LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cho ví dụ để phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm (hai ví dụ từ nhiều nghĩa, hai ví dụ từ đồng âm)

9 trả lời
Hỏi chi tiết
29.503
60
37
Phương Dung
23/10/2017 20:22:31
+ Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa có mối quan hệ nhất định với nhau, xem xét nghĩa của từ nhà trong các trường hợp sau:
(1) Ngôi nhà đã được xây xong.
(2) Dọn nhà đi nơi khác.
(3) Cả nhà đều có mặt đông đủ.
(4) Nhà Dậu mới được cởi trói.
(5) Nhà Tiền Lê đổ, nhà Lí lên thay.
(6) Nhà ơi, giúp tôi một tay.
Như vậy, từ nhà có các nghĩa:
+ Công trình xây dựng để ở, làm việc (1);
+ Chỗ ở, nơi ở và các đồ đạc của một gia đình (2);
+ Gia đình, những người sống cùng nhà (3);
+ Chỉ người thay mặt cho một gia đình (thường dùng ở nông thôn) (4);
+ Triều đình, dòng họ nhà vua (5);
+ Tiếng để gọi vợ hoặc chồng (thường dùng ở nông thôn) (6).
Trong đó các trường hợp nghĩa đều có mối liên hệ với nghĩa ở trường hợp (1).
- Từ đồng âm là những từ chỉ giống nhau về mặt âm thanh, nghĩa của chúng không có mối liên hệ nào. Ví dụ từ đồng:
+ ruộng đồng
đồng (kim loại)
đồng (đơn vị tiền tệ)
đồng lòng

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
40
36
nguyễn văn A
23/10/2017 20:23:06

-        VD: Xác định từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong ví dụ sau:

-        Chúng ta cùng ngồi vào bàn1 để bàn 2 về cách dạy Tiếng Việt.

-        Bàn3 phím của chiếc đàn này thật xinh.
 

  • VD:           Mùa xuân(1) là tết trồng cây
  •          Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2).
  • Ta thấy rằng: “xuân”(2) được dùng theo nghĩa chuyển vì“xuân” có thể thay thế bằng “tươi đẹp”. Sau khi HS đã nắm bắt được bản chất của kiến thức, để cho học sinh có kỹ năng phân biệt, GV cần biên soạn thành những dạng bài tập hỗn hợp cả từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để HS luyện tập.
23
23
Nguyễn Thùy Linh
23/10/2017 20:23:15
Từ đa nghĩa (cách gọi khác từ nhiều nghĩa những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại. ...
VD: Ăn, đi
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh ( thường  chữ viết giống nhau, đọc giống nhau ) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. 
VD: Bò, đậu
21
23
Trà Đặng
23/10/2017 20:26:04
Từ đồng âm khác nghĩa:là những từ có cấu tạo trong mặt ngữ pháp thì giống nhau những nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau.VD:bàn có nhiều nghĩa: 
Nghĩa 1:là vật gắn liền với tuổi học sinh,dùng để học trong nhà trường 
Nghĩa 2:là hoạt động nói chuyện,trao đổi về vấn đề gì đó 
Từ nhiều nghĩa:có cùng cấu tạo,có nhiều nghĩa và nghĩa có thể rộng và có thể hẹp 
VD;chân: 
Nghĩa 1:là bộ phận của con người,dùng để đứng vững hoặc để di chuyển .VD:bàn chân của em. 
Nghĩa 2:là đường thẳng nối liền giữa trời và biển.VD: chân trời kia đẹp wá!!!
28
17
Noo Phước Thịnh
23/10/2017 20:41:43

Ví dụ về từ nhiều nghĩa
- Chín (1): chỉ quả đã qua một quá trình phát triển, đạt đến độ phát triển cao nhất, hoàn thiện nhất, độ mềm nhất định, màu sắc đặc trưng.

- Chín (2): Chỉ quá trình vận động, quá trình rèn luyện từ đó, khi đạt đến sự phát triển cao nhất. (Suy nghĩ chín, tình thế cách mạng đã chín, tài năng đã chín)
Ví dụ về từ đồng âm:
- Quà (1): món ăn ngoài bữa chính
- Quà (2): vật tặng cho người khác.

10
13
Quỳnh Anh Đỗ
24/10/2017 07:40:56

-        Chúng ta cùng ngồi vào bàn1 để bàn 2 về cách dạy Tiếng Việt.

-        Bàn3 phím của chiếc đàn này thật xinh.

  • Từ đồng âm là nhiều từ nhưng nghĩa các từ trong văn cảnh đều là nghĩa gốc (còn gọi là nghĩa chính hay nghĩa đen).
  • Còn từ nhiều nghĩa thì chỉ là một từ có một nghĩa gốc còn các nghĩa khác là nghĩa chuyển từ nghĩa gốc.
  •  Trở lại VD ở trên, trong VD1 “bàn” trong “cái bàn” và “bàn” trong “bàn công việc”đều mang nghĩa gốc, VD2 “bàn” trong “cái bàn” mang nghĩa gốc còn “bàn” trong “bàn phím” mang nghĩa chuyển.
  • Vậy làm thế nào để HS phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ?
  •  Các từ mang nghĩa gốc thì nêu được nghĩa khác nhau nhưng phải bằng cách diễn giải.
  • Còn phần nhiều các từ mang nghĩa chuyển thì nêu nghĩa bằng cách thay thế bằng một từ khác(mang nghĩa phụ).
  •  VD:           Mùa xuân(1) là tết trồng cây
  •          Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2).
  • Ta thấy rằng: “xuân”(2) được dùng theo nghĩa chuyển vì“xuân” có thể thay thế bằng “tươi đẹp”. Sau khi HS đã nắm bắt được bản chất của kiến thức, để cho học sinh có kỹ năng phân biệt, GV cần biên soạn thành những dạng bài tập hỗn hợp cả từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để HS luyện tập.
15
13
Mimi Qeen Ni
24/10/2017 20:17:18
Hai ví dụ về từ nhiều nghĩa:
Mũi thuyền
+ Cổ áo

Hai ví dụ về từ đồng âm:
+Con đường    vs     Đường ngọt
+ Khanh khách   vs    Khách hàng
7
4
NoName.150415
27/12/2017 08:45:43
Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa?Lấy ví dụ để tháy sự khác nhau ấy
0
2
NoName.611492
15/11/2019 23:13:47
Cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư