Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cho biết lịch sử phát triển của các ngành nghề thuộc nông, lâm, ngư nghiệp

1. Cho biết lịch sử phát triển của các ngành nghề thuộc nông, lâm, ngư nghiệp.
2. Liên hệ: cho biết phương hướng, nhiệm vụ phát triển các nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp trong tương lai.
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.663
6
1
Phạm Ngọc Na
05/03/2018 20:51:30
2,
Phương hướng phát triển các ngành  
3.1. Trồng trọt  
a. Cây lương thực  
Phát triển hai loại cây lương thực chính là lúa và ngô. Duy trì và ổn định diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt ở mức 12.000-12.500 Ha. Tập trung xây dựng những cánh đồng trồng lúa cao sản và chất lượng cao ở các xã vùng giữa (Tam Hồng, Yên Phương, Yên Đồng, Nguyệt Đức, Liên Châu, Văn Tiến).  
Đưa các giống mới với năng suất và chất lượng cao vào sản xuất. Tăng sản lượng lương thực có hạt lên 70.000-71.000 tấn vào năm 2010 đảm bảo mục tiêu lương thực bình quân đầu người ở mức 470 Kg/người.  
Đưa một số giống lúa đặc sản, chất lượng cao vào sản xuất để tăng giá trị sản phẩm lương thực hàng hoá và góp phần tăng giá trị sản xuất trên 1 ha đất. Dành khoảng 15 % diện tích để gieo trồng các giống lúa đặc sản chất lượng cao.  
Giảm diện tích ngô để dành đất cho các loại cây công nghiệp và rau, đậu có giá trị cao hơn.  
b. Rau, đậu thực phẩm  
Phát triển mạnh rau, đậu thực phẩm (nhất là vụ Đông) để tăng tỷ suất hàng hoá và giá trị sản xuất trên 1 Ha, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.  
Mở rộng diện tích trồng rau, đậu. Nâng diện tích trồng rau, đậu thực phẩm các loại lên 1.550-1.600 Ha với sản lượng 23.000-24.000 tấn năm.  
Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm. Tăng diện tích các loại rau, đậu có giá trị cao như cà chua, gia vị, dưa chuột, ớt, hành tỏi, cà rốt, nấm...  
Xây dựng các vùng tập trung trồng rau sạch, cao cấp theo công nghệ cao tại các xã Tề Lỗ, Hồng Phương và Hồng Châu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư trên địa bàn huyện, mở rộng thị trường ra ngoài huyện và phục vụ cho xuất khẩu.  
c. Cây công nghiệp ngắn ngày  
Lạc  
+ Tăng nhanh diện tích trồng lạc để đến năm 2010 đạt trên 1.000 Ha.  
+ Đưa các giống mới có năng suất cao và chất lượng tốt vào sản xuất.  
Đậu tương  
+ Mở rộng diện tích, dự kiến đưa diện tích trồng đầu tương lên hơn 2.500 ha vào năm 2010.  
+ Đưa vào sử dụng các giống mới cho năng suất cao và chất lượng tốt vào sản xuất.  
- Các loại cây hàng năm khác (cây làm thuốc, thức ăn gia súc, hoa-cây cảnh...).  
+ Định hướng chung là tăng diện tích để góp phần tăng giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp. Dự kiến diện tích sẽ đạt 390-400 Ha vào năm 2010.  
d. Cây ăn quả và các loại cây dài ngày khác  
Tập trung thâm canh diện tích hiện có, trồng mới thay thế những loại cây có giá trị và năng suất thấp, đẩy nhanh tiến độ hình thành các trang trại kết hợp nuôi thuỷ sản với trong cây ăn quả với cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được kiểm nghiệm như cam quýt, nhãn, vải, chuối, đu đủ.  
Hàng năm đưa khoảng 50-80 ha ruộng vùng trũng kém hiệu quả sang làm ao thả cá kết hợp trồng cây ăn quả trên bờ. Đảm bảo diện tích trồng cây ăn quả (chủ yếu là cam quýt, nhãn, vải, chuối, đu đủ) theo quy chuẩn vào khoảng 320-350 Ha.  
Dâu tằm : Bố trí diện tích quy hoạch khoảng 1.200 Ha ở các xã vùng bãi Sông Hồng. Trên diện tích này thực hiện luân canh các loại cây trồng phù hợp (ngô, đậu tương, rau đậu, dưa chuột, dưa hấu...). Diện tích trồng dâu cụ thể bố trí hàng năm tuỳ thuộc vào nhu cầu của thị trường. Chú ý đưa các giống mới chất lượng cao vào sản xuất.  
đ. Bố trí phân vùng các loại cây  
Vùng phía Bắc : Gồm 2 xã (Đồng Văn, Đồng Cương) và một phần các xã Đồng Tâm, Tề Lỗ, Bình Định và Trung Nguyên. Các loại cây trồng chính là lạc, đậu tương, dưa hấu, rau cao cấp.  
Vùng giữa : Bao gồm 7 xã (Thị trấn Yên Lạc, Yên Đồng, Tam Hồng, Liên Châu, Yên Phương, Nguyệt Đức, Văn Tiến) và một phần các xã Đồng Văn, Tề Lỗ, Bình Định và Trung Nguyên. Tổng diện tích 4.000-4.100 Ha. Vùng trũng : chuyển 300-400 ha sang nuôi trồng thuỷ sản. Thâm canh 3.600-3.800 Ha lúa cao sản và đặc sản.  
Vùng đất bãi : Bao gồm 6 xã ven Sông Hồng với tổng diện tích 1.550 ha. Hướng bố trí trồng dâu, dưa, đậu tương, rau cao cấp, cây gia vị... theo hình thức luân canh.  
3.2. Chăn nuôi  
Phương hướng chung là phát triển chăn nuôi hàng hoá theo mô hình trang trại và đưa chăn nuôi trở thành một sản xuất chính, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi (kể cả nuôi trồng thuỷ sản) trong khu vực nông-lâm-ngư lên 48% năm 2010 và trên 60% năm 2020.  
Phát triển đàn lợn nạc hoá. Đến năm 2010 đưa tổng đàn lợn lên 60.000 con với sản lượng thịt hơn đạt khoảng 8.000 tấn.  
Tập trung mở rộng đàn bò theo hướng Sind hóa, để đến năm 2010 có tổng đàn bò đạt 19.000 con được sind hoá 100%. Sản lượng thịt bò hơi năm 2010 đạt gần 500 tấn. Phát triển đàn bò sữa, trước hết là ở Trung Nguyên, sau đó phổ biến rộng rãi ra các xã khác.  
Phát triển chăn nuôi gia cầm, tập trung vào nuôi gà siêu thịt. Đến năm 2010 tổng đàn gia cầm (chủ yếu là gà) có 600 ngàn con với sản lương thịt hơn đạt 2.100 tấn.  
Khuyến khích các hộ gia đình nuôi gia cầm quy mô lớn theo phương pháp công nghiệp. Từng bước đưa các trại chăn nuôi gia súc và gia cầm tập trung ra khỏi khu vực dân cư.  
3.3. Nuôi trồng thuỷ sản  
Tổ chức phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản hàng hoá để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong huyện và xuất khẩu ra bên ngoài.  
Tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản lên 1.200 Ha năm 2010 (tăng 450-500 Ha so với hiện nay), sau đó lên 1.500 Ha vào năm 2015 và ổn định mức này trong những năm sau.  
Tổ chức chăn nuôi thuỷ sản theo hình thức kinh tế trang trại. Xây dựng và phát triển các trang tại nuôi trồng thuỷ sản tập trung kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng cây ăn quả ở các khu vực Đầm Khanh, Đầm Sáu Vó.  
Trọng tâm phát triển ngành là tập trung nuôi cá thịt, sản xuất con giống và nuôi các loại con đặc sản cho năng suất và giá trị kinh tế cao như cá trắm đen, cá chim trắng, cá chép lai, cá quả, rô phi đơn tính, cá rô đồng, tôm càng xanh, ba ba, ếch v.v....  
Đưa tiến bộ khoa học-công nghệ nuôi trồng thuỷ sản vào sản xuất (giống mới, thức ăn chế biến an toàn, cơ giới hoá việc làm thoáng mặt nước, cấp nước sạch và thoát nước thải, phòng chống dịch bệnh...). Từng bước tổ chức sản xuất, bảo quản và tiêu thụ hàng hoá theo kiểu công nghiệp.  
Hình thành các trang trại sinh thái trên cơ sở kết hợp nuôi thủy sản với chăn nuôi gia cầm, gia súc, trồng cây ăn quả, cây dài ngày và du lịch sinh thái (khu vực Đầm Khanh, Đầm Sáu Vó).  
Thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và nguồn nước trong quá trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản.  
3.4. Dịch vụ nông nghiệp  
Để lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp thực sự là bộ phận cấu thành, tạo ra giá trị sản xuất ngày càng tăng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp, khu vực dịch vụ nông nghiệp phải tăng trưởng với tốc độ 9,6%/năm và phát triển theo hướng sau:  
- Đổi mới toàn diện phương thức, nội dung và mở rộng lĩnh vực hoạt động của các tổ chức hoạt động dịch vụ nông nghiệp trên nguyên tắc kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo không những khâu dịch vụ đầu vào mà còn đảm bảo đầu ra cho các loại nông sản của huyện;  
- Các tổ chức làm dịch vụ phấn đấu làm tốt các khâu cơ bản: dịch vụ thuỷ nông nội đồng, dịch vụ giống, bảo vệ thực vật, dịch vụ làm đất bằng máy và hướng dẫn chuyển giao công nghệ, dịch vụ chế biến, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.  
- Cải tiến cơ chế quản lý và hoạt động dịch vụ (giao khoán, đấu thầu cung cấp dịch vụ, có chính sách thoả đáng đối với những người cung cấp dịch vụ, đào tạo đội ngũ lao động làm công tác dịch vụ có trình độ chuyên môn và quản lý ngày càng cao và nâng cao chất lượng dịch vụ); Tăng cường mối quan hệ giữa các tổ chức hoạt động dịch vụ với các đơn vị làm công tác chuyển giao công nghệ (khuyến nông, khuyến ngư, các Trạm giống, Trạm bảo vệ thực vật, các tổ chức nghiên cứu khoa học...) đảm bảo cho dịch vụ nông nghiệp thường xuyên đổi mới và hoạt động có hiệu quả.  
- Phấn đấu đến năm 2010, giá trị tổng sản phẩm dịch vụ nông nghiệp đạt trên 9,5 tỷ đồng (giá so sánh 1994), chiếm gần 3,0% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.  
3.5. Phát triển mô hình kinh tế trang trại  
Trên cơ sở xác định mô hình sản xuất trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao, hướng phát triển từ nay đến năm 2010 đối với mô hình sản xuất này là:  
- Phấn đấu từ nay đến 2010 mỗi xã có khoảng 5-10 trang trại theo tiêu trí trang trại chung của thông tư 69/2000/TTLB;  
- Phấn đấu 1 ha đất chuyển đổi sản xuất mô hình trang trại đạt trên 70-80 triệu đồng 1 ha.  
4. Những giải pháp chính  
4.1. Quy hoạch lại sử dụng đất đai  
- Kết hợp các biện pháp khuyến nông và thuỷ lợi, duy trì hệ số sử dụng đất trong khoảng 2,5 lần trong suốt thời kỳ đến năm 2010.  
- Quy hoạch và sắp xếp lại diện tích đất giao cho các hộ gia đình (dồn điền, đổi thửa, cải tạo đất) phù hợp với mô hình sản xuất hàng hoá trang trại, thuận tiện cho việc cơ giới hoá và chuyển đổi cơ cấu sản xuất.  
- Bố trí lại cơ cấu diện tích đất cho các loại cây trồng để phát triển các cây có giá trị kinh tế cao phục vụ nhu cầu thị trường như cây ăn quả (vải, nhãn, cam quýt, chuối,...) và cây thực phẩm giá trị cao (rau, đậu, cà chua, các loại gia vị....)  
- Chuyển diện tích các vùng trũng và trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trổng thuỷ sản kết hợp chăn nuôi và trồng cây dài ngày hiệu quả cao.  
- Dồn điền, đổi thửa dồn diện tích công điền và ao hồ, mặt nước để có cơ sở phát triển trang trại bằng cách vận động nông dân đổi ruộng, chuyển nhượng đất cho nhau để mỗi hộ làm kinh tế trang trại có diện tích đất sản xuất ít nhất là 1,0 ha trở lên;  
4.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp  
- Xây dựng đường giao thông vào các khu trang trại và các cánh đồng (sau khi đã được quy hoạch lại) đảm bảo xe cơ giới đi được đến tất các các cánh đồng, các trang trại;  
- Xây dựng thêm các trạm biến áp và đường dây điện đến các khu trang trại, cơ sở hậu cần phục vụ sản xuất, dịch vụ nông nghiệp.  
- Sửa chữa, nâng cấp các Trạm bơm và cứng hoá nốt 200 Km kênh mương.  
- Xây dựng hệ thống cấp và thoát nước thải, xử lý môi trường... cho các trang trại nuôi gia cầm, gia súc và nuôi cá tập trung.  
4.3. Chuyển giao khoa học công nghệ, khuyến nông, khuyến ngư và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông-ngư nghiệp  
- Củng cố Trạm bảo vệ thực vật, Trạm thú y huyện và các cơ sở dịch vụ để đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, tổ chức chuyển giao, phổ biến khoa học-công nghệ và các giải pháp về bảo vệ động, thực vật, bảo vệ môi trường cho nông dân.  
- Phát triển các dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất : Hình thành được mạng lưới cung cấp giống, thức ăn chế biến an toàn, dự báo dịch bệnh, công tác thú y, áp dụng tiến bộ khoa học-công nghệ, bảo hiểm vật nuôi, cây trồng và hỗ trợ tìm thị trường cho các sản phẩm của trang trại, chuẩn bị cơ sở kho chứa, bảo quản và chế biến sản phẩm;  
- Thực hiện các giải pháp kỹ thuật thâm canh và đưa các giống lúa mới với năng suất cao và dành một tỷ lệ hợp lý cho các giống đặc sản chất lượng cao. Duy trì và ổn định diện canh tác lúa 3.600-3.800 ha, còn lại tập trung chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với trồng cây ăn quả, cây dài ngày có giá trị kinh tế cao.  
- Chuyển đổi mùa vụ. Mở rộng diện tích lúa Xuân muộn. Tập trung phát triển sản xuất vụ Đông, đưa thành vụ sản xuất chính. Coi vụ Đông là nguồn chính để tăng giá trị sản lượng trên 1 ha đất nông nghiệp.  
4.4. Các giải pháp hỗ trợ vốn  
- Huyện hỗ trợ một phần, nhân dân đóng góp và sử dụng vốn tín dụng để xây dựng hạ tầng (đường giao thông, cấp điện, nước và cải tạo đồng ruộng) trong quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa ruộng.  
- Các cấp chính quyền tạo điều kiện và có biện pháp hỗ trợ cho vay vốn tín dụng trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi cho các hộ chủ trang trại;  
- Dành kinh phí từ các chương trình khuyến nông, khuyến ngư để tổ chức chuyển giao công nghệ, tập huấn, bồi dưỡng và phổ biến kỹ thuật, kiến thức về quản lý kinh tế trang trại, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thú y, sơ chế và bảo quản sản phẩm, cung cấp thông tin về thị trường, về khoa học-công nghệ... cho chủ trang trại và các hộ nông dân;  
- Thực hiện xã hội hoá việc cứng hoá kênh mương (nhu cầu vốn cho cững hoá 200 Km kênh mương khoảng 30 tỷ với cơ cấu nguồn vốn như sau : huyện 50%, xã 30% dân đóng góp 20%).  
- Hợp tác, liên doanh để tạo nguồn vốn đầu tư cho chương trình đổi mới và đưa vào sản xuất các loại giống cây trông, vật nuôi và công tác bảo quản và sơ chế sản phẩm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×