LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cách xử lí người bị ngộ độc thì bạn sẽ làm như thế nào??

3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.431
0
1
Nguyễn Mai
11/05/2018 17:23:47

Đối với tất cả các trường hợp bị ngộ độc thực phẩm đều cần phải được đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để được bác sỹ chuyên khoa đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng ta có thể tham khảo một số cách xử lý nhanh khi phát hiện bị ngộ độc thực phẩm như sau:

– Nếu phát hiện người bệnh có các biểu hiện ngộ độc trước 6h sau khi ăn thức ăn gây ngộ độc thì cần làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết chỗ thức ăn đã ăn vào. Có thể gây nôn bằng cách dùng lông gà ngoáy họng hoặc uống nước muối rồi móc họng để kích thích gây nôn.

Tuy nhiên, khi sơ cứu bằng cách gây nôn thì phải lưu ý tránh làm xây xát họng. Phải để người bệnh nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để họ nôn thức ăn ra. Không để người bệnh nằm ngửa và nôn vì như vậy có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và rất dễ dẫn đến tử vong. Ngoài ra,trong quá trình gây nôn, phải luôn có khăn để lau chùi.

– Với trường hợp ngộ độc xảy ra sau khi ăn phải thức ăn gây độc sau 6h, lúc này chất độc đã bị hấp thu một phần vào cơ thể, vì vậy chúng ta cần xử trí nhanh nhất bằng các cách như:

+ Dùng chất trung hòa: Nếu người bị ngộ độc có nguyên nhân do những chất acid có thể dùng những chất kiềm như: nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15ml. Nếu người bị ngộ độc do chất kiềm thì cho uống dung dịch acid nhẹ như dấm hoặc nước quả chua…

+ Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như: dùng bột mì, bột gạo, sữa hoặc lòng trắng trứng gà, nước cháo…để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc.

+ Dùng chất kết tủa: Nếu bị ngộ độc kim loại (chì, thủy ngân…) có thể dùng lòng trắng trứng, sữa hoặc 4 – 10g natri sunfat.

+ Dùng chất giải độc: với người bị ngộ độc kim loại nặng, axit… có thể uống kết hợp với chất độc thành chất không độc như: uống hỗn hợp than bột, magie oxit.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nhok Vinh
11/05/2018 17:23:58

Làm gì khi ngộ độc thức ăn? Nếu có các biểu hiện ngộ độc xảy ra sau khi ăn thức ăn gây ngộ độc trước 6h thì cần làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết thức ăn đã ăn vào.

Có thể gây nôn bằng cách: Dùng lông gà ngoáy họng, uống nước mùn thớt, uống nước muối (2 thìa canh muối pha với 1 cốc nước ấm) hoặc uống đầy nước rồi móc họng để kích thích gây nôn.

Tuy nhiên, khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ. Phải để trẻ nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Không để trẻ nằm ngửa và nôn vì như vậy có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và rất dễ dẫn đến tử vong. Trong quá trình gây nôn, phải luôn phải khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ.

Với trường hợp ngộ độc xảy ra sau khi ăn phải thức ăn gây độc sau 6h, lúc này chất độc đã bị hấp thu một phần vào cơ thể, thì cần xử trí bằng cách:

  • Dùng chất trung hòa: nếu người bị ngộ độc do những chất acid có thể dùng những chất kiềm chủ yếu như: nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15ml. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng thuốc muối để tránh hình thành C­­O2 làm thủng dạ dày cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Nếu người bị ngộ độc do chất kiềm thì cho uống dung dịch acid nhẹ như: dấm, nước quả chua….
  • Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như: dùng bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo…để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc.
  • Dùng chất kết tủa: nếu bị ngộ độc kim loại (chì, thủy ngân…) có thể dùng lòng trắng trứng, sữa hoặc 4 – 10g natri sunfat.
  • Dùng chất giải độc: với người bị ngộ độc kim loại nặng, axit… có thể uống kết hợp với chất độc thành chất không độc như: uống hỗn hợp than bột, magie oxit.

Lưu ý: Đối với tất cả các trường hợp ngộ độc đều phải được đưa ngay tới cơ sở Y tế để được bác sỹ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời.

0
0
Khanh Minh
23/05/2018 10:13:57

Khi gặp hiện tượng này cần phải gây nôn ngay lập tức cho người bệnh, nhưng chú ý không được làm điều này khi người bệnh bị hôn mê. Việc gây nôn phải làm sớm càng tốt để chất độc không bị ngấm sâu vào trong cơ thể. Nếu bỏ qua thì nạn nhân có thể mất mạng hoặc để lại những di chứng nặng nề, điều trị hồi phục không đơn giản.

Có thể gây nôn bằng cách dùng hai ngón tay ngoáy móc họng để kích thích nôn hết thức ăn ra ngoài hoặc uống một cốc nước muối loãng, sau đó dùng tay hoặc thìa đè vào cuống lưỡi để nôn càng nhiều càng tốt.

Khi bị ngộ độc thực phẩm người bệnh thường bị mất khá nhiều nước do gây nôn và tiêu chảy. Vì vậy cần bù lại lượng nước đã mất bằng cách uống dung dịch oresol(pha 1 gói với 1 lít nước), nước cam, nước dừa hoặc cháo loãng… Ngoài ra bạn có thể pha nửa thìa cà phê muối với 4 thìa cà phê đường cho người bệnh uống.

Ngoài việc bù nước và chất điện giải, việc uống các dung dịch trên còn giúp pha loãng nồng độ chất độc ở trong cơ thể làm hạn chế tối đa tác hại. Trong trường hợp ngộ độc nhẹ sau khi gây nôn nên để người bệnh nghỉ ngơi và thường xuyên bù nước.

Nên loại bỏ suy nghĩ bị ngộ độc thực phẩm thì phải nhịn ăn chỉ nuôi dưỡng bằng cách truyền đạm, nước hoặc ăn cháo. Như vậy sẽ làm cho cơ thể bị suy kiệt vì thực ra người bệnh vẫn cần được cung cấp chất dinh dưỡng. Lưu ý nên cho người bệnh ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hoá và tránh hiện tượng ăn quá no để giảm tải cho hệ tiêu hoá. Để an toàn hơn, sau khi gây nôn nên cho bệnh nhân đến cơ sở y tế để khám và rửa ruột nếu cần thiết.

Cần đến bệnh viện khi có các dấu hiệu như sau:

  • Sốt cao
  • Đau bụng dữ dội không thuyên giảm
  • Tiêu chảy nhiều
  • Mất nước nặng
  • Phân có máu…

Những trường hợp nặng thế này cần được điều trị bằng những biện pháp chuyên khoa đặc hiệu, nếu không sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng.

Chú ý: Không gây nôn cho bệnh nhân đang bị hôn mê vì sẽ dễ xảy ra tình trạng sặc thức ăn và đường thở rất nguy hiểm.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư