Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chép tiếp câu thơ trên để hoàn thành khổ thứ 5 của bài thơ

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.467
1
0
Lê Thị Thảo Nguyên
01/06/2019 15:45:14
1/ Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
=> thuộc bài ánh trăng của tác giả nguyễn duy
2/ Nếu viết “Ngửa mặt lên nhìn trăng” thì ý nghĩa câu thơ đã bị thu hẹp. Bởi "trăng" là hình hài, “mặt” là tinh thần, hai từ “mặt” cùng xuất hiện trong một câu thơ tạo nên tư thế mặt đối mặt - đối diện đàm tâm giữa con người và vầng trăng. Đồng thời, cách viết đó cũng tạo nên trường liên tưởng phong phú. Phải chăng khi đối diện với trăng, con người như đối diện với quá khứ nghĩa tình, với ánh sáng cao cả, đẹp đẽ và với cả lương tâm của chính mình

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
doan man
01/06/2019 17:21:36
câu 1/
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
câu 2/Có thể hiểu theo 2 nghĩa
1) Ngửa "mặt" là nghĩa gốc (ẩn dụ) chỉ con người.
2) nhìn "mặt" là nghĩa chuyển vì có thể là muốn nhìn hoặc đối diện với mặt trăng - người bạn tri kỉ năm xưa mình từng lãng quên và vầng trăng cũng đối mặt với chính con người hay quá khứ đối với hiện tại, thuỷ chung ân tình đối diện với bạc bẽo để tự thú cho những hành động phụ nghĩa của bản thân.
1
1
doan man
01/06/2019 17:23:45
câu 3
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình
Khổ thơ cuối bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy là triết lí mang hàm ý độc đáo, sâu sắc của bài thơ. Đúng vậy,nghệ thuật ẩn dụ "trăng cứ tròn vành vạnh" tượng trưng cho 1 quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên không thể phai mờ. Phép nhân hóa "trăng im phăng phắc" cho thấy trăng là 1 người bạn, 1 nhân chứng nghĩa tình mà hết sức nghiêm khắc. Trăng ko một lời trách cứ, bao dung, độ lượng. Tấm lòng bao dung, độ lượng mà nghiêm khắc ấy đã nhắc nhở nhà thơ và tất cả chúng ta ko bao h lãng quên quá khứ. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưnng quá khứ thì luôn tròn đầy, thủy chung và bất diệt. Ở trong câu thơ cuối, nhà thơ sử dụng tối đa nghệ thuật đối lập: cái tròn vành vạnh của vầng trăng đối lập vs sự bạc bẽo, vô tình của cong người; cái im phăng phắc của vầng trăng đối lập vs sự giật mình của con người. Cái giật mình nhìn lại thức tỉnh của con người thật đáng quý. Giật mình để nhìn lại chính mình, để cố gắng sống tốt hơn. Cái giật mình của ăn năn tự trách, giật mình để nhắc nhở bản thân ko đc lãng quên quá khứ nghĩa tình. Hình ảnh vầng trăng cuối bài thơ đột ngột bừng sáng thành ánh trăng vô cùng độc đáo, sâu sắc. Ánh tăng là tia sáng tỏa ra từ vầng trăng. Ánh trăng có khả năng soi rọi đến những góc khuất tăm tối nhất của tâm hồn con người, ánh trăng khiếm con người bừng tỉnh nhận ra sai lầm của mình. Trăng cảm hóa con người và nhắc nhở con người phải luôn luôn nhớ về quá khứ, trân trọng quá khứ. Ánh trăng nói riêng và bài thơ nói chung nhắc nhở chúng ta phải sống đúng đạo lí dân tộc: Uống nc nhớ nguồn.
*Mục đích của nghệ thuật là tác động đến tâm hồn của con người, làm thay đổi con người và xã hội theo hướng tích cực. Bài thơ "Ánh trăng" vs đặc sắc riêng biệt về nghệ thuật và nội dung đã hoàn thành nhân vật đó. Bài thơ hàm chứa trong đó bao nhiêu triết lí về cuộc sống và cả sự thức tỉnh đến toàn xã hội chúng ta.
0
1
Quỳnh Anh Đỗ
01/06/2019 18:42:47
3.
“Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”
Trong dòng tâm sự của tác giả Nguyễn Duy ta có thể thấy được, vầng trăng ở đây không đơn thuần chỉ là một hiện tượng của tự nhiên mà nó trở thành một sinh thể có sự sống, có cảm xúc, đó là biểu tượng cho những tình nghĩa, cho những dòng chảy của quá khứ. Vầng trăng đã trở thành một người bạn thân thiết, một người tri kỉ vì nó gắn bó với những kí ức của tuổi thơ, cùng nhà thơ vào chiến trường. Những kí ức, tình nghĩa đó quá sâu lặng mà nhà thơ ngỡ không thể nào quên. Nhưng khi đất nước đã được giải phóng, trở về với cuộc sống mới, chìm đắm vào guồng quay bất tận của cuộc sống mà nhà thơ đã quên đi những kí ức, quên đi người bạn tri kỉ ấy. Ánh trăng không đổi khác, không cất lời trách móc nhưng vẫn khiến cho thi nhân phải giật kình. Đây không phải sự giật mình trong trạng thái khi chịu một sự tác động từ bên ngoài vào cơ thể một cách bất ngờ( câu phủ định) mà là sự giật mình trọng tâm thức của nhà thơ, chính sự im lặng của vầng trăng đã làm cho bao kỉ niệm kí ức sống dậy mạnh mẽ, và nhận ra rằng mình đã từng lãng quên nên “giật mình” ở đây là sự hốt hoảng, sự tự trách trong chính tâm hồn của nhà thơ. Khổ thơ cuối của bài thơ không chỉ khép lại bài thơ mà nó còn mang ý nghĩa triết lí sâu sắc: Trong chúng ta ai cũng sẽ có những lúc lãng quên đi những kí ức tốt đpẹp của quá khứ. Do vậy, nếu như không nhận ra kịp thời, không có những cái giật mình thức tỉnh thì biết đâu đấy chúng ta cũng xe đánh mất chính mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×