Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cách xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt?

4 trả lời
Hỏi chi tiết
3.258
0
0
Nguyễn Trần Thành ...
08/02/2017 23:00:20
Quá trình xây dựng và chiến công của Phòng tuyến sông Như Nguyệt
Tháng 3 năm 1076, nhà Tống sai tuyên phủ sứ Quảng Nam là Quách Quỳ làm chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân 9 tướng, hẹn với Chiêm Thành và Chân Lạp sang xâm lấn Đại Việt, nhưng quân Chiêm Thành và Chân Lạp không đến. Quân Tống viễn chinh lên đến 10 vạn quân, một vạn ngựa và hai mươi vạn dân phu, khí thế rất mạnh mẽ, nhất là kỵ binh Tống, nhưng quân Tống muốn phát huy kị binh thì phải làm sao qua khỏi vùng hiểm trở, tới chỗ bằng, thì ngựa mới tung hoành được.

Thế thủ của quân Nam thì dựa vào sông núi, các đèo hiểm trở, các sông rộng và sâu. Từ trại Vĩnh Bình vào châu Lạng, phải qua dãy núi rậm, có đèo Quyết Lý, ở trên đường từ tỉnh Lạng Sơn đến Đông Mô ngày nay, vào khoảng làng Nhân Lý, ở phía bắc châu Ôn. Rồi lại phải qua dãy núi lèn (đá không phá đất), đá đứng như tường, ở giữa có đường đi rất hiểm: đó là ải Giáp Khẩu, tức là ải Chi Lăng, ở phía bắc huyện Hữu Lũng thuộc Bắc Giang ngày nay. Đèo ải tuy hiểm, nhưng có thể dùng kị binh hoặc vượt qua, hoặc len lỏi qua rừng để tránh. Còn sông sâu rộng, thì ngựa khó lòng qua nổi. Phòng thủ sông khá dễ, đóng cọc và dùng rào giậu ở bờ Nam, cũng đủ ngăn quân địch.

Các tướng lĩnh thuộc Man Động như: Nùng Quang Lãm, Nùng Thịnh Đức coi ải Hà Nội, Hoàng Kim Mãn và Sầm Khánh Tân giữ châu Môn, Vi Thủ An giữ châu Tô Mậu, Lưu Kỷ coi Quảng Nguyên khi quân Tống sang đã đầu hàng. Duy có phò mã Thân Cảnh Phúc giữ châu Quang Lang (Lạng Sơn) không những không chịu hàng mà còn rút vào rừng đánh du kích, giết rất nhiều quân Tống. Những tướng lĩnh này trước kéo quân qua đất Tống, đánh rất giỏi. Nhưng sau quân Tống tràn sang đánh báo thù, lúc đầu họ cự chiến, sau vì thất trận và vì sự dụ dỗ, nên đã đầu hàng, thậm chí như Hoàng Kim Mẫn còn chỉ đường bày mưu cho Tống. Sách Quế Hải Chí kể: "Viên tri châu Quang Lang là phò mã, bị thua, bèn trốn vào trong rừng Động Giáp, rồi du kích hậu phương quân Tống. Rình lúc bất ngờ đánh úp quân địch làm chúng rất sợ hãi".

Quân Tống tiếp tục tràn xuống, theo đường tắt qua dãy núi Đâu Đỉnh, tới phía tây bờ sông Phú Lương; trong khi đó, một cánh quân tách ra, vòng sang phía đông đánh bọc hậu quân Nam ở Giáp Khẩu (Chi Lăng) và thẳng tới sông Cầu.

Vua sai Lý Thường Kiệt đem quân đón đánh, lập chiến lũy sông Như Nguyệt để chặn quân Tống. Sông Cầu từ địa phận Cao Bằng chảy đến Lục Đầu, hợp với sông Bạch Đằng. Từ Lục Đầu ra đến bể, là một cái hào tự nhiên sâu và rộng, che chở cho đồng bằng nước Việt để chống lại tất cả mọi cuộc ngoại xâm đường bộ từ Lưỡng Quảng kéo vào. Đối với đường sá từ châu Ung tới Thăng Long, thì sông Bạch Đằng không can hệ, vì đã có sông Lục Đầu, là cái hào ngăn trước rồi. Trái lại, sông Cầu rất quan trọng. Thượng lưu sông Cầu qua vùng rừng núi rất hiểm. Chỉ có khoảng từ Thái Nguyên trở xuống là có thể qua dễ dàng, và qua rồi thì có đường xuôi. Nhưng sau sông, ở về phía tây có dãy núi Tam Đảo, là một cái thành không thể vượt. Chỉ có khoảng từ huyện Đa Phúc đến Lục Đầu là phải phòng ngự bờ nam mà thôi. Trong khoảng ấy, lại chỉ khúc giữa, từ đò Như Nguyệt đến chân núi Nham Biền, là có bến, có đường qua sông để tiến xuống miền nam một cách dễ dàng thẳng và gần.

Lý Thường Kiệt đem chủ lực chặn con đường từ trại Vĩnh Bình đến sông Nam Định (sông Cầu) bằng cách đặt những doanh đồn và phục binh ở hai ải tiếp nhau: ải Quyết Lý ở phía bắc châu Quang Lang và ải Giáp Khẩu (Chi Lăng) ở phía nam châu ấy. Nếu hai phòng tuyến ấy bị tan, thì phải cố thủ ở phòng tuyến thứ ba, tức là nam ngạn sông Nam Định. Để cản quân Tống qua sông, Lý Thường Kiệt sai đắp đê nam ngạc cao như bức thành. Trên thành, đóng tre làm giậu, dày đến mấy từng. Thành đất lũy tre, nối với dãy núi Tam Đảo, đã đổi thế sông Nam Định và bờ nam ngạn ra một dãy thành hào, che chở cả vùng đồng bằng Giao Chỉ. Thành hào ấy dài gần trăm cây số, khó vượt qua và nhưng lại dễ phòng thủ hơn là một thành lẻ như thành Thăng Long.

Cùng lúc đó thuỷ binh Tống do Hòa Mân và Dương Tùng Tiểu chỉ huy đã bị thủy quân Nam do Lý Kế Nguyên điều động, chặn đánh ngoài khơi lối vào Vĩnh An. Quân Tống có kỵ binh mở đường tiến công quyết liệt, có lúc đã chọc thủng chiến tuyến quân Nam tràn qua sông Như Nguyệt, nhưng quân Nam đều kịp thời phản kích, đẩy lùi quân Tống. Lý Thường Kiệt còn dùng chiến tranh tâm lý để khích lệ tinh thần quân Nam chiến đấu. "Đang đêm, nghe tiếng vang trong đền đọc bài thơ ấy, quân ta đều phấn khởi. Quân Tống sợ, táng đảm, không đánh đã tan".

Quân Tống tiến không được, thoái không xong, hao mòn vì chiến sự và khí hậu, không được thủy quân tiếp viện. Quân Nam lại tập kích, doanh trại của phó tướng Triệu Tiết bị phá, dù quân Tống cũng giết được hoàng tử quân Nam là Hoàng Chân và Chiêu Văn. Quân Tống 10 phần chết đến 6, 7 phần.

Lý Thường Kiệt biết tình thế quân Tống đã lâm vào thế bí, mà người Nam bị chiến tranh liên miên cũng nhiều tổn thất, nên sai sứ sang xin "nghị hoà" để quân Tống rút về. Quách Quỳ vội chấp nhận giảng hòa và rút quân. Sách Việt Sử kỷ yếu của Trần Xuân Sinh dẫn cổ sử nói về nội tình của nhà Tống về sự kiện này: Triều thần nhà Tống cho rằng "Cũng may mà lúc đó địch lại xin giảng hoà, không thì chưa biết làm thế nào".

Hoàng Xuân Hãn, tác giả sách Lý Thường Kiệt đã bình phẩm: "Giả như các mặt trận đầu có quân trung châu, thì thế thủ xếp theo trận đồ của Lý Thường Kiệt đã dàn ra, có lẽ đánh bại Tống từ đầu. Nhưng thổ quân các châu vội hàng trước đại quân Tống. Quân tiên phong không giữ nổi các ải. Cuối cùng là nhờ phòng tuyến sông Cầu khéo đặt, và thủy quân ta mạnh cho nên Lý Thường Kiệt đã ngăn cản được sức tiến công quyết liệt của Tống".

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Lê Na
08/02/2017 23:04:08
TRẬN NHƯ NGUYỆT - PHÒNG TUYẾN SÔNG NHƯ NGUYỆT - Trận Như Nguyệt là một trận đánh lớn diễn ra ở một khúc sông Như Nguyệt (hay sông Cầu) vào năm 1077, là trận đánh có tính quyết định của cuộc chiến tranh Tống Việt lần 2, và là trận đánh cuối cùng của triều Tống của Trung Quốc trên đất Đại Việt. Trận chiến diễn ra trong nhiều tháng, kết thúc bằng chiến thắng của quân Đại Việt và thiệt hại nhân mạng lớn của quân Tống, đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của họ, buộc họ phải thừa nhận Đại Việt là một quốc gia. Tiền đềNhà Tống, Trung Quốc vào thế kỷ 11 có ý định xâm lược Đại Việt để mở rộng lãnh thổ, nhằm giải quyết một số khó khăn về đối nội và đối ngoại, đồng thời trả thù lần thất bại trong cuộc chiến tranh Tống-Việt lần 1 trước đó. Họ ra sức chuẩn bị cho việc tiến công Đại Việt: xây dựng đường giao thông, cở sở chứa lương thực, huấn luyện binh sĩ, cho quân đóng trại sát biên giới Tống-Việt.Nhà Lý sớm nhận ra ý định này của nhà Tống nên tích cực chuẩn bị cho chiến tranh, tăng cường mối quan hệ với các dân tộc thiểu số tại vùng núi phía Bắc, không để họ ngả theo phe nhà Tống.Năm 1072, vua Lý Thánh Tông mất, vua Lý Nhân Tông lên ngôi khi mới bảy tuổi, việc quân sự của Đại Việt nằm trong tay Thái Úy Lý Thường Kiệt. Ông chủ động mở cưộc tấn công qua bên kia biên giới vào năm 1075 nhằm phá hủy các cơ sở mà nhà Tống đã chuẩn bị cho chiến tranh. Cuộc tấn công là một bất ngờ lớn với nhà Tống kết thúc với một thắng lợi, phá hủy nặng nề các cơ sở mà nhà Tống đã xây dựng mà đặc biệt là phá hủy thành Ung Châu, tòa thành chiến lược của nhà Tống. Nhà Tống vẫn quyết tâm tiến hành chiến tranh, vua Tống Thần Tông cử Quách Quỳ chỉ huy, viên ngoại lang bộ lại Triệu Tiết làm phó tướng cho cuộc tấn công thay đổi kế hoạch và chuẩn bị kỹ hơn cho cuộc tiến quân. Họ điều động cả bộ binh lẫn thủy binh nhằm chuẩn bị đánh Đại Việt.Trước binh lực mạnh của nhà Tống, Lý Thường Kiệt quyết định chọn chiến lược phòng thủ: ông dùng các đội quân của các dân tộc thiểu số ở miền núi phía bắc nhằm quấy rối hàng ngũ của quân Tống. Các tướng Lưu Kỹ, phò mã Thân Cảnh Phúc, Vi Thủ An đem quân hãm bước tiến quân Tống ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, đồng thời chặn một bô phận thủy quân của nhà Tống từ Quảng Đông xuống...Bản thân Lý Thường Kiệt lui về xây dựng một phòng tuyến trên sông Như Nguyệt để biến nơi đây là nơi diễn ra trận đánh quyết định của cả cuộc chiến.Lực lượngQuân Tống huy động khoảng 100.000 quân chiến đấu (45.000 vạn binh từ biên giới với Liêu Hạ, số còn lại là binh trưng tập), 10.000 ngựa, 200.000 dân phu, đồng thời có sự hỗ trợ từ lực lượng thủy binh. Quân đội có kinh nghiệm chiến đấu dày dạn trang bị tốt với máy bắn đá, và hỏa tiễn.Chỉ huy là Quách Quỳ và phó chỉ huy là Triệu Tiết cùng với nhiều tướng khác được điều về từ miền bắc Tống.Trong số này 4,5 vạn là quân rút từ miền biên giới Liêu Hạ, do 9 tướng chỉ huy. Số còn lại là trưng tập ở các lộ, đặc biệt là các lộ dọc đường từ kinh đô đến Ung Châu.Bô quận quân chủ lực của nhà Lý gồm thủy binh và bộ binh phòng thủ và chiến đấu tại sông Như Nguyệt có 60.000 quân và một số lực lượng không tham gia trực tiếp vào trận đánh dùng để hãm chân và quấy rối tiếp vận phía sau có tầm trên 15.000. Chiến trường đoạn sông Như Nguyệt mà Lý Thường Kiệt chọn lựa xây dựng phòng tuyến có vị trí mang tính chiến lược: có núi ở cả hai bên bờ, đoạn sông có chiều dài khá rộng lên hơn 100 mét, vắt ngang con đường dễ dàng nhất để vượt qua sông Cầu, con sông chặn mọi đường trên bộ có thể dùng để tiến quân vào Thăng Long. Trên khúc này có khoảng 11 bến đò ngang: Như Nguyệt, Tiểu Lâm, Dũng Liệt, Phù Yên, Đẩu Hàn, Phù Cầm, Lượng Sài, Đáp Cầu, Yên Ngô, Bằng Lâm, Phả Lại. Hai bến có tuổi đời lâu và quan trọng nhất là Như Nguyệt và Thị Cầu (hay Đáp Cầu về sau) nằm trên đường giao thông quan trọng tiến vào Thăng Long và là con đường thuận lợi nhất để quân Tống vượt qua sông và tiến về Thăng Long. Vì địa thế quan trọng này, Lý Thường Kiệt quyết định lập một phòng tuyến tại đây nhằm đánh một trận chiến lược. Khu vực phòng thủ mà Lý Thường Kiệt xây dựng chạy dài từ chân núi Tam Đảo (khoảng Đa Phúc) với nhiều chổ núi ăn sát bờ sông hoặc rừng cây có mật độ dày đặc. Địa hình này có thể được lợi dụng để ngăn việc vượt sông dễ dàng, tạo điều kiện cho quân nhà Lý không cần phải xây dựng một chiến tuyến dài hết nam sông Như Nguyệt mà chỉ cần xây ở các khu vực đường giao thông, quan trọng nhất là đoạn Như Nguyệt, Thị Cầu và Vạn Xuân.Chiến lũy của phòng tuyến được xây dựng bằng đất có đóng cọc tre dày mấy tầng làm dậu. Dưới bãi sông được bố trí các hố chông ngầm tạo thành một phòng tuyến rất vững chắc. Quân của nhà Lý đóng thành từng trại trên suốt chiến tuyến, mà quan trọng nhất là ba trại ở Như Nguyệt, Thị Cầu, Phấn Động. Mỗi trại binh có thể có thêm thủy binh phối hợp. Quân chủ lực do chính Lý Thường Kiệt chỉ huy đóng ở phủ Thiên Đức,. một vị trí có thể cơ động chi viện nhiều hướng và khống chế mọi ngả đường tiếng về Thăng Long. Quân Tống cũng đóng dọc theo hai bờ sông, tập trung ở các vị trí quan trọng: phó tướng Triệu Tiết đóng tại khu vực mà ngày nay là thôn Mai Thượng, xã Mai Đình, Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang khoảng đối diện bến Như Nguyệt; quân chủ lực do Quách Quỳ chỉ huy đóng tại phía đông các Triệu Tiết chứng 30 km khoàng đối diện với Thị Cầu. Một bộ phận khác đóng tại các vị trí cần thiết, các ngọn núi quan trọng như núi Phượng Hoàng và núi Tiên, phòng trường hợp bị quân nhà Lý tiến công hoặc có thể tổ chức vượt sông nếu hoàn cảnh cho phép.Trận đánh Quân Tống tấn công lần thứ nhấtQuân Tống dưới sự chỉ huy của Quách Quỳ tiến tới bờ bắc sông Như Nguyệt không đến nỗi khó khăn lắm. Quách Quỳ thấy vậy cũng muốn thực hiện chiến lược đánh nhanh thắng nhanh mà vua Tống đã đề ra. Nhưng vì thủy binh chưa đến, Quách Quỳ quyết định cho quân đóng trại tại bờ bắc sông Như Nguyệt đối diện với phòng tuyến của quân nhà Lý để chờ thủy binh hỗ trợ cho việc vượt sông.Sau một khoảng thời gian chờ đợi, Quách Quỳ quyết định tổ chức vượt sông, vì trước trại của Quách Quỳ tại Thị Cầu có một trại quân mạnh cùa nhà Lý án ngữ khiến ông không dám cho quân vượt sông ở Thị Cầu. Cùng lúc, hai tướng Miêu, Lý đóng tại Như Nguyệt báo với Quách Quỳ rằng quân Nhà Lý đã trốn đi và xin lệnh đem binh vượt sông. Quách Quỳ chấp nhận và tướng Vương Tiến bắt cầu phao cho đội xung kích của Miêu Lý khoảng 2.000 người vượt sông. Cuộc vượt sông đã thành công, họ đã chọc thủng được phòng tuyến của quân Lý, sẵn đà thắng đội tiên phong của Miêu, Lý định tiến nhanh về Thăng Long nhưng đến vùng Yên Phụ, Thụy Lôi thì bị phục kích, bao vây, và chặn đánh dữ dội tại cầu Gạo, núi Thất Diệu. Miêu, Lý cùng những binh sĩ còn sống chạy về phía Như Nguyệt nhưng đến nới thì cầu phao đã bị hủy và gặp quân nhà Lý đón đánh và bị diệt gần hết, dù quân Tống đóng bên bờ bên kia có cố gắng cho bè sang hỗ trợ. Thất bại của Miêu và Lý đã làm cho Quách Quỳ hết sức tức giận và định xử tử viên "tướng kiêu" này.Mô tả trận đánh này, một tác giả đời Tống viết: “Binh thế dứt đoạn, quân ít không địch nổi nhiều, bị giặc ngăn trở, rơi xuống bờ sông”. Quân Tống tấn công lần thứ haiSau thất bại này, Quách Quỳ nhận ra quân nhà Lý không bỏ bất cứ đoạn nào trên phòng tuyến, nên ông không dám vượt sông mà không có thủy binh nữa nên buộc phải chờ thủy binh tới. Vì thủy binh quân Tống khi ấy đã bị chặn lại ngoài biển nên không vô được, buộc Quách Quỳ phải tổ chức đợt tấn công lần hai mà không có sự hỗ trợ của thủy binh. Lần này, quân Tống dùng một lực lượng mạnh hơn nhiều so với lần trước và đóng bè lớn với sức chưa khoảng 500 quân để vượt sông. Quân Tống ồ ạt đổ sang bờ nam nhưng họ phải vừa ra sức chặt lớp trại rào tre, vừa phải chống lại các đợt phải công mãnh liệt của quân nhà Lý mà số binh tiếp viện lại không qua kịp nên quân bị vỡ trận và thiệt hại nặng. Đợt tấn công lần hai lại kết thuc với một thất bại. Việc này đã kiến Quách Quỳ thấy rằng, nếu không có thủy binh hỗ trợ sẽ không thể vượt sông được, ông buộc phải ra lệnh đưa quân về thế phòng thủ và tuyên bố rằng: "Ai bàn đánh sẽ chém!", phá sản ý định đánh nhanh thắng nhanh của nhà Tống. Họ chỉ dám lâu lâu dùng máy bắn đá bắn sang bờ nam. Với tình thế này; cộng với nhiều khó khăn vì các lý do về tình hình nhà Tống, sự quấy rối của cư dân địa phương, và việc thiếu lương thực do các cơ sở tiếp vận đã bị phá hủy trong cuộc tấn công năm 1075 của Lý Thường Kiệt, và khâu tiếp vận cho 100.000 lính và 10.000 ngựa vốn dĩ cần ít nhất 400.000 phu quá sức 200.000 phu mà quân Tống đang có; đã khiến họ trở nên bị động và suy giảm sức chiến đấu.Quân nhà Lý phản côngHai tháng sau đợt tấn công cuối cùng, quân Tống lâm vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan: họ ngày càng mệt mỏi, hoang mang vì tin tức vì chờ mãi thủy binh không thấy thủy binh đâu. Và thêm sự không hợp khí hậu Đại Việt, dù đã có thầy thuốc đi theo nhưng bệnh tật vẫn làm cho nhiều binh sĩ ốm và một số chết nhưng họ không thể rút lui vì đó là một sự nhục nhã và tội lớn với triều đình nhà Tống. Dù vậy, thế của quân Tống vẫn còn mạnh, họ vẫn cố thủ ở bờ bắc Như Nguyệt tìm cách dụ quân nhà Lý tấn công. Lý Thường Kiệt nhận ra đây là thời cơ tốt để tổ chức tiến công, ông nghiên cứu cách bố phòng của quân Tống và tổ chức các đợt tấn công theo kiểu tập kích chia cắt quân Tống.Đầu tiên, ông mở một tấn công vào khối quân của Quách Quỳ đang đóng ở Thị Cầu nhằm kéo sự chú ý của toàn bộ quân Tống về hướng này dù biết rằng Quách Quỳ có một khối quân khá lớn và bố phòng rất cẩn thận. Ông lệnh cho hai Hoàng tử là Lý Hoằng Chân và Lý Chiêu Văn dùng 400 chiếc thuyền chở khoảng 2 vạn quân từ Vạn Xuân tiến lên Như Nguyệt. Đoàn thuyền vừa đi vừa phô trương thanh thế nhằm kéo sự chú ý của toàn bộ quân Tống về hướng họ. Quân Lý đổ quân lên bờ bắt tấn công thẳng vào doanh trại quân Tống. Thời gian đầu họ chiếm ưu thế, đẩy quân Tống vào sâu, buộc quân Tống phải huy động hết lực lượng và đem cả đội thân quân ra đánh. Tất cả các thuộc tướng cao cấp của Quách Quỳ như Yên Đạt, Trương Thế Cự, Vương Mẫn, Lý Tường, Diên Chủng đều có mặt trong chiến địa. Thời gian sau, quân Tống lấy lại hàng ngũ tổng chức phản công, đẩy quân Lý lên thuyền để rút đi. Đồng thời quân Tống còn cho máy bắn đá bắn với theo, đánh chìm một số chiến thuyền. Trận này quân Lý mất hai vị hoàng tử Hoằng Chân và Chiêu Văn và khoảng mấy nghìn quân. Cùng lúc với trận đánh ở trạnh của Quách Quỳ, khi mọi sự chú ý của quân Tống đều đổ dồn về phía đó, Lý Thường Kiệt đích thân dẫn đại quân đánh vào doanh trại của Triệu Tiết.Triệu Tiết đóng tại bắc Như Nguyệt trên một khu vực tương đối rộng và quan đãng trên một khu đất tên Dinh hai bên trái phải là khu đất Miễu và Trại, bố trí theo kiểu dã chiến không lũy tường tổ chức phòng ngự tạm. Triệu Tiết có chừng 3-40.000 quân chiến đấu, có thể đã điều một số đi tiếp ứng cho Quách Quỳ đang bị tấn công[40]. Nhưng ngay sau khi quân Lý ở phía Quách Quỳ bị đánh lui, quân của Triệu Tiết bị một cánh quân Lý của Lý Thường Kiệt tập kích và đánh bại, thương vong trên một nửa quân số đến gần hết. Số quân Tống chết nằm la liệt cái gò nơi họ đóng quân, về sau cư dân địa phương gọi đó là gò Xác hay cánh đồng Xác.Hai đợt tấn công này đã khiến quân Tống lâm vào cảnh ngặt nghèo, thế phòng ngự bị rung chuyển và có khả năng sẽ bị đánh bại nếu vẫn tiếp tục cố thủ.Quân Tống rút về nước. Để có thể kết thúc chiến tranh một cách mềm dẻo, ít đổ máu, Lý Thường Kiệt chủ động đưa ra lời đề nghị giảng hòa. Quách Quỳ tuy ngoài miệng vẫn lên giọng nhân "hàng thư" của nhà Lý nhưng lại mừng trong bụng, trước khi đi Quách Quỳ còn đòi giữ các vùng đất mà quân Tống đã chiếm được.Tháng 3 năm 1077, vì sợ bị quân nhà Lý tập kích, Quách Quỳ bí mật ra lệnh lui binh vào ban đêm. Quân Tống lui binh trong một tình cảnh hỗn loạn của một cuộc tháo chạy.Lý Thường Kiệt cho quân đi theo hướng quân Tống rút đi thu hồi các vùng đất đã bị chiếm giữ trước đó là châu Môn, Quang Lang, Tô Mậu, Tư Lang. Riêng Cao Bằng thì tới 1079 mới lấy lại được.Kết quảCác nhà nghiên cứu hiện đại đánh giá đây là chiến thắng lớn nhất và là trận chiến ác liệt nhất kể từ sau trận Bạch Đằng năm 938 của dân tộc Việt trong việc chống phương Bắc xâm lược. Chiến thắng này đã đánh dấu sự thành công nhiều chiến thuật chiến tranh phòng thủ và chủ động tấn công của danh tướng Lý Thường Kiệt trước một nước lớn hơn nhiều lần.Quân Tống mất tổng cộng 8 vạn quân và 8 vạn phút. Toàn bộ chi phí chiến tranh ngốn mất 5.190.000 lạng vàng. Thất bại này đã làm cho nhà Tống mất hẳn ý chí xâm lược Đại Việt hay "quận Giao Chỉ" theo cách gọi của họ khi đó và buộc phải công nhận "Giao Chỉ Quận" là một quốc gia có tên "An Nam Quốc".Năm Mậu Ngọ (1078) vua Nhân Tông mở cuộc giao hảo với Bắc triều. Sứ thần Đại Việt là Đào Tông Nguyên đưa 5 con voi đă thuần sang cống vua Tống và đi đòi lại những châu, huyện ở miền Cao Bằng. Tống triều ưng thuận với điều kiện là quân Lý phải trả lại cho nhà Tống những thường dân Tống ở các châu Khâm, Liêm, Ung bị quân Lý bắt đem về nước làm nô tì trong năm 1075 tất cả là 221 người. Trước khi cho họ về, nhà Lý cho thích vào trán con trai từ 15 tuổi trở lên ba chữ "Thiên tử binh", đàn ông từ 20 tuổi trở lên thích chữ "Đầu Nam Triều" và vào cánh tay trái đàn bà con gái hai chữ "Quan Khách" để làm nhục nhà Tống Đông Đô sử lược (bản chép tay) Võ Nguyên Giáp (1972), Vũ trang quần chúng cách mạng xây dựng quân đội nhân dân, Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân (Kiến thức bách khoa)Phòng tuyến sông Như Nguyệt. Di tích lịch sử phòng tuyến sông Như Nguyệt thuộc thôn Thọ Đức, xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc. Tại Thọ Đức, Lý Thường Kiệt đã cho xây dựng nhiều trại quân lớn, hiện vẫn còn dấu tích trong lòng đất và trong truyền tích của nhân dân địa phương. Đó là các trại: Trại Chĩnh, trại Chùa, trại Quýt, trại Mái Âm. � trên khu vực bãi Miễu, Lý Thường Kiệt cho xây dựng một phòng tuyến lớn chặn giặc ở cửa sông Thọ Đức. Xung quanh khu vực trại là các khu hậu cần phục vụ cho chiến đấu, đó là các kho: kho gạo ở dốc Gạo, kho cung ở gò Cung, kho Gươm ở gò Gươm, kho tiền ở gò Bạc.. Trong kháng chiến chống Tống năm 1077, khu vực Thọ Đức được xây dựng thành một phòng tuyến kiên cố trong hệ thống phòng tuyến sông Như Nguyệt. Cánh quân đóng ở đây có nhiệm vụ chặn mũi tiến quân của giặc từ phía núi Tiêu Lát tràn sang và làm nhiệm vụ ứng cứu cho 2 cánh quân ở khu vực Như Nguyệt và Thị Cầu, cùng với hai cánh quân này tạo nên chiến thắng vang dội của quân dân nhà Lý mùa xuân năm 1077, đập tan mộng xâm lăng của nhà Tống. Đình, đền, chùa Thọ Đức thuộc loại hình di tích lịch sử dưới dạng những địa điểm lịch sử cụ thể của phòng tuyến Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 1077. Hiện nay, toàn bộ khu vực Thọ Đức vẫn nằm trên một doi đất cao so với xung quanh. Trải qua bao năm tháng sông Cầu đã thay đổi dòng chảy nhiều lần và hiện nay đã hẹp hơn nhiều so với dòng sông cổ nhưng bến Can Vang gần như vẫn giữ được vị trí cũ không thay đổi: nó được đánh dấu bởi gềnh đá Can Vang từ bao đời nay vẫn nổi lên ở giữa dòng sông. Phía Đông Nam bến Can Vang là hai con bơn là nơi đổ bộ của quân xâm lược Tống sau khi vượt sông Cầu tràn sang bờ Nam. Bến Can Vang nằm trên khu vực bãi Miễu, là nơi đã xảy ra trận phản công dữ dội của quân đội nhà Lý chống trả trận tập kích vượt sông của quân Tống. Khu vực này cũng là nơi Lý Thường Kiệt xây dựng các kho hậu cần, kho gạo, kho gươm, kho cung v.v... Các kho này hiện nay chỉ còn là những mô đất cao do bị đào đất làm lò gạch. Đền Can Vang nằm trên khu vực bãi Miễu gần bến Can Vang. Khu vực đền đã bị sụt lở do sự thay đổi dòng chảy của sông Cầu, nhưng còn khá rộng. Ngay sau đền có một ngôi mộ Hán với nhiều gạch và mảnh vò, lọ vỡ vụn. Tại đây còn tìm thấy nhiều mảnh gốm của các thời Lý, Trần, Lê v.v... Trại Chĩnh ở phía Tây làng Thọ Đức, rộng trên 2000m2, cách bến Can Vang khoảng 1000m. Tại khu vực này thấy hàng loạt móng nhà bằng ngói như những móng nhà đã tìm thấy ở khu vực Yên Phụ, nơi đặt đại bản doanh của Lý Thường Kiệt năm 1077. Trại Chùa cách bến Can Vang (sông Cầu) khoảng 800m về phía Đông Bắc. Chùa Tháp Linh nằm trên khu vực trại Chùa là nơi đóng một trại quân của Lý Thường Kiệt (ở phía Bắc là Thọ Đức) cách trại Chĩnh khoảng 300m, xung quanh là bờ thành lũy cao. Phía Đông Bắc của trại Chùa là ruộng án, tương truyền là nơi Lý Thường Kiệt xử án bọn tù binh Tống để động viên tinh thần chiến đấu của binh sỹ. Trước đây chùa Tháp Linh là một ngôi chùa lớn trong vùng, nhưng vào năm 1947 bị phá theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến. Chùa hiện nay được xây dựng lại sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi trên khu vực trại chùa cũ. Đình Thọ Đức nằm trên khu vực trại Chĩnh. Hướng Tây. Đình gồm hai tòa chính. Phía ngoài là tòa đại đình, phía trong là thượng cung. Tòa Đại đình gồm 3 gian hai chái, 4 mái. Căn cứ vào kiểu kiến trúc và mô típ trang trí còn lại ở đình hiện nay có thể đoán đình được làm vào thời Lê và được tu sửa khá nhiều vào thời Nguyễn. Nét đẹp chủ yếu của tòa Đại đình là nghệ thuật trang trí tứ linh trên các bức cốn, trang trí rồng ngậm ngọc trên các đầu dư và hoa văn lá trên các kệ. Đặc biệt trên bức rèm gỗ gian giữa của tòa Đại đình được chia thành nhiều ô trang trí hình rồng và hoa lá, ở giữa nổi bật hình trang trí vợ chồng Nghê tình tự rất đẹp. Qua một khoảng sân hẹp phía sau tòa Đại đình là đến tòa Thượng cung hình chữ công gồm hai tòa hậu cung và trung đình. Đền Can Vang có từ thời Lý, thờ thánh Tam Giang và tướng quân Lý Thường Kiệt. Đền Can Vang hiện nay chỉ còn có 2 tòa thượng điện và trung điện. Môtồ số hiện vật có trong lòng đất ở khu vực di tích: di chỉ đồ động Nội Lâm được phát hiện năm 1973, với nhiều hiện vật bằng đá, một số hiện vật bằng đồng. Di chỉ Quá Cảm, gồm những hiện vật: dao găm đồng, dao đồng, rìu đồng, bát đồng, khuyên tai bằng đá, quả cân đá, bàn mài đá. Những hiện vật có trong đình, đền chùa gồm bia đá, trong đó bia sớm nhất dựng năm chính Hòa (1680-1705), ngai thờ sơn son thếp vàng, bát hương gốm thời Lê, Mạc, cây nến gỗ, bộ bát bửu chạm lộng hình tứ linh, tứ qúy, bộ kiệu bát cống thi Lê, sơn son thếp vàng trang trí rồng phượng, bảng gỗ ghi bài thơ, đại tự, câu đối, án thư hai tầng chạm khắc đẹp, sơn son thếp vàng, giá chiêng, giá trống, hạc gỗ (thời Lê) đứng trên lưng hai con rùa gỗ, hậu bành kiệu, kiệu long đình, sập gỗ thời Nguyễn trang trí rồng phượng sơn son thếp vàng, voi sành, ngựa, võ sĩ bằng gốm, tượng mẫu, tượng sư tổ. Chùa Tháp Linh còn 11 pho tượng gỗ đẹp, có giá trị về mặt điêu khắc, trong đó pho tượng Quan Âm biến thế được sơn son thếp vàng lộng lẫy. Chùa còn một chuông đồng lớn đúc thời Nguyễn và một chóe Thanh rất đẹp. Các địa điểm lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Tống nay đã thay đổi rất nhiều qua năm tháng không còn nguyên trạng. Trên mảnh đất lịch sử ấy còn lại ngôi đình, đền và chùa là những công trình kiến trúc cổ đã lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị, tồn tại như là một chứng tích của lịch sử.
1
0
Trinh Le
08/02/2017 23:07:36
+ Phòng tuyến Như Nguyệt được xây dựng trên bờ sông Nam Như Nguyệt. Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ, các hướng tấn công của địch từ Quảng Tây (Trung Quốc) vào Thăng Long.
+ Sông Như Nguyệt như một trận hào tự nhiên rất khó vượt qua trong khi đó lực lượng của giắc Tống chủ yếu là bộ binh. 
+ Phòng tuyến được đắp bằng đát cao, vững chắc, có nhiều lớp giạu tre dày đặc dọc theo khúc sông từ Đa Phúc đến Phả Lại, dài khoảng 100km.
+ Một lực lượng thủy binh được đống ở Đông kênh do tưởng Lý Kê Nguyên chỉ huy để chặn thủy binh địch.
+ Bộ binh được bố trí dọc theo sông Như Nguyệt. Đội quân chủ lực này được Lý Thường Kiệt chỉ huy và đồn trú tại khu vực Yên Trụ (Yên Phong-Bắc Ninh), cách bên Như Nguyệt vài km.
0
0
Trang Han Nhat
09/02/2017 12:21:38
Cuối năm 1075 và hai tháng đầu năm 1076, phá vỡ sự chuẩn bị chiến tranh xâm lược Đại Việt của quân đội nhà Tống. Ngay sau đó, để giữ quyền chủ động về chiến lược, Lý Thường Kiệt cùng triều đình nhà Lý xúc tiến ngay công việc chuẩn bị cho toàn dân đánh giặc.Trên cơ sở cân nhắc, tính toán kỹ thế và lực của ta và của địch, đồng thời phát huy  thắng lợi vừa giành được trong cuộc tiến công để tự vệ vừa qua, Lý Thường Kiệt đề ra một kế hoạch chiến đấu rất chủ động, tích cực nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự tàn phá của quân xâm lược và giành được thắng lợi oanh liệt cho cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Một nội dung quan trọng trong kế hoạch chiến lược, đó là lập phòng tuyến quân sự ở nơi có lợi nhất để chặn đứng bước tiến của quân xâm lược, bảo vệ an toàn kinh thành Thăng Long và địa bàn cơ bản của đất nước; sau khi chặn đứng cuộc tiến công xâm lược của địch, giam hãm chúng vào tình trạng bị tiêu hao, mệt mỏi, quân và dân ta sẽ tiến hành phản công, thực hành quyết chiến chiến lược giành thắng lợi hoàn toàn. Phòng tuyến sông Như Nguyệt được hoạch định, xây dựng trên những căn cứ khoa học sau:

Về đánh giá địch. Dựa vào những nguồn tin tình báo tin cậy thu được từ phía địch, bằng sự phân tích, đánh giá khoa học, Lý Thường Kiệt xác định quân Tống sẽ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta bằng cả lực lượng bộ binh – kỵ binh và thủy binh. Trong đó, bộ binh – kỵ binh hành binh theo hướng chủ yếu, là lực lượng quyết định trong những đợt tiến công xâm lược. Thủy binh chỉ là lực lượng phối hợp nhằm hiệp đồng với bộ binh-kỵ binh trong những cuộc vượt sông để tiến sâu vào Đại Việt. Con đường chính để bộ binh – kỵ binh địch tiến vào nước ta một cách thuận lợi nhất là qua Bằng Tường vào Lạng Sơn rồi theo lưu vực sông Thương và vượt qua sông Cầu vào Thăng Long. Hai con đường khác, không thuận lợi bằng, địch có thể sử dụng là từ trại Thái Bình (Ung Châu) vào Lạng Châu (Lạng Sơn, Bắc Giang) rồi cũng phải qua sông Cầu vào Thăng Long; một đường khác là từ trại Ôn Nhuận (thuộc đạo Hữu Giang) vào vùng Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, rồi xuống Thăng Long. Xét về thời gian, thì hành binh trên hai con đường này, địch phải mất nhiều thời gian hơn vì địa thế khó khăn, núi non hiểm trở, không thuận lợi bằng con đường chính. Còn đường thủy để thủy binh địch tiến vào nước ta là từ Khâm Châu, thuyền đi theo hướng tây- nam đến Châu Vĩnh An (Móng Cái, Quảng Ninh), sau đó  theo sông Đông Kinh vào cửa Bạch Đằng lên Vạn Xuân rồi đến Thăng Long.

Về chọn địa hình lập phòng tuyến. Căn cứ vào tình hình địch, Lý Thường Kiệt không lập phòng tuyến ở sát biên giới mà là ở bờ nam sông Cầu, nơi  từ ngã ba sông Cà Lồ và sông Cầu về xuôi, tức sông Như Nguyệt. Đây là nơi có địa hình tự nhiên lý tưởng cho việc xây dựng phòng tuyến để thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra. Nó được xây dựng chạy dài từ chân núi Tam Đảo (khoảng Đa Phúc), chủ yếu là từ ngã ba sông Cà Lồ – sông Cầu đến Vạn Xuân (Phả Lại). Trên đoạn sông này có nhiều chỗ địa thế hiểm trở, đó là những chỗ núi ăn sát bờ sông như núi Nhan Biền hoặc nơi có rừng cây um tùm, qua lại rất khó khăn. ở những chỗ đó, quân và dân Đại Việt không nhất thiết phải đắp lũy, dựng bãi chướng ngại mà có thể tận dụng địa hình để bảo vệ phòng tuyến và ngăn chặn quân địch vượt sông. Phòng tuyến được tập trung xây dựng ở những bến đò, đường giao thông, nơi quân địch có khả năng vượt sông, quan trọng nhất là các địa điểm Như Nguyệt, Thị Cầu, Vạn Xuân – nơi có những bến đò và con đường thuận lợi nhất để quân Tống vượt qua sông Như Nguyệt tiến về Thăng Long. Những nơi này, Lý Thường Kiệt cho đắp chiến lũy dọc bờ sông. Phía ngoài lũy, giáp mặt sông, ông sai đóng cọc tre làm giậu dày mấy tầng. Dưới bãi sông bố trí những hầm chông ngầm. Sông rộng, lũy cao, giậu tre dày, ... tất cả những kiến trúc tự nhiên và nhân tạo đó được tổ chức lại, kết hợp với nhau tạo thành một phòng tuyến kiên cố.

Về bố trí lực lượng đánh địch. Quân đội chủ lực của triều đình là lực lượng chiến đấu chính trên phòng tuyến, do Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy. Ông không dàn mỏng lực lượng kéo dài theo phòng tuyến mà tổ chức các trại quân để vừa kiểm soát, bảo vệ được toàn bộ trận địa, vừa có thể nhanh chóng cơ động, tập trung quân đánh bại những mũi đột phá của địch hay tổ chức phản công khi thời cơ đến. Trong số các trại quân được bố trí bảo vệ phòng tuyến có ba trại quân quan trọng, bố trí ở Như Nguyệt, Thị Cầu, Phấn Động. Hai trại quân ở Như Nguyệt, Thị Cầu có nhiệm vụ khống chế hai bến đò ngang và con đường tiến về Thăng Long. Trại quân ở Phấn Động có nhiệm vụ bảo vệ phòng tuyến, đoạn sông từ vùng Phấn Động ngược lên phía bắc đến Thọ Đức và xuôi về phía nam đến Đại Lâm. Thời ấy, vùng này là cánh rừng rậm, không có bến đò ngang, nhưng lòng sông ở đây hẹp, giữa sông lại có ghềnh đá, quân địch có thể lợi dụng bắc cầu vượt sông. ở mỗi trại quân, ngoài bộ binh ra còn có thủy quân phối hợp. Thuyền chiến của ta đậu ven sông, phía bờ nam. Nhưng đại bộ phận thủy binh được đóng quân tập trung ở Vạn Xuân, phía cực đông của phòng tuyến. Từ đây, thủy quân ta có thể ngược sông Lục Nam, sông Thương, sông Cầu tiến sâu vào địa bàn vùng Đông Bắc, có thể  xuôi sông Bạch Đằng, sông Thái Bình ra biển, lại có thể  theo sông Đuống về Thăng Long. Do đó, nhiệm vụ của thủy binh đóng ở Vạn Xuân là sẵn sàng cơ động tiếp ứng cho mọi mặt trận khi cần thiết và đặc biệt là phối hợp với bộ binh chiến đấu bảo vệ phòng tuyến sông Như Nguyệt và tổ chức phản công thực hành các trận quyết chiến. Còn đại quân, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Lý Thường Kiệt, đóng ở phủ Thiên Đức, phía sau chiến tuyến. Địa điểm đóng quân là một vị trí cơ động, có thể khống chế mọi ngả đường tiến về Thăng Long và kịp thời chi viện cho các hướng trên phòng tuyến mỗi khi bị địch tiến công. Nhiệm vụ của đại quân là sẵn sàng sử dụng binh lực tập trung tổ chức phản kích đánh bại mọi mũi tiến công của địch và giữ vai trò chủ yếu trong cuộc phản công chiến lược sau này. Lực lượng dân binh, hương binh, thổ binh các địa phương có nhiệm vụ đánh du kích, đánh phá giao thông, hậu cần, liên tục quấy rối quân địch cả ngày lẫn đêm, làm cho chúng mệt mỏi bằng những cuộc tiến công nhỏ, lẻ vào trước mặt, sau lưng, bên sườn địch... Khi đại quân tiến hành tổng phản công thì phải phối hợp chặt chẽ, đánh vào những đơn vị, toán quân nhỏ, lẻ của địch và sẵn sàng đảm đương công việc tải thương, tiếp tế hậu cần, bắt và áp giải tù, hàng binh.

Nhìn chung, phòng tuyến sông Như Nguyệt là một công trình quân sự lớn của quân và dân nhà Lý thế kỷ thứ XI. Giá trị cũng như tính kiên cố, vững chắc của phòng tuyến được tạo nên bởi sự kết hợp tài tình giữa địa hình tự nhiên lợi hại với những chiến lũy, những bãi chướng ngại, hầm chông do bàn tay con người xây dựng và lực lượng quân đội được tổ chức, bố trí một cách hợp lý, khoa học. Phòng tuyến sông Như Nguyệt thể hiện sinh động tư tưởng quân sự phòng thủ trong thế công của Lý Thường Kiệt. Đặc điểm nổi bật của thế trận này là bố trí lực lượng đánh địch trên diện rộng, có chiều sâu, có trọng điểm, phối hợp chặt chẽ giữa quân đội chủ lực của triều đình với lực lượng dân binh, hương binh, thổ binh của các địa phương nhằm đánh cả trước mặt, sau lưng, bên sườn địch. Lập tuyến phòng thủ, trước mắt là nhằm bảo vệ kinh thành Thăng Long, bảo vệ vùng đồng bằng phì nhiêu, đông dân, nhiều của, trung tâm của đất nước không bị nhanh chóng rơi vào tay giặc. Sau đó, biến thời gian thành lực lượng, giam hãm quân địch trong một không gian nhất định nhằm làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của chúng; đồng thời khoét sâu vào những khó khăn, nhược điểm của quân đội đi xâm lược, xa nước, xa hậu phương; còn ta chủ động tạo thời cơ tiến hành phản công nhằm quét sạch quân thù ra khỏi đất nước.

Ngày nay, để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, Đảng ta đã thực hiện chủ trương chiến lược: xây dựng tỉnh (thành phố) thành khu vực phòng thủ vững chắc, tạo cơ sở nền tảng cho việc củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Xét ở góc độ nào đó, có thể khu vực phòng thủ hiện nay có đặc điểm và nội dung khác với tuyến phòng thủ trước đây, nhưng cần khẳng định có sự kế thừa về tư tưởng, nghệ thuật quân sự. Vì thế, nghiên cứu tuyến phòng thủ sông Như Nguyệt là cần thiết, nhằm tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo trong điều kiện, hoàn cảnh lịch sử hiện nay. Thực tiễn cho thấy, các khu vực phòng thủ đã và đang được xây dựng ngày càng vững chắc, đáp ứng tốt yêu cầu bảo vệ địa phương, bảo vệ Tổ quốc trong thời bình và thời chiến. Điều quan trọng là, quá trình xây dựng khu vực phòng thủ là quá trình quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân của Đảng, phục vụ phương thức kết hợp chặt chẽ tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương với tác chiến của các binh đoàn chủ lực; kết hợp hoạt động tác chiến rộng khắp, thường xuyên với các hoạt động tác chiến tập trung quy mô vừa và nhỏ; quán triệt tư tưởng tích cực tiến công, tích cực và chủ động vận dụng linh hoạt và kết hợp các hình thức chiến đấu tiến công (phản công) và phòng ngự; kết hợp chặn đánh địch ở phía trước, diệt vu hồi và đổ bộ đường không với trấn áp địch gây bạo loạn ở phía sau; bằng mọi biện pháp đánh phá giao thông, vận chuyển hậu cần, kỹ thuật của địch, lấy vật chất của địch bổ sung cho ta; kết hợp đấu tranh quân sự với các hình thức  đấu tranh khác; kết hợp tác chiến với địch vận; vừa chiến đấu vừa sản xuất tại chỗ, vừa tác chiến vừa củng cố, xây dựng lực lượng tại chỗ, duy trì sức mạnh tác chiến lâu dài.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 10 mới nhất
Trắc nghiệm Lịch sử Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư