Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chiến thuật vườn không nhà trống có tác dụng gì?

11 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
46.163
58
98
NoName.5717
19/12/2016 02:23:14
Kế sách "Thanh dã" (với nghĩa: vườn không, nhà trống) là một trong những kế sách chống giặc ngoại xâm của cha ông ta, được vận dụng khá phổ biến và hết sức tài tình trong sự nghiệp giữ nước. Nhìn lại lịch sử đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập của dân tộc ta, nhất là trong một ngàn năm Thăng Long, chúng ta thấy một vấn đề nổi lên, trở thành quy luật, đó là: dân tộc ta luôn phải đương đầu với quân xâm lược có tiềm lực quân sự hơn hẳn. Vì thế, để thắng địch, cha ông ta đã phát huy sức mạnh tổng hợp, không chỉ đánh địch bằng tinh thần và lực lượng của cả nước, mà còn bằng "mưu, kế, thế trận", trong đó có kế sách "thanh dã". Với kế sách này, cha ông ta đã khoét sâu điểm yếu chí tử của đạo quân xâm lược là chinh chiến xa, công tác đảm bảo hậu cần khó khăn; nếu chiến tranh kéo dài thì địch càng khó khăn gấp bội, sức mạnh chiến đấu suy giảm. Do đó, chúng thường sử dụng chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh", "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh", "biến nước bị xâm lược thành nơi cung cấp hậu cần tại chỗ cho đội quân chiếm đóng". Thực hiện kế sách "thanh dã" kết hợp với cách đánh giặc sáng tạo của chiến tranh toàn dân, toàn diện (phục kích, tập kích, quấy rối, đánh phá cơ sở hậu cần, kỹ thuật …), phá vỡ âm mưu chiến lược nêu trên của địch, đẩy địch vào thế cùng quẫn, tạo lập thời cơ tiến lên tổng phản công, giải phóng đất nước. Thăng Long-Hà Nội là nơi đã từng sử dụng kế sách "thanh dã" chống lại các cuộc tiến công xâm lược quy mô lớn của cả vua chúa phong kiến phương Bắc lẫn chủ nghĩa thực dân, đế quốc phương Tây một cách mẫu mực trong lịch sử hàng nghìn năm chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
81
84
Trinh Le
19/12/2016 02:30:44
Chiến thuật này do Trần Hưng Đạo, một danh nhân quân sự của VN và thế giới sáng tạo nên vào thế kỷ 13. Nguyên lí của nó như sau:
Theo cách tính thời bấy giờ, trong vòng 1 tháng 50 vạn đại quân ăn hết tối thiểu 30 vạn thạch gạo. Để vận chuyển số gạo này từ Ung Châu (Trung Quốc) sang VN cần chừng 40 vạn dân phu đi liên tục ko nghỉ trong vòng 10 ngày (nếu đi đường thủy) hoặc 20 ngày (nếu đi đường bộ). Tuy nhiên, dân phu cũng cần phải ăn mới đi đc nên số lượng lương thực đến tay binh sỹ chắc chắn ít hơn nhiều so với con số ban đầu, cộng thêm những tổn thất dọc đường (do hư hỏng, do bị đối phương chặn đường cướp mất) thì quân giặc chỉ đáp ứng tối đa 50% nhu cầu lương thực của chúng mà thôi. Do đó, để duy trì chiến tranh, quân giặc chỉ còn cách cướp bóc lương thực tại các vùng chiếm đóng để giải quyết nhu cầu tại chỗ. Nắm đc đặc điểm này, Trần Hưng Đạo chủ trương sơ tán toàn bộ con người và tài sản tại các vùng đông dân cư và ko có nhiều ý nghĩa về mặt quân sự sang những khu vực an toàn dưới sự bảo hộ của quân chủ lực triều đình, chấp nhận nhường lại một bộ phận lớn lãnh thổ (chủ yếu là vùng đồng bằng) cho đối phương, tránh những trận đánh công kiên hao người tốn của, mạt khác tung quân do thám cắt đứt nguồn tiếp tế từ Trung Quốc cho kẻ địch. Như vậy, sau một thời gian chiếm đóng, quân giặc đứng trước 2 khó khăn lớn: 
- Thiếu lực lượng: Vùng chiếm đóng càng mở rộng, địch càng phải dàn mỏng lực lượng để bảo vệ thành quả chiến tranh. Tuy nhiên, khi chưa tiêu diệt được bộ đội chủ lực và cơ quan đầu não kháng chiến của đối phương, việc làm này vô cùng nguy hiểm vì một khi đói phương phát động chiến tranh nhân dân rộng khắp thì đội quân xâm lược sẽ bị rơi vào thế bị cô lập, lúng túng và bị động đối phó. Nhẹ tất mất công mà ko đc việc gì, nặng thì toàn quân bị dồn vào chỗ chết. 
- Thiếu lương ăn: Như đã nói ở trên, quân đội viễn chinh sau nhiều ngày chiến đấu trong điều kiện đói khát sẽ mất tinh thần và suy sụp rất nhanh. Nếu đối phương dùng đến thủ đoạn tàn độc (hạ độc nguồn nước uống) thì chắc chắn ko sống nổi qua 1 tháng. 
Như vậy, bằng việc áp dụng chiến thuật "vườn không nhà trống", Trần Hưng Đạo đã từng bước nhường thế chủ động cho giặc rồi lại đoạt lại thế chủ động từ tay giặc theo một phương án đơn giản.
236
24
NoName.116339
30/11/2017 21:19:02
kế hoach vườn không nhà trống là 1 kế sách tuyệt vời của nhà Trần.vườn không nhà trống có nghĩa là vườn không không có lương thực ,thực phẩm, nhà không có 1 bóng người. Kế hoach này làm cho quân giặc rơi vào tình thế khó khăn. Từ thế chủ động thành thế bị động . giặc cứ nghĩ sang nước ta xâm lược rồi cướp lấy thực phẩm của nhân dân ta nhưng không ngờ nhà Trần đã biết trước được và cho thực hiện 1 kế hoạch vô cùng tuyệt vời. Kế hoạch vườn không nhà trống đã làm cho giặc ngày càng trở nên khó khăn và cuối cùng phải bỏ chạy về nước. Dân ta giành thắng lợi vẻ vang
28
59
NoName.361688
16/11/2018 11:04:32
  • ​vườn không nhà trống có nghĩa là mang của cải đem dấu đi nơi khác hoặc chôn xuống đất khiến nơi đó trống không, không có thứ gì. Đây là một kế sách được ông cha ta vận dụng phổ biến khi đấu tranh bảo vệ đất nước.
19
51
jessica
19/11/2018 09:20:56
Kế sách "Thanh dã" (với nghĩa: vườn không, nhà trống) là một trong những kế sách chống giặc ngoại xâm của cha ông ta, được vận dụng khá phổ biến và hết sức tài tình trong sự nghiệp giữ nước. Nhìn lại lịch sử đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập của dân tộc ta, nhất là trong một ngàn năm Thăng Long, chúng ta thấy một vấn đề nổi lên, trở thành quy luật, đó là: dân tộc ta luôn phải đương đầu với quân xâm lược có tiềm lực quân sự hơn hẳn. Vì thế, để thắng địch, cha ông ta đã phát huy sức mạnh tổng hợp, không chỉ đánh địch bằng tinh thần và lực lượng của cả nước, mà còn bằng "mưu, kế, thế trận", trong đó có kế sách "thanh dã". Với kế sách này, cha ông ta đã khoét sâu điểm yếu chí tử của đạo quân xâm lược là chinh chiến xa, công tác đảm bảo hậu cần khó khăn; nếu chiến tranh kéo dài thì địch càng khó khăn gấp bội, sức mạnh chiến đấu suy giảm. Do đó, chúng thường sử dụng chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh", "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh", "biến nước bị xâm lược thành nơi cung cấp hậu cần tại chỗ cho đội quân chiếm đóng". Thực hiện kế sách "thanh dã" kết hợp với cách đánh giặc sáng tạo của chiến tranh toàn dân, toàn diện (phục kích, tập kích, quấy rối, đánh phá cơ sở hậu cần, kỹ thuật …), phá vỡ âm mưu chiến lược nêu trên của địch, đẩy địch vào thế cùng quẫn, tạo lập thời cơ tiến lên tổng phản công, giải phóng đất nước. Thăng Long-Hà Nội là nơi đã từng sử dụng kế sách "thanh dã" chống lại các cuộc tiến công xâm lược quy mô lớn của cả vua chúa phong kiến phương Bắc lẫn chủ nghĩa thực dân, đế quốc phương Tây một cách mẫu mực trong lịch sử hàng nghìn năm chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.
Chiến thuật này do Trần Hưng Đạo, một danh nhân quân sự của VN và thế giới sáng tạo nên vào thế kỷ 13. Nguyên lí của nó như sau:
Theo cách tính thời bấy giờ, trong vòng 1 tháng 50 vạn đại quân ăn hết tối thiểu 30 vạn thạch gạo. Để vận chuyển số gạo này từ Ung Châu (Trung Quốc) sang VN cần chừng 40 vạn dân phu đi liên tục ko nghỉ trong vòng 10 ngày (nếu đi đường thủy) hoặc 20 ngày (nếu đi đường bộ). Tuy nhiên, dân phu cũng cần phải ăn mới đi đc nên số lượng lương thực đến tay binh sỹ chắc chắn ít hơn nhiều so với con số ban đầu, cộng thêm những tổn thất dọc đường (do hư hỏng, do bị đối phương chặn đường cướp mất) thì quân giặc chỉ đáp ứng tối đa 50% nhu cầu lương thực của chúng mà thôi. Do đó, để duy trì chiến tranh, quân giặc chỉ còn cách cướp bóc lương thực tại các vùng chiếm đóng để giải quyết nhu cầu tại chỗ. Nắm đc đặc điểm này, Trần Hưng Đạo chủ trương sơ tán toàn bộ con người và tài sản tại các vùng đông dân cư và ko có nhiều ý nghĩa về mặt quân sự sang những khu vực an toàn dưới sự bảo hộ của quân chủ lực triều đình, chấp nhận nhường lại một bộ phận lớn lãnh thổ (chủ yếu là vùng đồng bằng) cho đối phương, tránh những trận đánh công kiên hao người tốn của, mạt khác tung quân do thám cắt đứt nguồn tiếp tế từ Trung Quốc cho kẻ địch. Như vậy, sau một thời gian chiếm đóng, quân giặc đứng trước 2 khó khăn lớn:
- Thiếu lực lượng: Vùng chiếm đóng càng mở rộng, địch càng phải dàn mỏng lực lượng để bảo vệ thành quả chiến tranh. Tuy nhiên, khi chưa tiêu diệt được bộ đội chủ lực và cơ quan đầu não kháng chiến của đối phương, việc làm này vô cùng nguy hiểm vì một khi đói phương phát động chiến tranh nhân dân rộng khắp thì đội quân xâm lược sẽ bị rơi vào thế bị cô lập, lúng túng và bị động đối phó. Nhẹ tất mất công mà ko đc việc gì, nặng thì toàn quân bị dồn vào chỗ chết.
- Thiếu lương ăn: Như đã nói ở trên, quân đội viễn chinh sau nhiều ngày chiến đấu trong điều kiện đói khát sẽ mất tinh thần và suy sụp rất nhanh. Nếu đối phương dùng đến thủ đoạn tàn độc (hạ độc nguồn nước uống) thì chắc chắn ko sống nổi qua 1 tháng.
Như vậy, bằng việc áp dụng chiến thuật "vườn không nhà trống", Trần Hưng Đạo đã từng bước nhường thế chủ động cho giặc rồi lại đoạt lại thế chủ động từ tay giặc theo một phương án đơn giản.
Kế hoach vườn không nhà trống là 1 kế sách tuyệt vời của nhà Trần.vườn không nhà trống có nghĩa là vườn không không có lương thực ,thực phẩm, nhà không có 1 bóng người. Kế hoach này làm cho quân giặc rơi vào tình thế khó khăn. Từ thế chủ động thành thế bị động . giặc cứ nghĩ sang nước ta xâm lược rồi cướp lấy thực phẩm của nhân dân ta nhưng không ngờ nhà Trần đã biết trước được và cho thực hiện 1 kế hoạch vô cùng tuyệt vời. Kế hoạch vườn không nhà trống đã làm cho giặc ngày càng trở nên khó khăn và cuối cùng phải bỏ chạy về nước. Dân ta giành thắng lợi vẻ vang
25
69
Mèo
28/11/2018 19:22:52
Tôi ko biết cạn lời
59
12
NoName.389415
25/12/2018 05:51:47
Chủ trương vườn không nhà trống có tác dụng:
— Khi giặc vào không 1 bóng người, dần dần thiếu lương thực, chúng sai quân đi cướp của dân nhưng không có ai ở đó, không có lương thực nên chúng đành rút lui.
4
3
Lê An
18/11/2021 22:35:13
Tác dụng bảo toàn lực lượng cho quân ta nhé bn!
2
1
42.Hoàng Ngọc Bảo ...
20/12/2021 20:34:35
vườn không nhà trống có nghĩa là mang của cải đem dấu đi nơi khác hoặc chôn xuống đất khiến nơi đó trống không, không có thứ gì. Đây là một kế sách được ông cha ta vận dụng phổ biến khi đấu tranh bảo vệ đất nước.
0
0
Đoàn Lê Mạnh Phúc
22/12/2021 19:56:10
Làm cho địch mệt mỏi, suy yếu,tổn thất lực lượng
1
1
Hồng Vy Lê
25/12/2021 19:57:14
Chiến thuật (vườn không nhà trống )có tác dụng,:
-Bảo toàn lực lượng
-Khi giặc vào không 1 bóng người chúng dần thiếu lương thực ,chúng sai quân đi cướp của cải dân nhưng ko có ai ,khiến chúng trở nên đói khổ lâm vào thế bị động dần suy yếu lúc này đã tạo thời cơ cho ta đánh trả 
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×