LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

20/04/2017 20:32:27

Con người có những tác động nào đến môi trường?

4 trả lời
Hỏi chi tiết
3.943
2
1
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
20/04/2017 20:35:43
Gây ô nhiễm môi trường

Một số hậu quả nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến toàn cầu như mưa acid; Hiệu ứng nhà kính; Lỗ thủng tầng ozone.

  • Công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp, sinh hoạt thải ra môi trường đủ dạng chất thải rắn, nước, khí với hàng triệu tấn/năm.
  • Nước mặt tràn lên mặt đất, sông hồ, ngấm sâu xuống đất, chất khí độc cũng dâng lên cao, gây hại cho tầng ozone.
  • Mặt đất bị xói mòn, lớp phủ đất – dinh dưỡng cho thực vật cũng bị mất dần, đồng thời trở thành bãi chôn rác và phóng xạ.
  • Đất nông nghiệp bị thâm canh bằng đủ các loại hóa chất gây chai cứng đất. Diện tích canh tác bị thu hẹp hàng năm 5 – 7 triệu ha.
  • Nguồn nước sạch bị thu hẹp do khai thác bừa bãi, do ô nhiễm. 60% dân đô thị và nông thôn không có nước để dùng.
  • Nitrat trong nước ngầm tăng nhanh.
  • 1,6 triệu tấn dầu/năm tràn trên mặt biển.
  • Phóng xạ α lên đến 1500 curi, β đến 5000 curi.
  • CO2 trong không khí tăng hàng năm 440 ppm.
  • NOx: 30 triệu tấn/năm, CH4: 550 triệu tấn/năm.
  • Chlor-Fluor-Cacbon (CFC’s): 400 nghìn tấn/năm.
  • Hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ tăng 1,5 - 4,5oC.
  • Nước biển dâng cao.
Gây suy giảm đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học là thuật ngữ để chỉ sự phong phú của các sinh vật sống từ tất cả các nguồn, bao gồm lục địa, biển và các hệ sinh thái thủy sinh khác cũng như tổ hợp sinh thái, bao gồm sự đa dạng trong các chủng loài và hệ sinh thái.

Đa dạng sinh học cung cấp nguồn thực phẩm cho con người, cung cấp nguồn gen quý hiếm, là tác nhân điều hòa sinh học, cung cấp các sản phẩm tự nhiên như thuốc trừ sâu, dược phẩm và các nguyên vật liệu khác, đồng thời còn phục vụ cho môi trường cũng như nhu cầu giải trí của con người.

Nguyên nhân chính gây suy giảm đa dạng sinh học là những hành động phá hoại môi trường sống làm hủy diệt các loài động thực vật, mất tính đa dạng, số cá thể còn lại ít sẽ không đủ sức hỗ trợ cho sự tồn tại của một quần thể, quần thể dễ bị tiêu diệt, tuyệt chủng vì những thay đổi bất thường. Tính đa dạng di truyền của những quần thể này thấp nên khó thích nghi với các biến động khí hậu hoặc các bệnh truyền nhiễm.

Hoạt động săn bắt của con người cũng đã gây sự tuyệt chủng của nhiều thú lớn. Nhập cư của các loài ngoại lai từ khu vực khác cũng dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều giống loài vì gây sự mất cân bằng của chuỗi thức ăn – con mồi.

Mọi hoạt động của con người nhằm tồn tại và phát triển kinh tế-xã hội, nên bên cạnh những tác động xấu đối với môi trường, còn có những tác động tích cực đến hệ sinh thái. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý đến những tác động tiêu cực đối với môi trường để có những giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự thiệt hại cần tránh.

Gây suy giảm chất lượng sống của chính mình
Khái niệm

Chất lượng của cuộc sống là sự thỏa mãn của cá nhân hay sự hạnh phúc với cuộc sống ở một lĩnh vực mà con người cho là quan trọng.

Chất lượng cuộc sống là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa các điều kiện xã hội, sức khỏe, kinh tế và môi trường mà chúng ảnh hưởng tới sự phát triển của môi trường và con người.

Chất lượng cuộc sống phụ thuộc vào trình độ phát triển xã hội, mức thu nhập, môi trường sống, quan hệ xã hội ...

Chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình phụ thuộc trực tiếp vào việc làm ổn định, thu nhập trung bình đầu người, an sinh xã hội (học hành của con cái, chăm sóc sức khỏe, an ninh khu vực ...).

Một số biểu hiện có tính toàn cầu như sau:

  • Nhịp điệu tăng của nông nghiệp giảm dần: Thập kỷ 30 là 3,1%; thập kỷ 60 là 2,5%; năm 1985 là 2,1%. Sản lượng ngũ cốc tăng không đáng kể trong khi đó hoa quả, thịt sữa không tăng; củ giảm. Nạn đói còn diễn ra ở nhiều nơi.
  • Năng lượng hấp thu theo đầu người ở các nước nghèo chỉ có 2.380 kcal/ngày chủ yếu từ thực vật; các nước giàu 3.380 kcal/ngày chủ yếu là động vật; 730 triệu người không đủ calo bù đắp cho hoạt động hàng ngày.
  • Năng lượng sử dụng (điện và các nguồn nhiên liệu khác) ở 42 nước giàu (chiếm 1/4 dân số) đã chiếm tới 4/5 tổng năng lượng thế giới.
  • Bệnh tật tràn lan. Hơn 100 triệu người bị sốt rét; 200 triệu người bị bệnh giun sán. Bệnh AIDS đang lan tràn, nhiều bệnh lạ mới xuất hiện (Ebola ...).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
20/04/2017 20:36:15
Đã có nhiều khung phân loại được đề xuất để liệt kê các tác động có thể có trong khuôn khổ hoạt động nhân tác. Những tác động này khác nhau chủ yếu về chủ điểm của tác giả: bảo vệ động vật và thực vật, sức khỏe của con người, sự cân bằng thiên nhiên. Đối với chúng ta, chủ yếu là để hiểu rõ hơn các mối quan hệ giữa sự quản lý chất phế thải và môi trường, phải tự giới hạn ở 3 loại tác động sau đây:
– Những tác động gắn với thẩm mỹ và tiện nghi.
– Những tác động sinh thái.
– Những tác động độc hại và độc hại sinh thái.
Những tác động gắn với thẩm mỹ và tiện nghi
Các tác động loại này bao gồm mùi, tiếng động, màu sắc, quang cảnh, những bố cục phong cảnh, khói… Quản lý các phế thải thường bao hàm cả tác động đó. Những thí dụ điển hình như sau :
– Trường hợp những kiểu vứt rác, khi rác không được giữ gìn cẩn thận, có thê để giấy hay màng chất dẻo bay lung tung, thu hút quá nhiều chim chóc, mùi hôi hám.
– Trường hợp những lò thiêu rác, khi phát thải khói quá nhiều gây hại cho khu vực lân cận.
– Trường hợp những đơn vị ủ rác làm phân bón, không khống chế để mùi hôi thối của rác hoại mục bốc ra.
– Trường hợp tiếng ồn phát sinh do thu thập thùng rác, hoạt động của các các máy nghiền..
– Trường hợp hoạt động của các công trường ngoài trời.
Kiểu tác động này gây nhiều điều đáng chú ý:
– Tiếng ồn, mùi, mầu sắc thường thường được thấy tăng lên mạnh bởi các bờ bao…, hiện tượng này chưa có công nghệ xử lý. Giải pháp là phải đẩy mạnh việc giữ nghiêm những quy chế chống ô nhiễm hay là chất lượng công nghệ của dụng cụ không thỏa mãn. Ngoài ra từ nhiều năm nay, người ta áp dụng biện pháp khử những yếu tố tác động, do các chuyên gia quản lý chất phế thải tham gia thực hiện.
– Sự việc thuộc loại đụng chạm đến bản chất thẩm mỹ có thể ngày càng nhiều, những tác động đến tâm thần thân thể (tâm thể) biểu hiện bằng những triệu chứng lâm sàng (ngứa trên da, nhức đầu, hoang mang lo sợ, suy sụp…), về mặt đó, nghiên cứu tâm lý và dịch tễ học phải trở nên một ngành rất tích cực của khoa học môi trường.
– Sau cùng, cần ghi nhận, và cũng chính là một khó khăn thực sự, rằng không ai phản đối điều cho rằng những tác động thẩm mỹ (mùi, mầu, tiếng ồn) cũng gây ra độc hại hay độc hại sinh thái.

Những tác động sinh thái:
Đó là những tác động biểu hiện không đo đếm được, thông qua những quá trình làm biến đổi về hệ thực vật, hệ động vật và cả nước, không khí và đất như:
– Thay đổi quần thể hệ động thực vật của một con sông.
– Sự biến mất hay ngược lại sự sinh sôi quá mức các loài cây cỏ.
– Sự giảm sút đa dạng sinh học.
– Xói mòn và nhiễm mặn của đất.
– Sự biến đổi của một số cân bằng: hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôzôn.
Cũng rất nên nhận xét ngay từ đây rằng biên giới giữa tác động sinh thái và tác động gây độc hại hay độc hại sinh thái là rất khó vạch ra trên quan điểm cho rằng các tác động thường không phân biệt rõ ra được đâu là nguyên nhân, đâu là hậu quả: một sự cố độc hại thực vật có thế là nguồn gốc của sự biến mất một loài thực vật nào hoặc quá trình tăng bất thường của nhiệt độ gắn với hiệu ứng nhà kính có thể được coi như khả năng đưa đến những rối loạn quan trọng trong đời sống của các loài động, thực vật và con người.
Hiệu ứng nhà kính
Khí hậu Trái Đất phụ thuộc vào sự cân bằng của các quá trình bức xạ của toàn thế đất, đại dưorng và khí quyển. Nhưng khí quyển đóng vai trò như một cái lọc nhiệt lượng bằng cách “đánh bẫy” các tia bức xạ, thông qua vai trò trung gian của các chất khí, gây ra hiệu ứng nhà kính, bao gồm: CO-,, CH4, CFC.
Những loại khí xuất hiện một cách tự nhiên trong khí quyển có khả năng hấp phụ bức xạ hồng ngoại và phản xạ trở lại bề mặt trái đất gây ra hiệu ứng ấm được gọi là khí nhà kính. Các khí nhà kính có tính năng hấp thụ bức xạ nhiệt sóng dài (bước sóng > 4pm).

Như vậy hiệu ứng nhà kính là hiện tượng gây ra sự tăng nhiệt độ của bề mặt trái đất do sự hấp phụ bức xạ nhiệt từ mặt đất vào khí quyển bởi các khí nhà kính làm cho nhiệt độ khí quyển bao quanh trái đất bị tăng lên.
Sở dĩ gọi là hiệu ứng nhà kính của khí quyển là vì tác dụng của các khí nhà kính trong khí quyển tương tự như lớp kính của các nhà kính trồng rau xanh trong mùa đông, bức xạ mặt trời là sóng ngắn nên dễ dàng xuyên qua lớp kính truyền vào trong nhà kính trồng rau, còn bức xạ nhiệt của bên trong nhà kính với nhiệt độ thấp, thuộc loại bức xạ sóng dài, không thể xuyên qua lớp kính truyền ra ngoài được và kết quả là môi trường vi khí hậu trong nhà kính ấm hơn ngoài nhà. 
Khi có hiện tượng hiệu ứng nhà kính xảy ra thì nhiệt độ thực tế của bề mặt trái đất bị tăng thêm.
2
1
Ho Thi Thuy
20/04/2017 20:46:24
*con người cũng là một nguồn ô nhiễm: 
Con người sống trên Trái đất chủ yếu sử dụng không khí, nước và thực phẩm để nuôi dưỡng cơ thể. Mỗi người lớn một ngày hít vào 100 lít không khí và thở ra lượng khí cacbonic cũng nhiều như vậy. Khí cacbonic là khí thải, tụ lại nhiều một chỗ sẽ làm vẩn đục không khí trong phòng, gây khó chịu. Nếu buổi tối đi ngủ đóng kín cửa phòng, khí cacbonic sẽ vẩn đục khắp phòng. Bởi vậy buổi sáng ngủ dậy phải mở cửa để không khí lưu thông, phòng ở mới sạch. 
Khi người ta ăn các thức ăc để bổ sung dinh dưỡng, sẽ thải ra cặn bã. Chất cặn bã (phân và nước tiểu) xuất hiện ở môi trường sinh hoạt nếu không được xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường, gây hại cho sức khoẻ con người (như gây bệnh giun sán). 
Trong quá trình thay đổi tế bào trong cơ thể con người thường toả ra nhiệt lượng và mùi vị. Mùi vị của cơ thể mỗi người khác nhau, trong đó có một mùi rất nặng kích thích hệ thần kinh khứu giác, đó là mùi hôi nách. Ðây cũng là một nguồn ô nhiễm của cơ thể con người. 
Trong sinh hoạt hàng ngày, cơ thể con người luôn luôn toả nhiệt để điều tiết cân bằng nhiệt độ cơ thể. Nhiệt lượng này toả ra môi trường xung quanh nên chúng ta không thấy ảnh hưởng xấu của hiện tượng này. Ví dụ trong một toa xe đóng kín cửa chật ních người, nhiệt độ sẽ cao dần và những người bên trong sẽ cảm thấy khó chịu, vì nhiệt lượng toả ra từ cơ thể người đã làm tăng nhiệt độ trong xe. 
Cơ thể chúng ta là một nguồn ô nhiễm. Nêu vấn đề này ra có thể có một số người chưa nhận thức được. Nhưng chúng ta sẽ phát hiện ra điều này khi tập trung một số đông người trong một môi trường nhỏ hẹp. Bởi vậy, chúng ta không những cần phòng ngừa ô nhiễm công nghiệp mà còn cần phòng ngừa cơ thể gây ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ chúng ta. 
* con người phải bảo vệ môi trường tự nhiên: 
• Không vứt rác bừa bãi. Phải thu gom, đổ rác đúng nơi quy định. 
• Không đổ nước thải ra đường, phố, các nơi công cộng. Mỗi gia đình phải thu gom nước thải vào hệ thống bể tự hoại, hầm chứa hoặc cho nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng. 
• Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không phóng uế bừa bãi. 
• Trồng cây xanh góm phần giảm ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan. 
• Không hút thuốc là nơi công cộng. 
• Tự giác chấp hành các quy định của các cấp chính quyền địa phương về giữ gìn vệ sinh, xây dựng gia đình văn hoá. 
• Ðóng góp đầy đủ lệ phí thu dọn vệ sinh. 
• Vận động mọi người cùng tham gia các công việc trên
2
0
Đat Sin
04/07/2017 16:45:57

Con người là một sinh vật của hệ sinh thái có số lượng lớn và khả năng hoạt động được nâng cao nhờ khoa học kỹ thuật. Tác động của con người đối với hệ sinh thái rất lớn, có thể phân ra các loại tác động chính sau đây:

  • Tác động vào cơ chế tự ổn định, tự cân bằng của hệ sinh thái.
  • Tác động vào các chu trình sinh địa hoá tự nhiên.
  • Tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái: Khí hậu, thuỷ điện v.v...
  • Tác động vào cân bằng sinh thái.
  • Tác động vào cơ chế tự ổn định, tự cân bằng của hệ sinh thái

Cơ chế của hệ sinh thái tự nhiên là tiến tới tỷ lệ P/Rằ 1; P/Bằ 0. Cơ chế này không có lợi cho con người, vì con người cần tạo ra năng lượng cần thiết cho mình bằng cách tạo ra hệ sinh thái có P/R > 1 và P/B > 0. Do vậy, con người thường tạo ra các hệ sinh thái nhân tạo (đồng cỏ chăn nuôi, đất trồng lương thực thực phẩm). Các hệ sinh thái này thường kém ổn định. Ðể duy trì các hệ sinh thái nhân tạo, con người phải bổ sung thêm năng lượng dưới dạng sức lao động, xăng dầu, phân bón.

Tác động vào các chu trình sinh địa hoá tự nhiên

Con người sử dụng năng lượng hoá thạch, tạo thêm một lượng lớn khí CO2, SO2 v.v.... Mỗi năm con người tạo thêm 550 tỷ tấn CO2 do đốt các loại nhiên liệu hoá thạch đang làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên của trái đất, dẫn tới việc thay đổi chất lượng và quan hệ của các thành phần môi trường tự nhiên. Ðồng thời, các hoạt động của con người trên trái đất ngăn cản chu trình tuần hoàn nước, ví dụ đắp đập, xây nhà máy thuỷ điện, phá rừng đầu nguồn v.v... Việc này có thể gây ra úng ngập hoặc khô hạn nhiều khu vực, thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước v.v...

Tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái

Con người tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái tự nhiên bằng cách thay đổi hoặc cải tạo chúng như:

  • Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động, thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hoà nước và biến đổi khí hậu v.v...
  • Cải tạo đầm lầy thành đất canh tác làm mất đi các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng đối với môi trường sống của nhiều loài sinh vật và con người.
  • Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu đô thị, tạo nên sự mất cân bằng sinh thái khu vực và ô nhiễm cục bộ.
  • Gây ô nhiễm môi trường ở nhiều dạng hoạt động kinh tế xã hội khác nhau.

Tác động vào cân bằng sinh thái

Con người tác động vào cân bằng sinh thái thông qua việc:

  • Săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức gây ra sự suy giảm một số loài và làm gia tăng mất cân bằng sinh thái.
  • Săn bắt các loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác, voi... có thể dẫn đến sự tuyệt chủng nhiều loại động vật quý hiếm.
  • Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động thực vật.
  • Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên. Các loài lai tạo thường kém tính chống bụi, dễ bị suy thoái. Mặt khác, các loài lai tạo có thể tạo ra nhu cầu thức ăn hoặc tác động khác có hại đến các loài đã có hoặc đối với con người.
  • Ðưa vào các hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh vật không có khả năng phân huỷ như các loại chất tổng hợp, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, kim loại độc hại v.v...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Sinh học Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư