Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cho ví dụ về vật chất và ý thức? Cho một câu ca dao hay tục ngữ và xác định câu đó thể hiện thế giới duy vật hay duy tâm?

Cho ví dụ về vật chất và ý thức?
Cho một câu ca dao hay tục ngữ và xác định câu đó thể hiện thế giới duy vật hay duy tâm?
Cho ví dụ về phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình?
Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình ?
Cho ví dụ về mâu thuẫn và nêu các mặt đối lập ; sự thống nhất giữa các mặt đối lập ; sự đấu tranh giữa các mặt đối lập ?.
Cho ví dụ về chất và lượng?
Cho một câu nói và xác định chất cũ chất mới lượng cũ lượng mới độ điểm nút?
Hãy xác định chất cũ, chất mới, lượng cũ , lượng mới, độ , điểm nút trong các câu ca dao sao đây:
+ Chín quá hóa nâu
+ Có công mài sắc có ngày nên kim
+ Kiến tha lâu cũng đầy tổ
+ Đánh bùn sang ao
+ Rút dây động rừng
+ Tre già măng mọc
+ Nước chảy đá mòn
+ Môi hở răng lạnh
5 trả lời
Hỏi chi tiết
12.553
2
0
doan man
07/11/2018 19:21:12
Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng phát triển, biến đổi.
Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất và việc học tập của sinh viên chúng ta cũng sẽ không thể nằm ngoài điều đó. Để có một tấm băng Đại học chúng ta phải tích lũy đủ số lượng các học phần và để học phần có kết quả tốt chúng ta cần phải tích lỹ đủ sống lượng đơn vị học trình của các môn học. Như vậy các kỳ thi có thể coi thời gian học là độ, các kỳ thi là các điểm nút và kết quả kỳ thi đạt yêu cầu là bước nhảy, bởi kết quả kỳ thi tốt - bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn tích lỹ tri thức trong quá trình học tập rèn luyện của chúng ta.
Do đó, trong hoạt động nhận thức, hoạt động học tập sinh viên phải biết từng bước tích lũy về lượng (tri thức) để làm biến đổi về chất (Kết quả học tập) theo quy luật. Cũng như trong hoạt động của mình ông cha ta chẳng thường có câu "tích tiểu thành đại". "năng nhặt, chặt bị" đó sao?
Những việc làm vĩ đại của con người bao giờ cũng là sự tổng hợp của những việc làm bình thường của con người đó. Quy luật này giúp chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan trong học tập và trong hoạt động thực tiễn hằng ngày.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
doan man
07/11/2018 19:23:06
sự giống nhau và khác nhau giữa phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình
a) Phương pháp siêu hình
Phương pháp siêu hình là phương pháp:
+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.
+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại; nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng. Phương pháp siêu hình làm cho con người "chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật
ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng".

Phương pháp siêu hình bắt nguồn từ chỗ muốn nhận thức một đối tượng nào trước hết con người cũng phải tách đối tượng ấy ra khỏi những mối liên hệ và nhận thức nó ở trạng thái không biến đổi trong một không gian và thời gian xác định. Song phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định bởi hiện thực không rời rạc và ngưng đọng như phương pháp này quan niệm.

b) Phương pháp biện chứng
Phương pháp biện chứng là phương pháp:
+ Nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau.
+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.

Như vậy phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Nó thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái "hoặc là... hoặc là..." còn có cả cái "vừa là... vừa là..." nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa không phải là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau.
Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại. Nhờ vậy, phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới.
0
0
doan man
07/11/2018 19:26:07
ví dụ về phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình
phương pháp luận biện chứng
ví dụ :người ta biết tại sao mưa vì người ta đã nghiên cứu và biết được.
phương pháp luận siêu hình
ví dụ trên: người ta tin rằng mưa là do thượng đế phái rồng phun nước.
0
0
doan man
07/11/2018 19:29:52
ví dụ về mâu thuẫn
mâu thuẫn trong Triết Học không đơn thuần là đối lập hay đối kháng, mà chỉ như hai mặt tờ giấy: không có mặt nào tốt hay xấu hơn, đơn giản là chúng phải có nhau. Mâu thuẫn là thuộc tính của Tự nhiên: có lực hấp dẫn thì có ly tâm, có vật chất thì có phản vật chất, có trái có phải, trên và dưới, nếu không thế thì không có điều kiện cân bằng để tồn tại. Chính thời gian không có hiện tại đúng nghĩa, mà chỉ có quá khứ và tương lai, tức cái đã biết và cái chưa biết. Quy luật vật lý nối kết các mâu thuẫn này:
ví dụ hai otô chạy cùng hướng sẽ tính trước được có đụng nhau hay không.Trong xã hội thì phức tạp hơn thế: anh A và cô B sinh ra tại hai nơi vào hai thời điểm thì khó tính trước sẽ iu nhau và lấy hay không, người ta gọi nôm na đó là số phận.
0
0
doan man
07/11/2018 19:32:31
các mặt đối lập ; sự thống nhất giữa các mặt đối lập ; sự đấu tranh giữa các mặt đối lập Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là quy luật về nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển. Theo quy luật này, nguồn gốc và động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động, phát triển chính là mâu thuẫn khách quan, vốn có của sự vật, hiện tượng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư