Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, hoán dụ, ẩn dụ trong các trường hợp sau

Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, hoán dụ, ẩn dụ trong các trường hợp sau :
a) Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
b) Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiêng sầu
c) Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
d) Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi
e) Gặp đây mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đâò xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
g) Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
h) Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
Hỡi cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng
Lưu ý : mọi người làm hết giúp em nhé,ai làm hết mà hay và đúng em thưởng
7 trả lời
Hỏi chi tiết
9.560
16
1
My
20/08/2018 14:58:43
a) Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
=>So sánh "cảnh khuya " như một bức tranh được vẽ bởi một họa sĩ thiên nhiên=> qua đó làm nổi bật cho vẻ đẹp của rừng Việt bắc qua con mắt thi sĩ yêu thiên nhiên của Hồ Chí Minh
b) Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiêng sầu
=> Nhân hóa: Giấy cũng biết buồn ,mực cũng biết sầu giống như con người vậy=> không chỉ làm cho sự vật trở nên sinh động mà ta càng thấu rõ sự lụi tàn đến tái tê,thấm vào cả giấy mực của ông đồ
c) Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
=> Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : ánh nắng mà chảy xuống như chất lỏng

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
9
0
My
20/08/2018 15:03:32
Cho mk 5 sao nha
d) Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi
=> Hoán dụ(theo cách lấy dấu hiệu của sự vật gọi sự vật)
Đầu xanh => chỉ người còn trẻ
Má hồng => Các cô gái
e) Gặp đây mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đâò xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
=> Phép ẩn dụ : "Mận, đào, vườn hồng". Trong đó :
* Mận -> người con trai
* Đào -> người con gái
* Vườn hồng -> tâm hồn (tư tưởng, trong lòng,...)
2
0
Quỳnh Anh Đỗ
22/08/2018 13:07:02
a/ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Các biện pháp tu từ sử dụng trong bài:
+ So sánh : Tiếng suối – tiếng hát; cảnh vật đẹp- bức tranh.
+ So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết.
+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác.
b/ Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
- Nhân hóa: (giấy đỏ) buồn. (mực, nghiên) sầu.
- Nhân hóa: biến những vật vô tri vô giác ấy trở nên có linh hồn như con người. Chúng “buồn”, “sầu” vì bị lãng quên, bị lạc lõng giữa cuộc đời. Tâm trạng của giấy, mực, nghiên chính là nỗi đắng cay, ảm đạm của ông đồ già - con người tài hoa trở thành một món đồ vủ không ai dùng tới! Câu thơ gợi nỗi thương cảm, ngậm ngùi.
3
0
Quỳnh Anh Đỗ
22/08/2018 13:12:34
c/ Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai.
Trong câu thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ ở dòng thơ
Ánh nắng chảy đầy vai.
Biện pháp ẩn dụ của tác giả rất tinh tế và đặc sắc gợi cho người đọc cảm thấy ánh nắng tràn ngập khắp mọi nơi đây và đặc quánh. Hai dòng thơ đã gợi cho người đọc cảm thấy như hình dung ra trước mắt họ cảnh hai cha con dắt nhau đi xem những cánh buồm trên biển vào một buổi chiều đầy nắng. Câu thơ tuy ngắn nhưng rất hay và sinh động. Đây là bức tranh hài hoà, màu sắc rực rỡ lại chan hòa. Qua đó, cho ta thấy một lần nữa và khẳng định lòng yêu quê hương đất nước, nhất là với những cánh buồm tuổi thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông.
2
0
Quỳnh Anh Đỗ
22/08/2018 13:19:32
d/ Đầu xanh đã tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.

Trong câu thơ này tá giả đã sử dụng phép ẩn dụ. Nhà thơ Nguyễn Du dùng từ đầu xanh với ý nghĩ chỉ tuổi trẻ, từ má hồng với ý nghĩ chỉ người con gái đẹp, một mĩ nhân. Cả hai từ này đều dùng để ám chỉ nhân vật Thúy Kiều. Cũng như vậy, Tố Hữu dùng cụm từ áo nâu, áo xanh (Áo nâu liền với áo xanh – Nông thôn liền với thị thành đứng lên) để chỉ hai lớp người trong xã hội: nông dân và công nhân. Trong cả hai trư­ờng hợp này, các nhà thơ đã dùng những từ chỉ bộ phận của cơ thể (đầu, má) hay chỉ những trang phục quen dùng (áo xanh, áo nâu) để chỉ con người. Cách gọi tên này chẳng những tránh được sự nhầm nhọt, mòn sáo mà còn đem lại niềm vui thích và gợi ra những tình ý sâu xa.

2
0
Quỳnh Anh Đỗ
22/08/2018 13:25:09
g/
" Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự thủa nào"
- Nghệ thuật : so sánh, ẩn dụ , nhân hóa, người dân chài gõ thuyền để gọi cá vào lưới nhưng hình ảnh đó lại được nhân hóa lên thành hình ảnh là " ánh trăng". " ánh trăng " in mặt nước, những con sóng nhỏ xô ánh tẳng trông như đang gõ nhịp trên mạn thuyền liên tưởng tới hình ảnh trăng cao gõ cá
- bài ca lao động cất lên làm xóa bớt đi nỗi mệ nhọc
+ biển giàu, biển đẹp , biển mang đến hạnh phúc cho con người,mang lại cho con người nhiều tôm , cá,muối , hải sản...thể hiện sựu giàu có, trù phú của biển
+ biển cho ta cá như lòng mẹ
"nuôi lớn đời ta tự thủa nào"
so sánh : "biển"- mẹ": hình ảnh quen thuộc nhưng có sức truyền cảm xúc mãnh liệt, thể hiện tình yêu biển, sự biết ơn đối với biển cả
Nuôi lớn đời ta tự thủa nào" --> ý nói sự gắn bó của biển với con người tự bao đời,và đó như là sự cảm ơn chân thành của người lao động đến với người mẹ thiên nhiên, người mẹ biển cả của mình.
3
1
Quỳnh Anh Đỗ
22/08/2018 13:31:16
h/ Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
Hỡi cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng.
Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh. Đây là 1 phép so sánh rất hay có kết hợp vs lặp từ: Mây thì trắng ví với bông, màu trắng của bông một lần nữa lại đc ví với Mây. Nghe thì có vẻ " vô lí" nhưng nếu ngẫm kí ta sẽ thấy đây là 1 phép so sánh đặc sắc .
- Tác giả không chỉ so sánh Mây với Bông qua màu sắc mà còn qua hình dạng. Tác giả ví những thúng bông mà các cô gái" má đỏ hây hây" mang về là nhữn đám mây trên trời. Các cô gái phi thường đội mây là một hình ảnh đậm chất làng trông bông.,
=> Các biện pháp trên giúp cho bài văn khắc họa rõ hình ảnh đồng bông rất sinh động và đầy màu sắc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo