LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Câu hỏi trắc nghiệm Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật (phần 5) - Câu hỏi trắc nghiệm: tính quy luật của hiện tượng di truyền (phần 5)

1 trả lời
Hỏi chi tiết
181
0
0
Nguyễn Thị Thương
07/04/2018 12:18:03

CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Câu hỏi trắc nghiệm: ứng dụng di truyền học (phần 1)

Câu 1: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:

1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn;

2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau;

3. Lai các dòng thuần chủng với nhau.

Quy trình tạo giống lai có ưu thế lai cao được thực hiện theo trình tự:

A. 1, 2, 3

B. 3, 1, 2

C. 2, 3, 1

D. 2, 1, 3

Câu 2: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là

A. thoái hóa giống.

B. ưu thế lai.

C. bất thụ.

D. siêu trội.

Câu 3: Nguồn nguyên liệu làm cơ sở vật chất để tạo giống mới là

A. các biến dị tổ hợp.

B. các biến dị đột biến.

C. các ADN tái tổ hợp.

D. các biến dị di truyền.

Câu 4: Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến thoái hóa giống vì:

A. các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp.

B. các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về trạng thái đồng hợp.

C. xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại.

D. tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau.

Câu 5: Kết quả nào sau đây không phải do hiện tượng tự thụ phấn và giao phối cận huyết?

A. Hiện tượng thoái hóa giống.

B. Tạo ra dòng thuần.

C. Tạo ra ưu thế lai.

D. tỉ lệ đồng hợp tăng tỉ lệ dị hợp giảm.

Câu 6: Đặc điểm nổi bật của ưu thế lai là

A. con lai có nhiều đặc điểm vượt trội so với bố mẹ.

B. con lai biểu hiện những đặc điểm tốt.

C. con lai xuất hiện kiểu hình mới.

D. con lai có sức sống mạnh mẽ.

Câu 7: Kết quả của biến dị tổ hợp do lai trong chọn giống là

A. tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng cho năng suất cao.

B. tạo ra sự đa dạng về kiểu gen trong chọn giống vật nuôi, cây trồng.

C. chỉ tạo sự đa dạng về kiểu hình của vật nuôi, cây trồng trong chọn giống.

D. tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện sản xuất mới.

Câu 8: Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới:

I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng.

II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.

III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến.

IV. Tạo dòng thuần chủng.

Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?

A. I → III → II.

B. III → II → I.

C. III → II → IV.

D. II → III → IV.

Câu 9: Vai trò của cônxixin trong đột biến nhân tạo tạo giống mới là

A. gây đột biến gen.

B. gây đột biến dị bội.

C. gây đột biến cấu trúc NST.

D. gây đột biến đa bội.

Câu 10: Ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có kiểu hình vượt trội về nhiều mặt so với bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử. Đây là cơ sở của

A. hiện tượng ưu thế lai.

B. hiện tượng thoái hoá.

C. giả thuyết siêu trội.

D. giả thuyết cộng gộp.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 12345678910
Đáp ánCBDBCABCDC

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Sinh học Lớp 12 mới nhất
Trắc nghiệm Sinh học Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư