Câu 2:
"Đồng chí" – tác phẩm được coi là "sử thi của một thời gian khổ và oanh liệt". Trong bài thơ này Chính Hữu không chỉ khắc họa thành công tình đồng chí,đồng đội giữa những người lính mà còn dựng lên được bức chân dung sống động về những người lính cụ Hồ kiên cường, bất khuất.
Trước hết, Chính Hữu đã đề cập đến nguồn gốc, xuất thân của những người lính, để từ đó làm sáng lên lí tưởng yêu nước, tinh thần chiến đấu hết mình để bảo vệ tổ quốc.
"Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá".
Những người lính vốn có xuất thân từ những người nông dân nghèo với cuộc sống lam lũ, vất vả nơi "nước mặn đồng chua" .
Cách diễn đạt thành ngữ "nước mặn đồng chua" và "đất cày lên sỏi đá" đã gợi ra hình ảnh của những làng quê nghèo, đất đai cằn cỗi khó cấy trồng, làm ăn,canh tác.
Có lẽ đây chính là điểm tương đồng đầu tiên của những người lính, và đây là cơ sở để những người lính chung sức, đồng lòng vì lí tưởng chung.
“Tôi với anh đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau"
Từ những con người xa lạ, họ đến từ những vùng khác nhau của đất nước, xong chính lí tưởng cứu nước thiêng liêng đã gắn kết họ lại với nhau thành một đội quân cách mạng, cùng nhau chiến đấu. Để từ đó họ trở thành những người động chí, đồng đội:
“Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ"
Những người lính không chỉ có chung những lí tưởng cao đẹp mà họ còn có tình cảm đồng chí đoàn kết, chia sẻ, tương trợ lẫn nhau cả trong chiến đấu cũng như trong điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, khắc nghiệt.
Những người lính đã phát huy được những truyền thống quý báu của dân tộc- đó là sự đoàn kết sức mạnh, đó là tình yêu thương gắn bó giữa những người đồng chí, đồng bào. Tình cảm cao đẹp này thật đáng quý biết bao!
Những người lính ra đi với tinh thần khảng khát, quyết tâm cao độ với lí tưởng đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước.Và đối với những người lính, họ ra đi là không xác định ngày về. Họ sẵn sàng chiến đấu, hi sinh dâng hết hết mình cho tổ quốc, non sông.
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà chung mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"
Hình ảnh "ruộng nương", "gian nhà chung" càng làm nổi bật lên cái tinh thần bất khuất, quật cường của những người lính ấy.
Ra đi thực hiện trách nhiệm với tổ quốc nhưng trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi người lính đều mang nặng nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương.
Nói đến điều này, Chính Hữu không phải nhấn mạnh đến tình cảm, nỗi nhớ nhà của những người lính mà để làm nổi bật lên tinh thần quật cường, coi cái chết nhẹ tựa hồng mao, nhấn mạnh đến quyết tâm dâng hiến hết mình cho cuộc chiến đấu gian khổ.
"Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" câu thơ đã biểu đạt được một cách tinh tế tình cảm yêu nhớ sâu sắc mảnh đất chọn rau của những người lính.
"Giếng nước", “gốc đa" là những hoán dụ chỉ không gian quê nhà thân thuộc, gắn bó. Những người lính mang theo tình yêu mãnh liệt với quê nhà, và đó sẽ là nguồn sức mạnh lớn lao để những người lính ấy thêm mạnh mẽ, quyết tâm.
Trong không khí mưa bom, bão đạn, trong hoàn cảnh sinh hoạt vô cùng khắc nghiệt, thiếu thốn, những người chiến sĩ vẫn không mảy may quan tâm,nản lòng. Họ thể hiện được sự lạc quan và niềm tin mãnh liệt vào tương lai:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá chân không giày"
Những câu thơ trên cho ta thấy tận cùng của cái khắc nghiệt nơi "Rừng thiêng nước độc", những thiếu thốn, cực nhọc trong cuộc sống của những người lính. Đó là những cơn sốt rét vì bị muỗi độc cắn nhưng không có thuốc thang chạy chữa, đó là sự thiếu thốn của cuộc sống sinh hoạt, quân trang không lành lặn “rách vai", "vài mảnh vá", “chân không giày"…
Thiếu thốn là vậy, khó khăn là vậy nhưng những người lính vẫn lạc quan, vui tươi, giọng điệu hóm hỉnh, cười đùa. Cái tinh thần ấy,niềm tin ấy của những người lính đã cho thấy cuộc sống khắc nghiệt không thể cản trở được họ trên con đường thực hiện lí tưởng cách mạng.
Thêm nữa, những người lính truyền cho nhau hơi âm, sức mạnh bằng hành động:
"Thương nhau tay nắm lấy bàn tay"
Hình ảnh "bàn tay nắm lấy bàn tay" thể hiện được tình đồng chí gắn bó, kết đoàn.
Tình đồng chí không chỉ được thể hiện ra trong sinh hoạt, những chia sẻ của cuộc sống thường nhật mà còn biểu hiện mạnh mẽ trong chiến đấu:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu sung trăng treo"
Thời gian "đêm nay", không gian là "rừng hoang" vắng lặng,thời tiết rét buốt đầy sương muối. Sương muối làm tê da như kim châm. Giữa cảnh hoang vu, tịch mịch ấy, tình đồng chí đồng đội vẫn tỏa ra khiến người ta ấm áp."Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới"
Đêm phục kích giữa rừng, bên cạnh có đồng đội người lính còn có một người bạn tâm giao, thân thiết nữa, đó là vầng trăng.
"Đầu súng trăng treo"
Vầng trăng là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca nhưng trăng sà xuống treo trên mũi sung lạ là một phát hiện mới mẻ, khám phá bất ngờ của riêng Chính Hữu.
“Đồng chí" của Chính Hữu đã khắc họa sinh động bức chân dung tinh thần của anh bộ đội cụ hồ thời kháng chiến chống Pháp. Họ là những người nông dân mặc áo lính, yêu quê sâu lặng nhưng sẵn sàng bỏ lại sau lưng tất cả để lên đường chiến đấu; trong gian khó vẫn lạc quan, yêu đời, gắn bó với đồng đội. Hình ảnh đó thật đẹp đẽ biết bao!