Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cho biết đặc điểm của nguyên tắc bổ sung là gì? Cho biết gen là gì và chức năng của gen? Cho biết nguyên tắc mạch khuôn của ADN và ARN?

1) hãy cho biết đặc điểm của nguyên tắc bổ sung là gì?
2) hãy cho biết gen là gì và chức năng của gen?
3) hãy cho biết nguyên tắc mạch khuôn của ADN và ARN ?
4) cho biết các kì và diễn biến của nguyên phân?
5) quá trình nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào? Em có nhận xét gì về cấu tạo giữa 2ADN con và ADN mẹ?
6) so sánh sự khác nhau giữa đột biến và thường biến?
7) nêu ví dụ về tính đặc trưng bộ nhiễm sắc thể của mỗi loài sinh vật?
12 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.208
2
1
doan man
24/12/2018 21:46:17
​1.
Trong di truyền học, sinh học phân tử, nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc liên kết giữa một nucleotide và một nucleotide khác đối diện, trong các DNA hay ARN.

Cụ thể một loại nucleotide Purine (Adenine và Guanine) sẽ chỉ liên kết với một loại nucleotide Pyrimidine (Thymine và Cytosine):

Adenine liên kết với Thymine bằng 2 liên kết Hidro.
Guanine liên kết với Cytosine bằng 3 liên kết Hidro.
Liên kết đối diện là liên kết Hidro, khác với liên kết giữa hai nucleotide liên tiếp (liên kết phosphodiester).

Trong 1 gen tỉ số

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Nguyễn Mai
24/12/2018 21:48:07
Câu 2
-Gen là 1 phần của phân tử ADN hoặc A RN( hoặc mạch đơn hoặc mạch kép) được ghi thông tin di truyền của loài:
+Mạch ADN có tính đa dạng ở chổ do thay đổi trình tự,số lượng các bazơ nit ric sẽ được những gen khác nhau;có tính đặc thù được biểu hiện ở số lượng,trình tự các bazơnit ric riêng cho loài đó.
+Trong tế bào có gen alen và gen không alen:Gen alen có cùng lôcut quy định cặp tính trạng tương phản;Gen khác lôcut có thể là gen alen(quy định tính trạng sộ lượng) hoặc không alen của nhau( tương đương hoặc không);Gen có thể trội hoàn toàn hoặc không hoàn toàn;có gen chỉ một nình nó quy định tính trạng hoặc tham gia quy định tính trạng;tại mỗi thời điểm trong vòng đời,số gen hoạt động chỉ chiếm trên dưới 1%,số gen ở trạng thái nghỉ chiếm trên 99% lượng gen của cơ thể
0
0
0
1
Nguyễn Mai
24/12/2018 21:49:57
Câu 4
NGUYÊN PHÂN:
1. Kì trung gian:
- Trung thể tách đôi mỗi nửa tiến về 1 cực của tế bào.
- Xảy ra quá trình nhân đôi AND, làm 2n NST đơn → 2n NST kép.
2. Kì trước:
- 2n NST kép bắt đầu đóng xoắn.
- Màng nhân và nhân con dần dần biến mất, thoi vô sắc phân hóa rõ đầu 2 cực tế bào.
3. Kì giữa:
- 2n NST tiếp tục đóng xoắn đạt đến mức tối đa ở cuối kì, lúc này quân sát NST rõ nhất, có dạng đặc trưng cho loài.
- Sau đó 2n NST kép tập trung 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
4. Kì sau:
- Mỗi NST kép trong bộ 2n đều tách thành 2 NST đơn, mỗi NST phân li về 1 cực tế bào.
- Sau đó các NST bắt đầu tháo xoắn.
5. Kì cuối:
- Các NST đơn tiếp tục tháo xoắn đến mức tối đa ở cuối kì.
- Thoi vô sắc biến mất, màng nhân và nhân con xuất hiên trở lại.
- Ở tb Động vật: màng tế bào mẹ co lại chia tb thành 2 tb con; ở tb Thực vật: giữa tb mẹ hình thành 1 vách ngăn chia tb thành 2 tb con.
1
0
doan man
24/12/2018 21:51:17
​3. Xác định trình tự nuclêôtit trên mạch còn lại của ADN (gen): Trong phân tử AND, các nucleotit của hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T; G liên kết với X .
Xác định trình tự ribonuclêôtit trên ARN:
Trong quá trình phiên mã , ADN là mạch khuôn để tổng hợp nên phân tử ARN các đơn phân của mạch gốc liên kết với các ribonuclêôtit tự do môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung
A mạch gốc liên kết với rU môi trường
T mạch gốc liên kết với rA môi trường
G mạch gốc liên kết với rX môi trường
X mạch gốc liên kết với rG môi trường
1
0
doan man
24/12/2018 21:52:33
6. Thường biến:
Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường, không do sự biến đổi trong kiểu gen(không liên quan đến cơ sở di truyền).
Vai trò:
- Thường biến là loại biến dị diễn ra đồng loạt theo cùng một hướng xác định đối với một nhóm cá thể có cùng kiểu gen và sống trong điều kiện giống nhau.
- Các biến đổi này tương ứng với điều kiện môi trường nên không gây tác động gì.
- Thường biến không di truyền do không biến đổi kiểu gen. Tuy nhiên, nhờ có những thường biến mà cơ thể phản ứng linh hoạt về kiểu hình, đảm bảo sự thích ứng trước những thay đổi nhất thời hoặc theo chu kỳ của môi trường.

Đột biến:
Đột biến là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (ADN, gen) hoặc cấp độ tế bào (nhiễm sắc thể), dẫn đến sự biến đổi đột ngột của một hoặc một số tính trạng, những biến đổi này có tính chất bền vững và có thể di truyền cho các đời sau. Đột biến là quá trình xảy ra đột ngột, riêng rẽ, ngẫu nhiên, không định hướng ở cơ thể sống trong điều kiện tự nhiên. Đa số là đột biến gen là đột biến lặn và có hại, một số ít có lợi và có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình tiến hóa và chọn giống. Những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể gọi là thể đột biến.
Nguyên nhân:
- Tác nhân trong cơ thể
- Tác nhân ngoài ơ thể
Phân loại:
- Đột biến gen
- Đột biến nhiễm sắc thể
Vai trò:
- Sự biến đổi cấu trúc phân tử của gen -> biến đổi cấu trúc của loại protéine -> biến đổi ở kiểu hình
- Nếu chọn được kiêu gen thích hợp sẽ rất có lợi cho môi trường
- Gen đột biến còn có thể gây chết
- Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp, một đột biến vốn là có hại có thể trở thành có lợi.
Phân biệt cụ thể giữa thường biến và đột biến:
0
1
Nguyễn Mai
24/12/2018 21:54:11
Câu 5

Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc: khuôn mẫu, bổ sung và giữ lại một nửa. Nhờ đó, 2 ADN con được tạo ra giống ADN mẹ. Đây là một đặc tính xác định ADN là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền.
Nhận xét về cấu tạo giữa 2 ADN con và ADN mẹ
Cấu tạo của 2 ADN giống hệt nhau và giống ADN mẹ, trong mỗi ADN còn có một mạch của ADN mẹ và một mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường nội bào. Như vậy, sự sao chép ADN đã diễn ra theo nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn).

1
0
doan man
24/12/2018 21:55:12
7. Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. 
Bộ NST đặc trưng cho từng loài sinh vật: 
Người             2n= 46; n=23
Tinh tinh        2n=48;  n= 24
Gà                  2n=78;  n= 39
Đậu Hà Lan     2n=14;  n=7
Ngô                 2n=20;  n=10
0
1
Nguyễn Mai
24/12/2018 21:56:10
Câu 6
* đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử (AND, gen) hay ở cấp độ tế bào (NST)
* thường biến là những biến đổi của kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới sự ảnh hưởng trực tiếp của môi trường
* sự khác nhau:
- đột biến:
+ biến đổi kiểu gen, biến đổi cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể
+ có di truyền qua các đời
+ là nguồn nguyên liệu quan trọng trong tiến hóa và chọn giống
+ xuất hiện riêng lẽ theo từng cá thể
+ thường có hại cho cơ thể sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời gây rối loạn trong tổng hợp protein
- thường biến:
+ biến đổi kiểu hình
+ không di truyền
+ xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định của thường biến
+ có chịu tác động của điều kiện mội trường nên có ý nghĩa thích nghi có lợi cho cơ thể sinh vật
1
0
doan man
24/12/2018 22:00:00
4. Kỳ trước đầu

Chỉ ở tế bào thực vật, kỳ đầu được bắt đầu bằng một giai đoạn gọi là kì trước đầu. Ở các tế bào với không bào lớn, nhân phải di chuyển vào trung tâm của tế bào trước khi phân bào có thể bắt đầu. Điều này đạt được nhờ hình thành cấu trúc phragmosome, một tấm ngang tế bào chất chia tế bào dọc theo mặt phẳng phân cắt tương lai của phân bào. Ngoài hình thành phragmosome, kỳ trước đầu được đặc trưng bởi sự hình thành của một vòng vi ống và sợi actin (gọi là dải trước đầu) bên dưới màng sinh chất và chạy xung quanh mặt phẳng xích đạo của trục chính phân bào trong tương lai. Dải sợi này này đánh dấu vị trí cuối cùng tế bào sẽ phân chia. Các tế bào của thực vật bậc cao (chẳng hạn như thực vật có hoa) không có các trung thể; thay vào đó, vi ống tạo nên thoi vô sắc trên bề mặt của nhân và sau đó được tổ chức thành thoi phân bào bởi chính các nhiễm sắc thể, sau khi màng nhân phân rã. [28] Dài trước đầu sẽ biến mất trong quá trình phân rã màng nhân và hình thành thoi vô sắc ở kỳ trước giữa.[29]:58–67

Kỳ đầu

Nhiễm sắc thể đang cuộn xoắn hay cô đặc. Nhân ở kỳ trung gian (trái), nhiễm sắc thể đang cuộn xoắn (giữa) và nhiễm sắc thể đã cuộn xoắn(phải).

Ở kỳ đầu, sẽ xảy ra sau khi tế bào kết thúc pha G2, tế bào chuẩn bị phân chia bằng cuộn xoắn các nhiễm sắc thể và bắt đầu hình thành thoi vô sắc. Ở pha trung gian, vật chất di truyền trong nhân vẫn chỉ là các sợi nhiễm sắc lỏng lẻo. Khi bắt đầu kỳ đầu, các sợi nhiễm sắc thể được kết tụ thành các nhiễm sắc thể riêng biệt và có thể quan sát ở độ phóng đại cao nhờ kính hiển vi quang học. Trong kỳ này, nhiễm sắc thể có dạng dài, mỏng và giống như sợi chỉ. Mỗi nhiễm sắc thể gồm hai nhiễm sắc tử. Hai nhiễm sắc tử được nối ở tâm động.

Việc phiên mã gen chấm dứt ở kỳ đầu và không tiếp tục cho đến khi đến cuối kỳ cuối hoặc pha G1 của chu kỳ sau. . Hạch nhân cũng biến mất trong giai đoạn này.

Gần với nhân của tế bào động vật là các cấu trúc được gọi là trung thể, bao gồm một cặp trung tử bao quanh bởi một tập hợp protein lỏng lẻo. Trung thể là trung tâm tổ chức vi ống của tế bào. Một tế bào kế thừa một trung thể duy nhất tại phân chia tế bào, trung thể này được nhân đôi trước khi một vòng mới của nguyên phân bắt đầu, tạo thành một cặp trung thể. Hai trung thể sẽ trùng hợp tubulin để giúp tạo thành thoi phân bào nhờ vi ống. Protein động cơ sau đó đẩy hai trung thể dọc theo các vi ống đến hai cực đối diện của tế bào. Mặc dù các trung thể giúp tổ chức lắp ráp vi ống, chúng không cần thiết cho sự hình thành của thoi vô sắc, vì trung thể không có ở tế bào thực vật, và không hoàn toàn cần thiết cho sự phân bào của tế bào động vật.

Kì trước giữa

Khi bắt đầu kỳ trước giữa ở tế bào động vật, quá trình phosphoryl hóa các tấm lót màng nhân làm cho màng nhân bị phân rã thành các mảnh nhỏ. Sau khi lớp màng này biến mất, các vi ống có thể thâm nhập vào không gian nhân. Quá trình này được gọi là "nguyên phân mở", chúng xảy ra ở một số sinh vật đa bào. Nấm và một số sinh vật nguyên sinh, chẳng hạn như tảo hoặc trichomonad, thì lại trải qua một biến thể của quá trình trên gọi là "nguyên phân đóng", tức là các thoi sẽ hình thành ngay bên trong nhân, hoặc các vi ống sẽ thâm nhập nhưng không cần phá hủy màng nhân.

Trong đoạn cuối của kỳ trước giữa, các vi ống thể động bắt đầu tìm kiếm và gắn vào các thể động của nhiễm sắc thể. Thể động là một cấu trúc gắn vi ống gồm nhờ các protein, hình thành trên tâm động nhiễm sắc thể trong giai đoạn sau. Một số vi ống cực tìm và tương tác với các vi ống cực tương ứng từ trung thể đối diện để hình thành thoi vô sắc. Mặc dù cấu trúc và chức năng thể động không được hiểu đầy đủ, người ta biết rằng chúng có chứa một số dạng động cơ phân tử.Khi một vi ống nối với thể động, "động cơ" này sẽ được kích hoạt, sử dụng năng lượng từ ATP để "bước" trên vi ống đi về phía trung thể gốc. Hoạt động của động cơ này, cùng với quá trình trùng hợp và giải trùng hợp vi ống, cung cấp lực kéo cần thiết để sau đó tách hai nhiễm sắc tử của nhiễm sắc thể.


Một tế bào trong kỳ giữa muộn. Tất cả các nhiễm sắc thể (màu xanh) trừ một cái, đã ở mặt phẳng xích đạo.
Kì giữa

Sau khi các vi ống vào vị trí và gắn với các thể động trong kì trước giữa, hai trung thể bắt đầu kéo các nhiễm sắc thể về hai đầu đối diện của tế bào. Sức căng gây ra làm cho các nhiễm sắc thể sắp xếp dọc theo cái gọi là tấm kỳ giữa hoặc mặt phẳng xích đạo, một mặt phẳng ảo nằm ở giữa hai trung thể (ở khoảng trung tâm của tế bào). Để đảm bảo sự phân bố đồng đều của nhiễm sắc thể khi kết thúc nguyên phân, điểm kiểm soát kỳ giữa đảm bảo rằng tất cả các thể động đều được gắn vào thoi và các nhiễm sắc thể được sắp xếp dọc theo tấm kỳ giữa.Nếu tế bào vượt qua điểm chốt này thành công, tế bào sẽ chuyển sang kì sau.

Kì sau

Kì sau chia làm hai giai đoạn: A và B. Trong giai đoạn A, các cohensin đang gắn kết các nhiễm sắc tử chị em sẽ được phân giải, hai nhiễm sắc tử sẽ tách nhau và tạo thành hai nhiễm sắc thể con giống hệt nhau. Việc rút ngắn các vi ống thể động giúp kéo các nhiễm sắc thể con mới được hình thành đến hai cực đối diện của tế bào. Trong giai đoạn B, các vi ống cực sẽ đẩy nhau, làm cho tế bào dài ra. Cuối kì sau, nhiễm sắc thể cũng đạt đến mức cuộn xoắn tối đa của chúng, để giúp phân tách nhiễm sắc thể và hình thành lại của hạt nhân. Ở hầu hết các tế bào động vật, giai đoạn A đứng trước giai đoạn B, nhưng một số tế bào trứng ở động vật có xương sống lại có thứ tự ngược lại của các sự kiện.

Kì cuối

Kì cuối, như tên gọi đã gợi ý, là kết thúc cho nguyên phân. Kì này giống như đảo ngược các sự kiện ở kỳ đầu và kì trước giữa. Tại kì cuối, các vi ống cực phân cực tiếp tục đẩy nhau, làm tế bào dài ra nhiều hơn. Trong trường hợp lớp màng nhân bị phá võ, một màng nhân mới sẽ được hình thành nhờ sử dụng các mảnh màng nhân cũ của tế bào mẹ. Màng nhân mới sẽ hình thành xung quanh mỗi bộ nhiễm sắc thể con riêng biệt (mặc dù màng không bao lấy cả các trung thể) và nhân con lại xuất hiện. Cả hai bộ nhiễm sắc thể, giờ đây được bao quanh bởi màng nhân mới, bắt đầu "dãn xoắn" hoặc giải co xoắn. Nguyên phân đến đây là hoàn tất. Mỗi nhân mới có một bộ nhiễm sắc thể giống hệt nhau. Quá trình phân chia tế bào chất có thể hoặc có thể không xảy ra, điều này tùy thuộc vào sinh vật.

0
1
Nguyễn Mai
24/12/2018 22:00:19
Câu 7
ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. 
Số lượng NST của một số loài
Người             2n= 46; n=23
Tinh tinh        2n=48;  n= 24
Gà                  2n=78;  n= 39
Đậu Hà Lan     2n=14;  n=7
Ngô                 2n=20;  n=10
Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là lưỡng bội, kí hiệu 2n NST. Bộ NST trong giao tử chỉ chứa mỗi NST của cặp tương đồng được gọi là đơn bội, kí hiệu n NST.
1
0
doan man
24/12/2018 22:02:49
5. Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN – Nhờ các Enzim tháo xoắn 2 mạch đơn của ADN tách dần. (Chạc chữ Y)
Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới – Enzim ADN-polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn mẫu (nguyên tắc khuôn mẫu) tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung.
– Trên mạch khuôn 3’-5’ mạch bổ sung tổng hợp liên tục, trên mạch khuôn 5’-3’ mạch bổ sung tổng hợp ngắt quãng (đoạn Okazaki), sau nói lại nhờ Enzim nối.
Bước 3: Hai phân tử ADN con được tạo thành – Giống nhau, giống ADN mẹ.
– Mỗi ADN con đều có một mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường, mạch còn lại là của ADN mẹ (nguyên tắc bán bảo tồn).
Kết luận Quá trình nhân đôi ADN dựa trên 2 nguyên tắc là nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn đảm bảo từ 1 ADN ban đầu sau 1 lần nhân đôi tạo ra 2 ADN con giống hệt nhau và giống hệt ADN mẹ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×