LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về 13 câu đầu của bài Vội vàng

3 trả lời
Hỏi chi tiết
264
0
0
Hoàng Hà Chi
03/05/2019 20:22:33
Nhắc đến tên tuổi của nhà thơ Xuân Diệu – ông vua của thơ tình, là hoàng tử của tình yêu. Nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới, là nhà thơ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thơ ca phương Đông. Là nhà thơ bị ám ảnh bởi bước đi thời gian. Một trong những bài thơ tiêu biểu trong phong cách Xuân Diệu phải kể đến đó là bài thơ “Vội Vàng”, bông hoa đầu mùa đầy hương sắc rạng danh cả một tài thơ thế kỉ, được rút ra từ tập “Thơ Thơ”.Đến với 13 câu thơ đầu, thể hiện rõ ý tưởng vô cùng táo bạo và đầy lãng mạn của nhà thơ. Vì vậy mà Xuân Diệu được mệnh danh là “Ông hoàng thơ tình”
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần trăng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
Bốn câu thơ mở đầu bài thơ, Xuân Diệu thể hiện ý tưởng vô cùng táo bạo và đầy lãng mạn. Cái tôi, cái khát vọng mãnh liệt “muốn tắt nắng” để gang màu đừng nhạt phai, “muốn buộc gió” để hương sắc đừng bay đi. Ước mơ được đoạt lấy, được nắm lấy quyền uy của vũ trụ. Ngưng đọng thời gian, ngưng đọng không gian, để nhà thơ có thể ngắm nhìn và tận hưởng. Nhà thơ đã lấy cái tôi chủ quan của mình để làm thay đổi được quy luật của tự nhiên. Muốn níu giữ thời gian làm ngưng đọng cả không gian. một ý tưởng táo bạo nhưng đầy lãng mạn. Điệp từ “Tôi muốn” làm nổi bật cái khát vọng mãnh liệt của cuốc ống bởi thiên nhiên mùa xuân đầy tươi đẹp và đầy sức sống.
“Của ong bướm này đây tuần trăng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”
Nghệ thuật được sử dụng trong 6 câu thơ trên là nghệ thuật điệp ngữ “này đây”, mang ý nghĩa là giải thích. Xuân Diệu tìm ra thiên đường ở ngay trên mặt đất, là mùa xuân của cuộc đời, là mùa xuân của sự sinh sôi nảy nở, mùa của cái mới, mùa của mọi vẻ đẹp, mùa của sắc xuân hoa lá. “Của ông bướm” kết hợp với cụm từ “tuần tháng mật” nó thể hiện vẻ đẹp của đôi lứa đang say sưa tình xuân. Hình ảnh “xanh rì” nó đem đến cho chúng ta đó là sức sống trải rộng lên bức tranh thiên nhiên mùa xuân của nhà thơ. Xuân Diệu liên tục sử dụng “này đây” phơi bày những vẻ đẹp của thiên nhiên, chỉ ra những vẻ đẹp của cuộc đời, phô bày những vẻ đầy mang đầy sức sống, nhựa sống mới. Là vẻ đẹp của “chim yến” “chim anh” từng đôi say sưa khúc tình si. Vừa là nghệ thuật liệt kê, vừa là nghệ thuật điệp ngữ, Xuân Diệu nhấn mạnh rằng vẻ đẹp của cuộc đời đó chính là mùa xuân.
“Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa”
Mỗi ngày trôi qua đối với Xuân Diệu là một ngày thực sự vui vẻ, hạnh phúc. Ông trân trọng từng giây từng của cuộc đời.
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
Phải là nhà thơ hiểu về nụ hôn, phải là nhà thơ rất phương Tây, phải là nhà thơ rất mới như Xuân Diệu. Ông sử dụng “ngon” chuyển đổi cảm giác, ví một khái niệm thời gian là trìu tượng với một hình ảnh là “một cặp môi gần” . Xuân Diệu vẽ ra vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa xuân, thì ở ngay một câu thơ “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa” lại có hai luồng cảm xúc. Khi cảm nhận và giang cánh tay tận hưởng hết vẽ đẹp cuộc đời, là bức tranh thiên nhiên của mùa xuân, là những gì đẹp nhất của cuộc sống. “Nhưng vội vàng một nửa” đây là hai luồng cảm xúc đối lập nhau. Ngay khi đang sung sướng nhất, đang ở độ tuổi sung mãn nhất vậy mà nhà thơ Xuân Diệu đã biết tiếc nuối mùa xuân. Bài thơ này được viết khi Xuân Diệu còn quá trẻ vậy mà ông đã tiếc nuối tuổi thanh xuân. Một dấu chấm ngắt đôi câu thơ, để khẳng định hai luồng cảm xúc đối lập nhau. Xuân Diệu sung sướng khi tận hưởng tuổi thanh xuân nhưng cũng tiếc nuối vì tuổi thanh xuân không trở lại bao giờ.
“Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
Không chờ thời gian trôi qua, không chờ đến mùa hạ mới nhớ đến mùa xuân. Không chờ tuổi trẻ trôi qua mới biết tiếc nuối tuổi thanh xuân của mình.
Với nhịp điệu thơ gấp gáp, với bức tranh mùa xuân, với câu từ mới, chất liệu mới, thi liệu mới , với một cái tôi đầy bản lĩnh của Xuân Diệu. Ông đưa ra một lí lẽ một triết lí sống mới mà đến tận ngày hôm nay vẫn khiến cho những yêu văn chương phải thổn thức. Mặc dù Xuân Diệu được mệnh danh là ông hoàng thơ tình nhưng ở đây Xuân Diệu lại không viết về tình yêu mà là viết về một lí lẽ sống, một quan niệm sống, một cách nhìn nhận về cuộc sống rất mới mẻ, rất Xuân Diệu. Hãy vội vàng, hãy luôn luôn sống và cháy hết mình với cuộc sống. Hãy luôn luôn sống để không phí phạm một phút một giây nào với cuộc đời này.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
doan man
03/05/2019 20:23:59
Nhắc đến tên tuổi của nhà thơ Xuân Diệu – ông vua của thơ tình, là hoàng tử của tình yêu. Nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới, là nhà thơ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thơ ca phương Đông. Là nhà thơ bị ám ảnh bởi bước đi thời gian. Một trong những bài thơ tiêu biểu trong phong cách Xuân Diệu phải kể đến đó là bài thơ “Vội Vàng”, bông hoa đầu mùa đầy hương sắc rạng danh cả một tài thơ thế kỉ, được rút ra từ tập “Thơ Thơ”.Đến với 13 câu thơ đầu, thể hiện rõ ý tưởng vô cùng táo bạo và đầy lãng mạn của nhà thơ. Vì vậy mà Xuân Diệu được mệnh danh là “Ông hoàng thơ tình”
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần trăng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
Bốn câu thơ mở đầu bài thơ, Xuân Diệu thể hiện ý tưởng vô cùng táo bạo và đầy lãng mạn. Cái tôi, cái khát vọng mãnh liệt “muốn tắt nắng” để gang màu đừng nhạt phai, “muốn buộc gió” để hương sắc đừng bay đi. Ước mơ được đoạt lấy, được nắm lấy quyền uy của vũ trụ. Ngưng đọng thời gian, ngưng đọng không gian, để nhà thơ có thể ngắm nhìn và tận hưởng. Nhà thơ đã lấy cái tôi chủ quan của mình để làm thay đổi được quy luật của tự nhiên. Muốn níu giữ thời gian làm ngưng đọng cả không gian. một ý tưởng táo bạo nhưng đầy lãng mạn. Điệp từ “Tôi muốn” làm nổi bật cái khát vọng mãnh liệt của cuốc ống bởi thiên nhiên mùa xuân đầy tươi đẹp và đầy sức sống.
“Của ong bướm này đây tuần trăng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”
Loading... Nghệ thuật được sử dụng trong 6 câu thơ trên là nghệ thuật điệp ngữ “này đây”, mang ý nghĩa là giải thích. Xuân Diệu tìm ra thiên đường ở ngay trên mặt đất, là mùa xuân của cuộc đời, là mùa xuân của sự sinh sôi nảy nở, mùa của cái mới, mùa của mọi vẻ đẹp, mùa của sắc xuân hoa lá. “Của ông bướm” kết hợp với cụm từ “tuần tháng mật” nó thể hiện vẻ đẹp của đôi lứa đang say sưa tình xuân. Hình ảnh “xanh rì” nó đem đến cho chúng ta đó là sức sống trải rộng lên bức tranh thiên nhiên mùa xuân của nhà thơ. Xuân Diệu liên tục sử dụng “này đây” phơi bày những vẻ đẹp của thiên nhiên, chỉ ra những vẻ đẹp của cuộc đời, phô bày những vẻ đầy mang đầy sức sống, nhựa sống mới. Là vẻ đẹp của “chim yến” “chim anh” từng đôi say sưa khúc tình si. Vừa là nghệ thuật liệt kê, vừa là nghệ thuật điệp ngữ, Xuân Diệu nhấn mạnh rằng vẻ đẹp của cuộc đời đó chính là mùa xuân.
“Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa”
Mỗi ngày trôi qua đối với Xuân Diệu là một ngày thực sự vui vẻ, hạnh phúc. Ông trân trọng từng giây từng của cuộc đời.
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
Phải là nhà thơ hiểu về nụ hôn, phải là nhà thơ rất phương Tây, phải là nhà thơ rất mới như Xuân Diệu. Ông sử dụng “ngon” chuyển đổi cảm giác, ví một khái niệm thời gian là trìu tượng với một hình ảnh là “một cặp môi gần” . Xuân Diệu vẽ ra vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa xuân, thì ở ngay một câu thơ “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa” lại có hai luồng cảm xúc. Khi cảm nhận và giang cánh tay tận hưởng hết vẽ đẹp cuộc đời, là bức tranh thiên nhiên của mùa xuân, là những gì đẹp nhất của cuộc sống. “Nhưng vội vàng một nửa” đây là hai luồng cảm xúc đối lập nhau. Ngay khi đang sung sướng nhất, đang ở độ tuổi sung mãn nhất vậy mà nhà thơ Xuân Diệu đã biết tiếc nuối mùa xuân. Bài thơ này được viết khi Xuân Diệu còn quá trẻ vậy mà ông đã tiếc nuối tuổi thanh xuân. Một dấu chấm ngắt đôi câu thơ, để khẳng định hai luồng cảm xúc đối lập nhau. Xuân Diệu sung sướng khi tận hưởng tuổi thanh xuân nhưng cũng tiếc nuối vì tuổi thanh xuân không trở lại bao giờ.
“Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
Không chờ thời gian trôi qua, không chờ đến mùa hạ mới nhớ đến mùa xuân. Không chờ tuổi trẻ trôi qua mới biết tiếc nuối tuổi thanh xuân của mình.
Với nhịp điệu thơ gấp gáp, với bức tranh mùa xuân, với câu từ mới, chất liệu mới, thi liệu mới , với một cái tôi đầy bản lĩnh của Xuân Diệu. Ông đưa ra một lí lẽ một triết lí sống mới mà đến tận ngày hôm nay vẫn khiến cho những yêu văn chương phải thổn thức. Mặc dù Xuân Diệu được mệnh danh là ông hoàng thơ tình nhưng ở đây Xuân Diệu lại không viết về tình yêu mà là viết về một lí lẽ sống, một quan niệm sống, một cách nhìn nhận về cuộc sống rất mới mẻ, rất Xuân Diệu. Hãy vội vàng, hãy luôn luôn sống và cháy hết mình với cuộc sống. Hãy luôn luôn sống để không phí phạm một phút một giây nào với cuộc đời này.
1
0
doan man
03/05/2019 20:27:41
Vội vàng bài thơ xuất sắc của nhà thơ Xuân Diệu thể hiện triết lí sống của chính tác giả đó là sống nhanh, khẩn trương, hãy mở lòng để đón nhận những gì tinh túy nhất từ cuộc sống.13 câu thơ đầu đã đã thể hiện những suy nghĩ của tác giả, nỗi niềm băn khoăn, tiếc nuối khi cuộc sống cứ đang dần trôi đi.
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
4 câu thơ đầu đã thể hiện những điều ngông của tác giả đi ngược lại quy luật của thiên nhiên đó là “tắt nắng”, “buộc gió”. Những câu thơ ngắn sử dụng phép điệp cấu trúc câu ở những cặp câu 1-3, 2-4 khiến cho ý thơ trở nên đặc biệt. Điệp ngữ được dùng “tôi muốn” thể hiện sự ước muốn của tác giả như muốn giữ lại màu tươi của nắng, không muốn nó bị phai nhạt, muốn buộc gió giữ lại mùi hương tuyệt vời đó. Ông như muốn níu giữ những gì tươi đẹp của cuộc sống để không bị phai nhòa theo thời gian.
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si”
Thiên nhiên tươi đẹp mùa xuân hiện ra thật diệu kì Điệp từ “này đây” lặp lại nhiều lần đã phô bày vẻ đẹp muôn màu muôn sắc của mùa xuân. Những hình ảnh thơ sinh động, mới lạ xuất hiện dưới ngòi bút thi nhân: “đồng nội xanh rì”, “cành tơ phơ phất”, “ong bướm”, “hoa”, “lá”, “yến anh”… xuất hiện trước mắt người đọc như cả bầu trời xuân sắc. Mùa xuân chính là mùa ong bướm tìm kiếm mật ngọt, mùa của hoa nở trên đồng nội, lá non tơ phơ phất, chim chóc hót líu lo tạo nên âm thanh rộn ràng… Tất cả đều trong thời điểm đẹp nhất căng tràn nhựa sống. Cuộc sống đã được tác giả tái hiện như thiên đường trên mặt đất.
Không chỉ có hình ảnh thiên nhiên mà còn có tình yêu lứa đôi, cụm từ “tuần tháng mật” như nói đến thời gian mặn nồng của đôi trai gái yêu nhau, “yến anh” nói đến những chú chim yến đang quấn quít bên nhau đó là tình cảm đôi lứa, tình cảm vợ chồng. Tất cả đều đang ở thời điểm đẹp nhất, tràn đầy sức sống. Nhưng tuổi trẻ của con người se sẽ bị tàn phai theo thời gian vì thế mà ông phải sống vội vàng để tận hưởng từng thơi thở của cuộc sống:
Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Nhà thơ biết rằng cuộc sống con người có hạn còn mùa xuân thì tuần hoàn mãi mãi nên ta phải tận hưởng cuộc sống một cách gấp gáp bởi tuổi trẻ con người ra đi sẽ không quay trở lại. Xuân Diệu không chờ đến hạ mới nhớ xuân mà muốn ôm mùa xuân vào mình khi nó còn tươi non, nhịp thơ lúc này ngắt quãng như đó nỗi niềm trong chính tác giả. Ông khuyến khích mọi người hãy mở rộng lòng để yêu cuộc sống, ôm ấp mùa xuân và thiên nhiên tươi đẹp.
Mới chỉ 13 câu thơ đầu đã cho người đọc thấy tác giả Xuân Diệu khát khao sống thật mãnh liệt. Tác giả mời gọi con người nên biết sống, tận hưởng để không phải uổng phí tuổi trẻ chỉ có một lần trong đời

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư