Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Câu thơ trên trích từ đâu? Tác giả là ai? Vị trí của đoạn trích?

Cho câu thơ :
"Kiều càng sắc sảo mặn mà "
1, Câu thơ trên trích từ đâu? Tác giả ? Vị trí của đoạn trích?
2, Chép chính xác 11 câu thơ tiếp theo? Nêu nd chính của 12 câu thơ này?
3, Trog 2 câu thơ " Kiều càg sắc sảo mặn mà / So bề tài sắc lại là phần hơn"
Tác giả sử dụng BPNT j? Tác dụng?
4, Trog phần 1 vb giới thiệu Kiều tr'c Vân sau tại sao khi gợi tả VaVân tr'c Kiều sau vì sao?
5, Các từ " sắc sảo , mặn mà " đã diễn tả vẻ đẹp j của Kiều?
6, Câu thơ " Làn thu thuỷ nét xuân sơn " sử dụng BPTT nào? Tác dụng?
7, Tại sao khi gợi tả Vân tác giả sử dụng độg từ " thua-nhường " còn của Kiều lại là " hờn- ghen"?
8, Chỉ ra thành ngữ ở trên vb và giải nghĩa?
9, Qua cung đàn của Kiều ở cuối thơ em hiểu thêm điều j về nhân vật này?
10, Đoạn trích đó thể hiện tình cảm j của Nguyễn Du đối vs nàng Kiều?
11, Trog chương trình Ngữ văn THCS cx có bài thơ gợi ca phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ VN trog phog kiến. Nêu rõ tác giả, tác phẩm?
12, Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu trog đó có sử dụng 1 phép thế, 1 câu cảm thán để làm ság tỏ ý kiến cko câu chủ đề " Chân dung Thuý kiều mag vẻ đẹp của sắc -tài - tình "
########:::#:
###Đề của tụi tui
7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
469
2
0
doan man
04/10/2018 21:42:30
2. Nhan sắc của Thuý Kiều được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Vẻ riêng của Thuý Kiều được nói đến ở những câu thơ giới thiệu khái quát mở đầu đoạn:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
"sắc sảo" và "mặn mà" đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Về nhan sắc, mặc dù không gợi tả cụ thể như khi tả Thuý Vân, nhưng qua những hình ảnh đậm màu sắc tượng trưng, ước lệ, tác giả đã tạo được ấn tượng về một vẻ đẹp của giai nhân tuyệt thế. Đặc biệt là việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt: "làn thu thuỷ"; đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
05/10/2018 11:31:47
4.
Ngay từ đầu đoạn trích tác giả đã giới thiệu "Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân". Nhưng đến khi miêu tả, Nguyễn Du lại miêu tả Vân trước, Kiều sau. Với Thúy Vân, ông đã sử dụng các hình ảnh ước lệ điển hình để vẽ nên một bức tranh thiếu nữ tuyệt đẹp: khuôn mặt tròn như mặt trăng, giọng nói trong như ngọc, nụ cười đẹp như hoa, da trắng hơn tuyết,... Để từ đó, tác giả miêu tả Kiều. Đây chính là nét đặc sắc và sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du so với Thanh Tâm Tài Nhân. Tả Vân làm đòn bẩy để tả Kiều. Vân đã đẹp nhưng kiều còn đẹp hơn:"Kiều càng sắc sảo mặn mà". Vẻ đẹp của kiều càng trở nên nổi bật. Một nét đặc biệt nữa trong nghệ thuật tả người của Nguyễn Du ở đoạn trích này đó là: tác giả đã tả Vân thật cụ thêr, từ khuôn mặt cho đến nước da, còn với Kiều, Tố Như chỉ xuyết điểm vẻ tươi trẻ tràn đầy sức sống với "làn thu thuỷ, nét xuân sơn" và cái tài của nàng. Như vậy, qua phép đòn bẩy(tả Vân trước kiều) và những hình ảnh ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã miêu tả thành công vẻ đẹp Vân, Kiều, đòng thời khẳng định một tài năng nghẹ thuật lớn.
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
05/10/2018 11:36:22
5.
Các từ sắc sảo mặn mà diễn tả vẻ đẹp đôi mắt của Thuý Kiều. Cũng giống như khi tả Thúy Vân, nhà thơ vẫn dùng bút pháp so sánh, ẩn dụ và ước lệ. Tác giả vẫn sử dụng cách gợi tả và những chuẩn mực thiên nhiên để làm đối tượng so sánh. Nét vẽ của thi nhân đã tập trung gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tám hồn và trí tuệ. Cái sắc sảo của trí tuệ, cái mặn mà của tâm hồn đều liên quan tới đôi mắt. Hình ảnh ước lệ làn thu thủy (làn nước mùa thu) gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt.
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
05/10/2018 11:41:23
7.
Các từ “thua, nhường” chỉ thái độ thoải mái nhường nhịn, còn “hờn, ghen” chỉ sự tức giận, đố kị gay gắt. Như vậy, sắc đẹp của Thuý Vân hài hoà, dung dị hơn sắc đẹp của Thuý Kiều, cho nên, thái độ của thiên nhiên với nàng là sẵn sàng “thua”, “nhường”. Còn với Thuý Kiều, cô đẹp đến mức thiên nhiên nổi giận, đố kị. Do đó, cuộc đời của hai cô cũng “mỗi người mỗi vẻ” như các nhà soạn sách đã viết: Thuý Vân phúc phận, còn Thuý Kiều bạc mệnh. Nguyễn Du đã ngầm dự báo số phận của nhân vật qua cách dùng các từ “thua, nhường, hờn, ghen”. Thuý Vân được thiên nhiên "thua", "nhường" nên có cuộc đời êm đềm, phúc phận; Thuý Kiều bị "ghen", "hờn" nên thống khổ cả cuộc đời.
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
05/10/2018 11:44:58
9.
Khúc đàn cuối cùng lại càng bi thương thê thảm hơn rất nhiều. Nếu liền trước đó là Kiều đàn bằng nước mắt thì liền sau đó là Kiều đàn bằng máu. Còn gì đau đớn hơn là Kiều phải lấy máu của mình mua vui cho Hồ Tôn Hiến! Một tiếng đàn ẩn chứa ba nỗi đau. Nỗi đau của kẻ tòng phạm giết chồng, nỗi đau mất chồng và nỗi đau bị hạ nhục làm con hầu phục vụ cho kẻ giết chồng mình. Có thể nói đây là tiếng đàn đau đớn nhất trong toàn cõi Truyện Kiều.
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
05/10/2018 11:50:05
12. Vẻ đẹp của Kiều là phi thường, lộng lẫy, không tạo nên sự hài hòa, êm đềm giữa con người với tự nhiên mà đến mức làm thiên nhiên, tạo hóa phải đố kị, ghen ghét: hoa ghen, liễu hờn. Hai động từ ghen và hờn có dụng ý đối chọi với nhan sắc của Thúy Kiều. Mức độ so sánh mạnh, gay gắt hơn so với hai từ thua và nhường. Điều đó chứng tỏ nhan sắc của Kiều đã vượt ra ngoài khuôn khổ ngoài tưởng tượng, ngoài quy luật của tự nhiên, khiến cho tạo hóa phải ganh ghét. Vẻ đẹp của Thúy Kiều còn có sức lôi cuốn mạnh mẽ, làm nghiêng nước nghiêng thành, vẻ đẹp của Kiều không có thang bậc nào cao hơn để đánh giá, cho nên xếp hàng đầu, xếp thứ nhất. Câu thơ sắc đành đòi một tài dành họa hai đã khẳng định tuyệt đối sắc đẹp của Kiều đến mức độc nhất vô nhị, không ai có thể sánh nổi. Trí tuệ, tài năng của Thúy Kiều cũng được Nguyễn Du đẩy lên tới cực đoan, tuyệt đỉnh: vừa do trời phú, thiên bẩm vừa đa dạng, cái gì cũng giỏi, cũng hơn người. Không cần học hành gian khổ, lớn lên Kiều đã trở thành một giai nhân tuyệt sắc, một tài nữ hiếm thấy. Các từ ngữ tuyệt đối, cực đoan được sử dụng kế tiếp: vốn sẵn, pha nghề, đủ mùi, lầu, ăn đứt,...Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cả cầm (đàn), kì (cờ), thi (làm thơ), họa (vẽ tranh). Đặc biệt, tài đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu (nghề riêng), vượt lên trên mọi người (ăn đứt). Cực tả cái tài của Kiều cũng là để ca ngợi cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn Bạc mệnh mà Kiều sáng tác chính là sự ghi tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc - tài - tình. Nhưng xét cho cùng thì tài hoa của Kiều cũng không vượt ra ngoài khuôn khổ quan niệm về tài năng của văn nhân, tài tử thời phong kiến.
1
0
Nguyễn Hoàng Khánh ...
05/10/2018 19:15:13
11, là vb Bánh trôi nước
Của Hồ Xuân Hương nka

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×