Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cho câu nói sau: ''Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi''. Hãy nêu nhận xét của em về câu nói trên

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
4.546
3
0
Nguyễn Danh Thái
26/03/2018 16:35:21
Trong đời sống, lối ứng xử "yêu cho roi cho vọt…" có thể thấy ở mọi nơi, không chỉ có trong mối quan hệ giữa bề trên với người ít tuổi, cũng không chỉ có trong đời sống giáo dục ở gia đình, nhà trường. Trong nhiều trường hợp, sự lợi - hại, hay - dở từ cách ứng xử "yêu cho roi cho vọt…" có khi được quyết định bởi cách thức, thái độ tiếp nhận/nhìn nhận của những người liên quan. Chuyện yêu ghét gắn với cách thức phê bình - tiếp nhận phê bình bao giờ cũng tạo hệ quả, hệ lụy xấu và có thể rất xấu nếu thái độ thiếu khách quan ở mức trầm trọng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
0
Nguyễn Danh Thái
26/03/2018 16:37:06
“Yêu cho roi cho vọt” không phải là vì yêu quý, vì chăm lo, (hay nhân danh điều này) mà hơi một tí là cầm roi, rồi đánh mắng, đe nẹt. Để con trẻ vì sợ, không dám phạm lỗi, đương nhiên sẽ ngoan. Thái độ trịch thượng, xa cách, mặt lạnh như tiền, hỏi han trò chuyện mà như… hỏi cung. Làm cho người có lỗi (hoặc không) sợ chết khiếp, nói không ra hơi, khóc chẳng thành lời, tạo thành một khoảng cách vô cùng đáng sợ giữa người chăm lo, dạy dỗ với người được dạy dỗ… Rất tiếc, nhiều ông bố, bà mẹ, nhiều bậc thầy cô vẫn thường nghĩ như vậy. Họ cho rằng đó mới là “trên ra trên dưới ra dưới”, “thân mật, gần gũi quá, biết mình cưng, chúng lờn, đâm coi thường, mất uy”… Là cách để duy trì kỷ luật, đưa vào khuôn khổ.
8
0
Nguyễn Thành Trương
26/03/2018 17:21:21
Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi: Đây là một câu tục ngữ nói về cách mà con người ta đối xử với nhau khi giáo dục, chỉ bảo người khác. Nếu thực lòng muốn cho người khác tốt lên, thì người dạy sẽ nghiêm khắc, thẳng thắn phê bình cái chưa tốt, để người kia nhận ra cái chưa được mà học hỏi, tiếp thu và tiến bộ. Còn khi người ta ghét, hoặc hời hợt, không quan tâm, không thực lòng chỉ bảo, thì họ bày tỏ thái độ với người kia lúc nào cũng ngọt nhẹ, nói lời tốt đẹp cho qua truyện, thực chất chẳng đóng góp được gì tốt cho người khác.
Ví dụ như trong việc giáo dục con cái, phải nghiêm khắc với con khi con làm sai, chứ đừng lúc nào cũng cưng chiều, rồi đứa con sẽ tưởng thế là lúc nào nó cũng tốt đẹp, không bao giờ biết cái lỗi, cái sai của bản thân.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×