Tham khảo 1Những người trẻ chúng ta ai cũng từng ước mơ rằng một ngày nào đó sẽ được đi thật xa,rời quê hương xứ sở để đến với những chân trời mới mẻ.Bởi cuộc đời là những chuyến đi,để rồi sau mỗi chuyến đi ta có những chiêm nghiệm và bài học sâu sắc về lẽ nhân sinh.Tôi đã từng đọc câu chuyện,đó là tiếng lòng của những người từng trải: Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học.Thư đầu viết "ở đây, đườg phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa nước mình. . .cuối năm viết em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao, lầy lội. . . Biết bao lần trên phố em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi đó có phải người Việt không. . ."
Để có một suất du học hay hiểu rộng ra là để thực hiện hành trình đi tìm tri thức ở phương xa,người em trong câu chuyện đã đánh đổi bằng sự nỗ lực học tập đến kiệt sức.Và ước mơ đó đã trở thành hiện thực,những lá thư đầu cuối như sợi chỉ thời gian làm lớn dần lên nỗi nhớ.Thư đầu viết ''ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa nước mình'' Những người trở về từ nước ngoài,họ đều kể như vậy,dường như về mọi mặt phát triển đều bỏ xa nước mình,bởi đất nước chúng ta còn nghèo,còn đi sau nhiều cường quốc khác,không có gì lạ khi những con người mới đặt chân đến đây phải choáng ngợp vì vẻ văn minh,hiện đại mà họ khó có thể tìm thấy nơi quê hương bản xứ.
Văn hào Ý, Edmondo De Amicis đã có trang viết đầy xúc động về lòng yêu tổ quốc"...Bây giờ, con chưa hiểu được trọn nghĩa tình yêu Tổ quốc. Con sẽ cảm thấy nó, khi con trưởng thành; khi đi du lịch xa về, một buổi sáng, đứng tựa lan can tàu, con nhìn thấy, ở chân trời, những núi cao xanh của xứ sở con, lúc đó, con sẽ thấy trào lòng mãnh liệt dâng lệ cảm xúc đôi mắt con và con thốt lên tiếng lòng mừng rỡ.
Con sẽ cảm thấy TÌNH YÊU TỔ QUỐC ở đất khách quê người, khi tâm hồn con thúc giục, xô đẩy con vào giữa đám người thản nhiên để tiến đến phía một người không quen biết với con, vừa chợt đi qua, nhưng đã thốt lên mấy tiếng của nước con''.
Phải chăng chính nhân vật trong câu chuyện trên cũng mang nỗi lòng như vậy.Quê hương là một cái gì đó thiêng liêng lắm,đối với mỗi chúng ta đó là nơi ta sinh ra,là nơi ta lớn lên.Quê hương gắn bó với mỗi người từ câu hát ru của mẹ,nhà thơ Hoàng Trung Thông đã có ý thơ:''Quê hương là gì hở mẹ/Mà cô giáo dạy phải yêu/Quê hương là gì hở mẹ/Ai đi xa cũng nhớ nhiều.Chúng ta yêu mảnh đất mình sinh ra không phải vì nó giàu có hay nghèo hèn,những cái giản dị,bình thường nhất đã thấm sâu vào máu,đó có thể là bãi mía,bờ tre là những cánh đồng nắng cháy ghi dấu kỉ niệm tuổi thơ,những tháng ngày chăn trâu,cắt cỏ.Những nét hồn nhiên tinh nghịch thuở cắp sách đến trường,đùa vui bên những người bạn nhỏ.Những điều vô giá ấy,nó đọng mãi trong kí ức của những người trường thành,ai cũng tiếc nuối muốn một lần quay lại,còn những người ở xa,quê hương hóa thành nỗi nhớ.
Cuối năm em viết: ''em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao, lầy lội'' Nỗi nhớ thật thiết tha,giản dị dường như quá thường nhật, những sự việc quen thuộc cứ trở đi trở lại trên quê hương mình như lẽ đương nhiên,nhưng ở nơi đất khách quê người-văn minh,hiện đại ta không thể nào tìm thấy.Thiếu vắng hóa thành nỗi nhớ,đó là nỗi niềm chung của những người xa quê hương,cô đơn ngay giữa phố đông người.Bởi xung quanh ta đều là những con người xa lạ,những con đường xa lạ,nét giàu có,văn minh có ý nghĩa gì khi nó không gắn bó với ta.Những người trẻ như chúng ta sẽ rời xóm thôn ra thành phố học đại học, rồi ở lại lập nghiệp. Cuộc sống nhộn nhịp, và đầy niềm vui, thậm chí tràn trề hạnh phúc. Nhưng điều đó không ngăn nổi nỗi nhớ nhà,nhớ quê hương. Chúng ta đó. Người trẻ, người già. Chúng ta đều vậy cả.Người trẻ sống bằng tương lai,người già sống bằng quá khứ.Thuở nhỏ chúng ta vẫn hay nghe ông bà kể chuyện thời trẻ,kể chuyện quê hương với một sự hào hứng khó tả.
Việt Nam có 3,2 triệu kiều bào đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài,dù khoảng cách địa lý xa xôi nhưng trái tim họ luôn hướng về tổ quốc,bất giác sững lại khi nghe đâu đó đưa tin về đất nước mình.Trong số đó có rất nhiều những người quay lại góp sức xây dựng quê hương đất nước,tổ chức thiện nguyện giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh.Tất cả xuất phát từ lòng yêu quê hương đất nước mãnh liệt,là nỗi trăn trở của những người con phương xa khi chưa làm chút gì cho mảnh đất quê hương.Để rồi sau mỗi cuộc hội ngộ chúng ta vẫn thân thương gọi nhau hai tiếng’’đồng bào’’
Tôi đã từng nghe một câu nói rất hay:’’Chúng ta nên giữ nỗi nhớ nhà như một ngụm nước mát trong chiếc bình ký ức, để dành khi khát trên chặng đường xa. Thay vì, đắm chìm vào nó như một kẻ nát rượu’’.Nói như vậy,khống phải để hạn chế hành trình đi tìm tri thức và khẳng định bản thân, bởi đó cũng là một cách để ta thể hiện lòng yêu nước,.Chúng ta,những người trẻ hãy cứ’’xách ba lô lên và đi’’ hãy sống hết mình với tuổi trẻ,bạn sẽ nhận ra rằng Sau mỗi một hành trình lại càng thấy yêu quê hương mình nhiều hơn.
Dù bạn là ai có đi đến đâu hãy luôn ghi nhớ câu nói của nhà bác học Luis Paster như một lời răn dạy : Học vấn không có quê hương nhưng người có học vấn phải có Tổ Quốc.
''Ai qua là bao chốn xa, thấy đâu vui cho bằng mái nhà…”Thưở nhỏ tôi hỏi sao mẹ sao cứ hát hoài câu hát đó,bây giờ,khi đang đứng trên ngưỡng cửa trường thành,không lâu nữa tôi sẽ rời xa quê hương,gia đình để tiếp tục học tập.Và tôi vẫn nghĩ rằng, nếu đã không nơi đâu có thể bằng được mái nhà mình thì ngay từ bây giờ chúng ta hãy biết yêu gia đình,yêu quê hương mình hơn,đừng đợi đến khi ta “qua bao chốn xa” rồi mới thấy mình yêu thương nó, vì biết đâu, đến khi ấy thì ta đã không thể nào về lại được.
Tham khảo 2Giải thích ý nghĩa của mẫu chuyện:Mẫu chuyện là lời kể về cuộc sống, cảm xúc của một sinh viên du học ở ngước ngoài. Thời gian đầu, người sinh viên thích thú, say mê trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống, con người nơi xứ lạ. Một năm sau, khi những thứ mới lạ, hấp dẫn đã trở nên quen thuộc, bình thường, người sinh viên lại thấy “thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao lầy lội”, thấy nhớ một bóng dáng người thân.
Mẫu chuyện rất nhỏ nhưng để lại nhiều suy ngẫm về lẽ sống. Phải chăng, mỗi người đều luôn khát khao được đến với những vùng đất lạ, thưởng ngoạn, tìm hiểu, tiếp thu những cái mới. Song, quê hương nguồn cội, nơi ta sinh ra và lớn lên với những gì thân thuộc, bình dị, gắn bó sâu nặng mãi mãi là nơi đi về trong nỗi nhớ niềm thương, trong cuộc sống tâm hồn của mỗi con người. Mẫu chuyện vì thế gợi ra vấn đề về tình yêu quê hương nguồn cội của con người.
Bình luận về ý nghĩa nhân sinh của mẫu chuyện:
Trong cuộc đời, mỗi người đều luôn khát khao được đến với những vùng đất lạ, thưởng ngoạn, tìm hiểu, tiếp thu những cái mới.
– Nhu cầu ra đi, đến những vùng đất lạ, những đất nước ngoài đất nước mình để tham quan, thưởng ngoạn cái đẹp; để tìm hiểu, khám phá cái mới là nhu cầu chính đáng, là giấc mơ đẹp của con người.
– Nó giúp con người hiểu biết nhiều về thiên nhiên, cuộc sống, bản sắc văn hóa, sự phát triển của các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
– Nó giúp con người trải nghiệm, làm giàu vốn sống, vốn tri thức, thỏa mãn đời sống tinh thần với những cảm giác thích thú, say mê trước cái mới lạ, những rung động thẩm mỹ trước cái đẹp; những cảm xúc buồn vui khi ở cách xa quê hương, tổ quốc mình.
– Đặc biệt, sự trải nghiệm giúp con người nhận ra giá trị đích thực trong đời sống. Đó là quê hương cội nguồn.
Quê hương nguồn cội mãi mãi là tình yêu thương, gắn bó sâu nặng trong đời sống tâm hồn của mỗi con người
– Quê hương, nguồn cội là nơi mỗi người sinh ra và lớn lên, học tập, lao động, sống và trưởng thành; nơi được sống trong tình yêu thương, sự bao dung của những người thân; nơi mà thiên nhiên, cuộc sống, nền nếp văn hóa từng ngày thấm vào hồn để làm nên cốt cách mỗi người; nơi lưu dấu những kỉ niệm tuổi thơ, nguyên sơ, dung dị mà khó phai nhạt; nơi những vấp ngã, bồng bột đầu đời đã khắc dấu trong đời mỗi người làm thành hành trang để mỗi người vững bước trên con đường đời.
– Nhớ và hướng về quê hương nguồn cội giúp con người vững an mỗi khi vấp ngã, vợi bớt nỗi cô lẻ trước những nỗi buồn; giúp con người giữ được ngọn lửa ấm áp tin yêu trước sự hờ hững, đố kị, ghen ghét của thói đời.
– Nhớ và hướng về quê hương nguồn cội là đạo lý sống muôn thuở của loài người; là thước đo giá trị nhân cách của con người.
– Đánh mất quê hương, cội nguồn con người tự đánh mất, tự hủy hoại chính mình.
Vì vậy, trong đời sống, mỗi người cần nuôi dưỡng cho mình khát khao và nỗ lực học tập, rèn luyện để hành động nhằm đến với những vùng đất lạ, thưởng ngoạn, tìm hiểu, tiếp thu những cái mới. Đặc biệt, phải luôn khắc cốt ghi tâm tình cảm đối với quê hương nguồn cội, xem đây là tình cảm thiêng liêng, nhân bản nhất của con người.
Phê phán những ai vì quá say những chân trời mới mà lãng quên nguồn cội, quê hương, quên những gì thân thuộc nhất của cuộc đời mình và ngược lại, cần phê phán những ai, quá đề cao quê hương đất nước mà giam hãm tâm hồn mình, xem nhẹ, phủ nhận những thành tựu, cái hay, cái đẹp của nhân loại.
Bài học nhận thức và hành động:
– Nhận thức:
+ Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc ra đi khám phá, thưởng thức những miền đất mới và tình cảm hướng về quê hương cội nguồn.
+ Sức khỏe, tri thức, tình cảm và ý chí là những phương tiện giúp ta thực hiện những điều trên.
– Hành động:
+ Nuôi dưỡng và nỗ lực hành động để thỏa mãn mục đích khám phá thế giới.
+ Sống hết mình với quê hương, làm cho quê hương trở thành tổ ấm trong cuộc đời mình.