Câu 1. Kinh tuyến, vĩ tuyến là gì?-
Kinh tuyến là một nửa đường tròn trên bề mặt Trái Đất, nối liền hai Địa cực, có độ dài khoảng 20.000 km, chỉ hướng bắc-nam và cắt thẳng góc với đường xích đạo. Mặt phẳng của kinh tuyến 0° (chạy qua đài quan sát thiên văn tại Greenwich thuộc Luân Đôn) và kinh tuyến 180°, chia Trái Đất ra làm hai bán cầu – Bán cầu đông và Bán cầu tây.
Các kinh tuyến nối liền các cực từ là các kinh tuyến từ, những kinh tuyến nối liền các Địa cực thì gọi là các kinh tuyến địa lý, còn các đường kinh tuyến vẽ trên bản đồ – là các kinh tuyến họa đồ.
Kinh tuyến này còn được gọi là kinh tuyến địa lý, để phân biệt với kinh tuyến địa từ là giao tuyến giữa bề mặt Trái Đất và mặt phẳng đi qua đường thẳng nối các cực địa từ bắc và nam.
Trên Trái Đất hay các hành tinh hoặc thiên thể hình cầu,
vĩ tuyến là một vòng tròn tưởng tượng nối tất cả các điểm có cùng vĩ độ. Trên Trái Đất, vòng tròn này có hướng từ đông sang tây. Vị trí trên vĩ tuyến được xác định bằng kinh độ. Một vĩ tuyến luôn vuông góc với một kinh tuyến tại giao điểm giữa chúng. Các vĩ tuyến ở gần cực Trái Đất có đường kính nhỏ hơn.
-
Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến có kinh độ là 0 độ đi qua đài thiên văn Greenwich của Anh.
-
Vĩ tuyến gốc là đường vĩ tuyến có vĩ độ 0 độ hay còn gọi là xích đạo.
Câu 2. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ người ta làm như thế nào?- Cách xác định phương hướng trên bản đồ:
+ Dựa vào hệ thống kinh, vĩ tuyến
+ Dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ
Bắc
Nam
Đông
Tây
- Theo qui ước, phần chính giữa bản đồ là phần trung tâm.
- Đầu trên kinh tuyến chỉ hướng Bắc. Đầu dưới chỉ hướng Nam.
- Đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng Đông. Đầu bên trái chỉ hướng Tây.
Bắc
Với bản đồ không có hệ thống kinh, vĩ tuyến
- Từ mũi tên chỉ hướng Bắc trên Bản đồ, xác định hướng Bắc. Sau đó xác định các hướng còn lại
Câu 3. Cấu tạo của Trái Đất_Trái Đất có dạng phỏng cầu hơi dẹt ở hai cực, bán kính ở xích đạo bằng 6378 km, bán kính ở hai cực bằng 6357 km. khối lượng riêng trung bình là 5520 kg/m3.
_Trái Đất được cấu tạo theo 3 lớp
+ Lõi bán kính vào khoảng 3000 km, cấu tạo chủ yếu bởi sắt và niken (nhiệt độ khoảng 3000-4000oC). Lõi chia làm 2 phần: nhân ngoài và nhân trong.
*Nhân ngoài từ độ sâu 2900 km đến 5100 km, áp suất từ 1.3 triệu atm đến 3.1 triệu atm, vật chất tồn tại ở thể lỏng.
*Nhân trong từ độ sâu 5100 km đến 6370 km, áp suất từ 3 triệu atm đến 3.5 triệu atm, chủ yếu là kim loại nặng (Fe, Ni) nên còn gọi là nhân Nife.
+Lớp trung gian
(Lớp Manti) bao quanh lõi, gồm 2 tầng:
* Tầng Manti trên, từ 15 km đến 700 km, là một lớp vật chất quánh dẻo.
*Tầng Manti dưới, từ 700km đến 2900 km.
+Lớp vỏ ngoài cùng dày khoảng 35 km, Gồm hai thành phần là vỏ đại dương và vỏ lục địa. Vỏ đại dương từ 15 km, vỏ lục địa từ 70 km cấu tạo chủ yếu bởi đá granit.
_Vật chất ở trong vỏ có khối lượng riêng là 3300 kg/m3.