Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cho biết tình hình đất nước dưới thời Ngô có gì đặc biệt?

4 trả lời
Hỏi chi tiết
2.690
5
5
doan man
05/11/2018 20:08:22
Năm 944, Ngô Quyền mất. Hai con là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn còn trẻ, không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền trung ương.
Một viên quan là Dương Tam Kha đã tiếm quyền, tự xưng là Bình Vương. Ngô Xương Ngập bỏ trốn.
Các phe phái nổi lên khắp nơi, đất nước lâm vào tình trạng không ổn định.
Năm 950, Ngô Xương Văn được sự ủng hộ của các tướng lĩnh đã lật đổ được Dương Tam Kha, giành lại ngôi vua. Xương Văn mời anh về cùng nhau trông coi việc nước. Song, do mâu thuẫn nội bộ, uy tín nhà Ngô giảm sút.
Năm 965, Ngô Xương Văn chết. Cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương vẫn tiếp diễn. Lúc đó, đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn bởi 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh lẫn nhau, sử cũ gọi là "Loạn 12 sứ quân", đó là :
1. Ngô Nhật Khánh chiếm giữ Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội ngày nay)
2. Kiều Công Hãn giữ Phong Châu (Phú Thọ ngày nay)
3. Kiều Thuận giữ Hồi Hồ (Cẩm Khê - Phú Thọ ngày nay)
4. Nguyễn Khoan giữ Tam Đái (Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc ngày nay)
5. Nguyễn Thủ Tiệp giữ Tiên Du (Bắc Ninh ngày nay)
6. Nguyễn Siêu giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì - Hà Nội ngày nay)
7. Lý Khuê giữ Siêu Loại (Thuận Thành - Bắc Ninh ngày nay)
8. Lữ Đường giữ Tế Giang (Văn Giang - Hưng Yên ngày nay)
9. Phạm Bạch HỔ giữ Đằng Châu (Kim Động - Hưng Yên ngày nay)
10. Đỗ cảnh Thạc giữ Đỗ Động Giang (Quốc Oai - Hà Nội ngày nay)
11. Trần Lãm giữ Bô' Hải Khẩu (thành phố Thái Bình ngày nay)
12. Ngô Xương Xí giữ Bình Kiều (Triệu Sơn - Thanh Hoá ngày nay)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
4
Kim Sang
05/11/2018 20:08:23
* Tình hình đất nước thời Ngô :
+ Năm 944, Ngô Quyền mất. Hai con là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn còn trẻ, không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền trung ương.
Một viên quan là Dương Tam Kha đã tiếm quyền, tự xưng là Bình Vương. Ngô Xương Ngập bỏ trốn.
Các phe phái nổi lên khắp nơi, đất nước lâm vào tình trạng không ổn định.
Năm 950, Ngô Xương Văn được sự ủng hộ của các tướng lĩnh đã lật đổ được Dương Tam Kha, giành lại ngôi vua. Xương Văn mời anh về cùng nhau trông coi việc nước. Song, do mâu thuẫn nội bộ, uy tín nhà Ngô giảm sút.
+ Năm 965, Ngô Xương Văn chết. Cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương vẫn tiếp diễn. Lúc đó, đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn bởi 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh lẫn nhau, sử cũ gọi là "Loạn 12 sứ quân", đó là :
1. Ngô Nhật Khánh chiếm giữ Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội ngày nay)
2. Kiều Công Hãn giữ Phong Châu (Phú Thọ ngày nay)
3. Kiều Thuận giữ Hồi Hồ (Cẩm Khê - Phú Thọ ngày nay)
4. Nguyễn Khoan giữ Tam Đái (Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc ngày nay)
5. Nguyễn Thủ Tiệp giữ Tiên Du (Bắc Ninh ngày nay)
6. Nguyễn Siêu giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì - Hà Nội ngày nay)
7. Lý Khuê giữ Siêu Loại (Thuận Thành - Bắc Ninh ngày nay)
8. Lữ Đường giữ Tế Giang (Văn Giang - Hưng Yên ngày nay)
9. Phạm Bạch HỔ giữ Đằng Châu (Kim Động - Hưng Yên ngày nay)
10. Đỗ cảnh Thạc giữ Đỗ Động Giang (Quốc Oai - Hà Nội ngày nay)
11. Trần Lãm giữ Bô' Hải Khẩu (thành phố Thái Bình ngày nay)
12. Ngô Xương Xí giữ Bình Kiều (Triệu Sơn - Thanh Hoá ngày nay)
5
1
Chymtee :"v
05/11/2018 20:08:39
Tình hình đất nước dưới thời Ngô (939-967) Sau khi đánh bại cuộc xâm lược lần thứ hai của quân Nam hán, với uy danh của chiến thắng Bạch Đằng, năm 939, Ngô Quyền xưng vương, bãi bỏ chế độ tiết độ sứ, xây dựng triều đình mới, lấy Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội) làm kinh đô, dựng cung điện.Lăng Ngô Quyền hiện nay ở Đường Lâm, Ba Vì (Hà Tây)Sử cũ không cho biết gì thêm về tổ chức nhà nước trung ương đương thời. Ở địa phương, các châu huyện được giữ nguyên. Các thứ sử như Đinh Công Trứ tiếp tục cai quản châu của mình. Giáp, làng vẫn là những đơn vị hành chính cơ sở. Bên cạnh các xóm làng cổ truyền có một số làng mới hình thành và một vài trang trại. Những chủ trang trại có thể là quan chức cũ của chính quyền đô hộ, ở lại lập nghiệp lâu dài trên đất nước ta như họ Hồ ở trang Bàu Đột (Quỳnh Lưu - Nghệ An), họ Lã ở Tiên Du (Bắc Ninh)...hoặc các thổ hào địa phương như họ Dương Ở Dương Xá (Đông Sơn – Thanh Hóa), họ Lê ở Đông Sơn (Thanh Hóa) v.v...Tuy đã trải qua hơn 30 năm độc lập với hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, nhưng những tàn dư của chế độ đô hộ cũ vẫn còn nhiều, tình hình xã hội còn phức tạp. Sự thành lập của nhà Ngô với người đứng đầu là Ngô Quyển chưa đủ điều kiện để giữ vừng sự ổn định lâu dài.Năm 944, Ngô Quyền chết. Người em vợ là Dương Tam Kha cướp ngôi và xưng là Bình Vương. Con trưởng của Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập sợ liên lụy đã phải bỏ trốn khỏi kinh thành lên đất Trà Hương (Kim Thành - Hải Dương) nương nhờ hào trưởng Phạm Lệnh Công. Mâu thuẫn trong dòng họ thống trị nảysinh. Năm 950, Ngô Xương Văn (em của Xương Ngập) được sự ủng hộ của các chỉ huy sứ Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi đã nhân việc cầm quân đi đàn áp cuộc nổi dậy của các thôn Đường, Nguyễn ở Thái Bình(Quốc Oai - Hà Tây), quay về kinh đô bắt Dương Tam Kha, giành lại chính quyền. Xương Văn tự xưng là Nam tấn vương và cho người lên Trà Hương mời anh mình về cùng coi việc nước. Xương Ngập về, tự xưng là Thiên sách vương, nắm hết quyền hành. Mâu thuẫn nội bộ nhà Ngô đã tạo điều kiện cho các thổ hào, thứ sử địa phương nổi dậy, mộ quân, làm chủ vùng mình trấn trị, tách khỏi chính quyền trung ương.Nguồn: Đại cương Lịch sử Việt Nam – Tập 1. Nhà Xuất bản Giáo Dục – Chủ biên G.S Trương Hữu Quýnh. Tr 108-110 Triều Ngô (939-967) Ngô Quyền Phá Quân Nam Hán (897-944)Ngô Quyền là bộ tướng của Dương Đình Nghệ sinh ngày 12 tháng 3 nǎm Đinh Tỵ (897) ở Đường Lâm (BaVì, Hà Tây). Cha Ngô Quyền là Ngô Mân, một hào trưởng có tài. Lớn lên trên quê hương có truyền thống bất khuất, nơi sản sinh và nuôi dưỡng người anh hùng dân tộc Phùng Hưng, Ngô Quyền sớm tỏ rõ chí khí phi thường hiếm thấy. Vì có tài nên Dương Đình Nghệ giao cho Ngô Quyền cai quản đất A'i Châu và gả con gái cho. Trong 5 nǎm (934-938), Ngô Quyền đã đem lại yên vui cho đất A'i Châu, tỏ rõ là người có tài đức.Khi Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại, và vua Nam Hán là Lưu Cung cho con là Vạn vương Hoằng Tháo đem quân sang xâm lược nước ta, Ngô Quyền đã nhanh chóng tập hợp lực lượng để trừ nội phản, diệt ngoại xâm.Tháng 12 nǎm Mậu Tuất (938) các chiến thuyền của giặc hùng hổ vượt biển tiến vào sông Bạch Đằng. Chúng nghênh ngang tràn vào trận địa mai phục của Ngô Quyền. Bị đánh bất ngờ nên chỉ trong một thời gian rất ngắn thuyền giặc bị đắm gần hết, quân giặc bị chết quá nửa, máu chảy loang đỏ khúc sông, Hoằng Tháo cũng bị đâm chết tại trận.Sau chiến thắng, Ngô Quyền xưng vương, bãi bỏ chức Tiết độ sứ, đóng đo ở Cổ Loa (Hà Nội). Để củng cố trật tự triều chính, Ngô Quyền đặt ra các chức quan vǎn võ, quy định nghi lễ trong triều. Đáng tiếc, thời tại ngôi của Ngô Quyền quá ngắn ngủi, chỉ được 6 nǎm (939-944) thì mất, thọ 47 tuổi.
1
1
Ngô Nhật
16/11/2021 21:51:59
Năm 944, Ngô Quyền mất. Hai con là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn còn trẻ, không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền trung ương.
Một viên quan là Dương Tam Kha đã tiếm quyền, tự xưng là Bình Vương. Ngô Xương Ngập bỏ trốn.
Các phe phái nổi lên khắp nơi, đất nước lâm vào tình trạng không ổn định.
Năm 950, Ngô Xương Văn được sự ủng hộ của các tướng lĩnh đã lật đổ được Dương Tam Kha, giành lại ngôi vua. Xương Văn mời anh về cùng nhau trông coi việc nước. Song, do mâu thuẫn nội bộ, uy tín nhà Ngô giảm sút.
Năm 965, Ngô Xương Văn chết. Cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương vẫn tiếp diễn. Lúc đó, đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn bởi 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh lẫn nhau, sử cũ gọi là "Loạn 12 sứ quân", đó là :
1. Ngô Nhật Khánh chiếm giữ Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội ngày nay)
2. Kiều Công Hãn giữ Phong Châu (Phú Thọ ngày nay)
3. Kiều Thuận giữ Hồi Hồ (Cẩm Khê - Phú Thọ ngày nay)
4. Nguyễn Khoan giữ Tam Đái (Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc ngày nay)
5. Nguyễn Thủ Tiệp giữ Tiên Du (Bắc Ninh ngày nay)
6. Nguyễn Siêu giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì - Hà Nội ngày nay)
7. Lý Khuê giữ Siêu Loại (Thuận Thành - Bắc Ninh ngày nay)
8. Lữ Đường giữ Tế Giang (Văn Giang - Hưng Yên ngày nay)
9. Phạm Bạch HỔ giữ Đằng Châu (Kim Động - Hưng Yên ngày nay)
10. Đỗ cảnh Thạc giữ Đỗ Động Giang (Quốc Oai - Hà Nội ngày nay)
11. Trần Lãm giữ Bô' Hải Khẩu (thành phố Thái Bình ngày nay)
12. Ngô Xương Xí giữ Bình Kiều (Triệu Sơn - Thanh Hoá ngày nay)

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k