Giáo dục thời lý :
- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử. Năm 1076, mở Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên của nước ta. Chế độ thi cử chưa đi vào nền nếp và quy củ. Việc xây dựng Văn Miếu và Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt.
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
- Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tỏ tượng, đúc chuông...
Giáo dục thời Trần :
- Khi Phật giáo được nhà Trần coi trọng và thịnh hành, Nho giáo đóng vai trò thứ yếu. Tuy nhiên Nho học cũng từng bước thâm nhập vào xã hội qua hệ thống giáo dục. Sách học chính được quy định gồm có Ngũ Kinh, Tứ Thư, Bắc sử.
- Ban đầu chỉ có nhà chùa là nơi dạy chữ Nho và các sách sử. Sau này, nhiều nhà nho và thái học sinh không làm quan, về nhà dạy học. Hệ thống trường lớp tại các địa phương được hình thành. Một trong những người thầy xuất sắc nhất là Chu Văn An.
Giáo dục thời Lê sơ :
- Sử học được phát triển cao và là phần quan trọng nhất của khoa học xã hội và nhân văn thời Lê sơ.
- Tài liệu học tập và đề tài thi cử đều lấy trong Tứ thư, Ngũ kinh, Tinh Lý và Bắc sử (sử trung Quốc từ đời Tống về trước – TG), đặc biệt là bộ Tứ thư, Ngũ kinh do những học giả của phái Tống Nho, nhất là Chu Hy chú giải.
- Mùa xuân năm 1442, triều đình mới mở khoa thi Hội đầu tiên.
Vào năm Hồng Đức thứ 15 (1484), lần đầu tiên trong lịch sử khoa cử Nho học Việt Nam, kể từ khoa Ất Mão (1075) đến lúc này, Lê Thánh Tông cho dựng bia Tiến sĩ đặt ở Văn Miếu kinh đô Thăng Long.