhau cho phù hợp. Có người thì lập dàn bài theo kiểu truyền thống (gạch đầu dòng), có người thì lập dàn bài theo dạng sơ đồ tư duy (một phát minh tuyệt vời của Tony Buzan). Dù cho người học có cách lập dàn bài kiểu gì thì dàn bài đó cũng phải có đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Ở đây, chúng tôi nêu lại phương pháp truyền thống để người học tiện tham khảo.
c. Viết bài
Đây là thao tác quan trọng - tạo lập văn bản hoàn chỉnh. Dựa trên dàn bài đã lập, người học cần phân bổ thời gian sao cho phù hợp với các phần. Lưu ý người học một số vấn đề sau:
- về mặt hình thức: Bài viết phải có đầv đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Không mắc các lỗi thông thường: chính tả, cách dùng từ, câu cú, ngữ pháp, phân đoạn... ý phải rõ ràng, văn viết mạch lạc, trôi chảy.
- về mặt nội dung: Viết đúng nội dung đề bài, đi đúng trọng tâm nội dung đề bài.
d. Đọc lại và sửa chữa
Đây là thao tác cuối cùng của việc thực hiện một bài văn hoàn chỉnh. Thao tác này giúp ta xem xét được tổng thể bài làm: có cân đổi, đầy đủ ý, hay bị sai sót gì về các lỗi thông thường hay không, từ đó mà ta chỉnh sửa lại cho phù hợp. Cuối cùng rút ra được nhiều kinh nghiệm cho những bài viết sau.
Đối với văn bản thuyết minh của lớp 8 tập trung chủ yếu vào bốn loại chính sau đây:
- Thuyết minh về một đồ dùng, vật dụng, con vật, loài cây.
- Thuyết minh về một thể loại văn học.
- Thuyết minh về một phương pháp (cách làm ).
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.