Nguyễn Du 1765 -1820 là một đại thi hào của dân tộc,tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê làng Tiên Điền,huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh.Ông sinh ra trong Một gia đình phong kiến quý tộc và sống trong 1 giai đoạn lịch sử đầy biến động.Nguyễn Du đã từng trải qua hơn chục năm sống gian khổ ở nhiều vùng quê khác nhau, đã từng chứng kiến những bất công ngang trái của cuộc đời đặc biệt là người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. Sau khi đi sứ sang Trung Quốc Nguyễn Du đã sáng tác nên kiệt tác '' Truyện Kiều ''
"Trao Duyên" là một đoạn trích thể hiện bi kịch tan vỡ,dan dở tình yêu Thúy Kiều và Kim Trọng, và nỗi đau tột cùng của Kiều về số phận bi thương của đời mình,đồng thời thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du trước số phận bất hạnh của người phụ nữ cũng như khát vọng hạnh phúc của con người.Trong đó tiêu biểu nhất là đoạn thơ:
Chiếc vành với bức tờ mây
....................................
Rưới xin giọt nước cho người thác oan
sau khi thu xếp xong việc bán mình để cứu cha và em '' Tờ hoa đã kí, cân vàng mới trao''.Ngày mai nàng sẽ phải theo Mã Giám Sinh ra đi. Đêm ấy, Kiều bồi hồi thương cho chàng Kim, tìm cách trả nợ tình cho chàng."Đèn thắp sáng đêm nước mắt đầm đìa/ dầu chong trắng đĩa, lệ tràng thấm khăn" nhân lúc Thúy Vân thức dậy hỏi han bây giờ Kiều mới nhờ em thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng
Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung
Sau khi tìm cách thuyết phục và trao duyên cho em, Kiều từ từ trao lại những kỉ vật tình yêu và dặn dò thêm em "chiếc vành" là tặng vật đầu tiên của chàng Kim tặng cho Thúy Kiều khi nàng nhận lời, " Tờ mây" là tờ giấy trang trí có hình đám mây ghi lời thề ước giữa Kim Trọng và Thúy Kiều, đó là những kỉ vật còn lại của một mối tình đẹp mà Kiều không nỡ rời xa. Cho nên khi đã gửi gắm tất cả lại cho Thúy Vân tâm trạng mâu thuẫn thật sự trong lòng Kiều mới bùng lên mạnh mẽ
Kiều đã mất bao công sức để thuyết phục em nhưng chính lúc em chấp nhận cũng là lúc Kiều bắt đầu chơi vơi để cố níu tình yêu lại với mình. Duyên vốn đã khó trao thì tình làm sao có thể trao được?
tìm về với những kỉ vật thiêng liêng:"chiếc vành -tờ mây-phím đàn-mảnh hương nguyền " cũng là để được về với tình yêu bất tử, những kỉ vật đẹp đẽ đó gắn liền với những ngày đẹp nhất đời Kiều. Nó thiêng liêng khi nó chỉ là của riêng nàng với Kim Trọng, tình yêu vốn không có người thứ ba, khi có người thứ ba sự thiêng liêng bắt đầu đổ vỡ
Từ đây những kỉ vật Kiều trao lại cho em còn là vật làm tin để em nhớ đến Kiều, những lúc em hạnh phúc bên người yêu thì đừng bao giờ quên chị
Dù em nên vợ nên chồng
Xót thương mệnh bạc ắt lòng chẳng quên
Mất người còn chút của tin
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa
Ý nghĩ của Kiều thật chua chát, tủi buồn. Nỗi đau như đọng lại ở câu thơ "dù em nên vợ nên chồng" trao duyên cho em rồi, cũng đả trao lại những kỉ vật cho em với những lời lẽ hết sức tin tưởng, khẩn khoảng,ấy thế mà Kiều vẫn đặt ra giả thuyết như có điều gì đó vẫn chưa ổn,chưa yên. Kiều tự thấy mình đáng thương, mình là người mệnh bạc để người khác phải xót xa thương hại. Những kỉ vật tình yêu thiêng liêng đối với Kiều giờ đã thành quá khứ xa xôi, trớ trêu thay của tin vẫn còn đó mà người lại mất: " Mất người còn chút của tin", lời nói của Kiều đề cập đến cái chết mà vẫn mang âm điệu trầm trầm như là chuyện tất yếu, khiến cho người đọc cảm thấy đau lòng. Đó cũng là tài năng miêu tả tâm lí độc đáo của đại thi hào dân tộc Nguyễn DuBốn câu tiếp theo là ý nghĩ về về cái chết cứ trở đi,trở lại ám ảnh Kiều
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy so tơ phím này
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Kiều đã mất hết hiện tại, tương lai nàng trông chờ vào lòng thương của kẻ khác. Kiều dặn dò em mai sau khi em " đốt hương- chơi đàn" những lúc hạnh phúc thì hãy nhớ đến người chị bất hạnh này. Cái cách hình dung oan hồn bơ vơ của mình nơi mai sau của Kiều hết sức thê thảm, Kiều hình dung sau này chỉ là một ngọn gió vật vờ nơi lá cây, ngọn cỏ. Có lẻ Kiều bị ám ảnh bởi oan hồn của "Đạm Tiên" trong buổi chiều hôm ấy,Kiều gặp Kim Trọng rồi nghe em trai của mình kể về số phận đau thương của Đạm Tiên, nàng đã không thể cầm được nước mắt
Nay số phận của Kiều cũng éo le như của Đạm Tiên cho nên hồn của nàng có ý thức quay về cõi trần:
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai
Duyên tình của Kiều đã hết kỉ vật tình yêu cũng đã trao cho em, nhưng hồn của nàng vẫn chưa dứt nổi chàng Kim, còn mang nặng lời thề trăm năm gắn bó.Bởi thế dù có tan tành thân xác Kiều cũng quyết trực tiếp gặp lại chàng Kim trả nợ nghĩa cho chàng. Đó là một ý thức, một tấm lòng cao quý mà không phải bất kì người con gái nào cũng có được như Kiều. Sự thủy chung của Kiều trước sau vẫn được thể hiện nhất quán dù trong hoàn cảnh ngoặc nghèo nhất
Kiều dặn dò em:
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rưới xin giọt nước cho người thác oan
"Dạ đài" là nơi âm phủ tăm tối, lúc ấy một người là con người cõi trần một kẻ là hồn ma chốn âm phủ, em và chị sẽ "cách mặt khuất lời" tức là sẽ không thấy được nhau và sẽ không nghe được tiếng nói của nhau, khi đó em hãy rảy chén nước "cho người thác oan" là chị. Qua đó chứng tỏ Kiều tuy tự nguyện hi sinh chữ tình vì chữ hiếu nhưng vẫn ý thức được mình bị oan uổng, nên sau khi chết hồn oan không tan, khó được siêu thoát3.Kết bài
Đoạn trích đã bộc lộ tình yêu và số phận bi kịch của Kiều, qua nghệ thuật miêu tả nội tâm tài tình của Nguyễn Du, nỗi đau và tâm hồn của nhân vật càng được thể hiện tinh tế
_LEO_