LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cuộc kháng chiến ở Đàng Trong diễn ra như thế nào?

2 trả lời
Hỏi chi tiết
2.364
1
0
Ho Thi Thuy
19/04/2017 20:51:11

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
The Future In Study ...
22/04/2017 10:47:40
Bài đọc thêm :
* Những mùa xuân lịch sử trước khi Đảng ra đời
Mùa xuân năm 1077diễn ra trận quyết chiến chiến lược Như Nguyệt (18/1 đến 2/1077) của quân dân Đại Việt do Lý Thường Kiệt chỉ huy nhằm tiêu diệt quân Tống xâm lược trên phòng tuyến sông Cầu (Bắc Ninh). Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ II (1075-1077).

Mùa xuân năm 1258 diễn ra cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ I, trong đó quân và dân ta dưới thời nhà Trần tổ chức phản công bằng trận Đông Bộ Đầu (ngày 29/1/1258), đập tan âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Nguyên-Mông.

Mùa xuân năm 1285 diễn ra trận phòng ngự ở Vạn Kiếp (2/1285) do Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy, đánh thắng quân Nguyên-Mông trong cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ II.

Mùa xuân năm 1288 ghi lại trận phục kích đường sông của quân dân nhà Trần (Đại Việt) trên sông Bạch Đằng (9/4/1288) do Trần Quốc Tuấn chỉ huy nhằm tiêu diệt quân Nguyên-Mông trên đường rút chạy, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần III (1287-1288).

Mùa xuân năm 1785 chứng kiến trận Rạch Gầm-Xoài Mút (20/1/1785) do Nguyễn Huệ chỉ huy, đập tan âm mưu can thiệp của phong kiến Xiêm, đánh đổ các tập đoàn phong kiến của chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

Mùa xuân năm 1789, chỉ trong vòng 5 ngày đêm (từ ngày 30/12 đến 5/1 năm Kỷ Dậu - 1789), dân tộc ta dưới sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung - Nguyễn Huệ đã quét sạch 20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh ra khỏi bờ cõi, giải phóng kinh thành Thăng Long, giải phóng Tổ quốc.

Đây là một trong những chiến công vĩ đại và hiển hách vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

Những mùa xuân lịch sử gắn với sự ra đời và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Mùa xuân năm 1930 ghi lại dấu mốc lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930. Từ đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam giành được nhiều thắng lợi vĩ đại, có ý nghĩa dân tộc và thời đại.

Mùa xuân năm 1931: Chứng kiến sự ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương vào ngày 26/3/1931, tiền thân của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, là tổ chức chính trị-xã hội lớn nhất của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Mùa xuân năm 1949: Chiến dịch Cao Bắc Lạng (mở màn ngày 15/3/1949, kết thúc ngày 30/4/1949), là chiến dịch tiến công của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đánh vào tuyến phòng thủ đường 4 và lực lượng chiếm đóng của Pháp ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn.

Mùa xuân năm 1950:

Từ ngày 25 đến ngày 27/1/1950 diễn ra Chiến dịch Bến Cát I của lực lượng vũ trang khu Sài Gòn-Chợ Lớn tiêu diệt một bộ phận quân Pháp, mở rộng khu căn cứ Long Nguyên - Thanh Tuyền;

Ngày 18/1/1950, diễn ra trận sân bay Bạch Mai của Tiểu đoàn 108 (Mặt trận Hà Nội) tập kích sân bay Bạch Mai - một căn cứ không quân quan trọng của Pháp ở Hà Nội;

Từ ngày 26/1 đến ngày 1/2/1950, diễn ra chiến dịch Cao Lãnh của lực lượng vũ trang Khu 8 trên địa bàn tổng An Tịnh (huyện Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc, nay thuộc tỉnh Đồng Tháp) nhằm tiêu hao sinh lực, phá vỡ hệ thống lô cốt, tháp canh của quân Pháp, mở rộng vùng giải phóng, xây dựng cơ sở cách mạng trong vùng địch tạm chiếm;

Mùa xuân năm 1951: Chiến dịch Trần Hưng Đạo kết thúc thắng lợi vào ngày 18/1/1951, do Bộ Tổng tư lệnh trực tiếp tổ chức, chỉ huy đánh vào phòng tuyến của quân Pháp ở vùng trung du Bắc Bộ, nhằm phát huy quyền chủ động chiến lược sau thắng lợi chiến dịch Biên Giới (năm 1950).

Mùa xuân năm 1954:

Chứng kiến trận sân bay Cát Bi (7/3/1954) do 32 chiến sĩ bộ đội địa phương Kiến An tập kích vào sân bay Cát Bi, góp phần phát triển chiến tranh du kích trong chiến cục Đông Xuân 1953-1954;

Chiến dịch Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia từ 30/1 đến 4/1954, là chiến dịch tiến công của quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng Lào và Campuchia đánh quân Pháp ở Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia;

Chiến dịch Thượng Lào (29/1 đến 13/2/1954) là chiến dịch tiến công của Đại đoàn 308 và một bộ phận lực lượng vũ trang Phathét Lào trong chiến cục Đông Xuân 1953-1954;

Chiến dịch Điện Biên Phủ (từ 13/3 đến 7/5/1954), chiến dịch quyết chiến chiến lược của quân đội nhân dân Việt Nam, là đòn tiến công tiêu diệt lớn nhất, điển hình nhất của quân và dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp, giáng đòn quyết định đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

Mùa xuân năm 1963: Trận Ấp Bắc (2/1/1963) là trận chống càn điển hình của quân và dân miền Nam Việt Nam đánh bại lực lượng càn quét của ngụy quân Sài Gòn được cố vấn Mỹ chỉ huy. Báo hiệu sự phá sản của chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ.

Mùa xuân năm 1964: Trận chiến đấu đầu tiên của không quân Việt Nam (16/2/1964), trong đó máy bay T-28 (số hiệu 963 do Nguyễn Văn Ba và Lê Tiến Phước điều khiển) thuộc Trung đoàn không quân vận tải 919 Quân chủng Phòng không-Không quân, bằng 2 loạt đạn bắn rơi máy bay địch, diệt toàn bộ toán biệt kích và tổ lái. Không quân Việt Nam lập chiến công đầu ở mặt trận trên không.

Mùa xuân năm 1965: Trận chiến đấu không quân (3/4/1965) của biên đội máy bay MIG-17 thuộc Trung đoàn không quân tiêm kích 921, là trận đầu đánh thắng của Không quân nhân dân Việt Nam, mở ra mặt trận trên không chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam. Mỹ phát động cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ I (7/2/1965 đến 1/11968). Quân và dân miền Bắc bắn rơi 3.243 máy bay (có 6 B 52 và 3 F 111), bắn chìm, bắn cháy 143 tàu chiến, tàu biệt kích của Mỹ.

Mùa xuân năm 1967: Chiến dịch phản công của quân giải phóng miền Nam Việt Nam đánh bại cuộc hành quân Gianxơn Xiti (Junction City) của Mỹ (từ 22/2 đến 15/4/1967), loại khỏi chiến đấu hơn 14.000 quân địch, phá huỷ 992 xe quân sự, 112 khẩu pháo, bắn rơi và phá huỷ 160 máy bay; bảo vệ vững chắc căn cứ, cơ quan đầu não kháng chiến; đánh bại cố gắng lớn nhất của Mỹ trong cuộc phản công chiến lược lần II và cả cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam.

Mùa xuân năm 1968: Đêm 30 rạng ngày 31/1/1968, quân dân miền Nam nhất tề tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt ở 64 thành phố, thị xã và nhiều vùng nông thôn rộng lớn, tiến công hàng loạt căn cứ quân sự, đánh trúng các sào huyệt, cơ quan đầu não quan trọng của quân Mỹ và quân Ngụy, là đòn quyết định giáng vào chiến lược chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ.

Mùa xuân năm 1971: Diễn ra Chiến dịch phản công của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam nhằm đánh bại chiến dịch Quang Trung của ngụy quân Sài Gòn ở vùng giáp giới 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia từ 27/2 đến 16/4/1971, tiêu diệt 3 tiểu đoàn, đánh thiệt hại nặng 9 tiểu đoàn, đánh bại hoàn toàn cuộc hành quân Quang Trung của địch. Chiến dịch đường 9 Nam Lào (từ 30/1 đến 3/3/1971), trong đó Quân giải phóng miền Nam Việt Nam phối hợp với lực lượng cách mạng Lào đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 (30/1 đến 23/3/1971) của ngụy quân Sài Gòn được Mỹ yểm trợ hoả lực.

Mùa xuân năm 1973: Ngày 15/1/1973, sau nhiều thất bại thảm hại, Chính phủ Mỹ buộc phải tuyên bố chấm dứt mọi hành động ném bom, bắn phá miền Bắc Việt Nam. Ngày 27/1/1973, Mỹ buộc phải ký Hiệp định Pari lập lại hoà bình tại Việt Nam.

Mùa xuân năm 1975: Chiến dịch Tây Nguyên (4/3 đến 24/3/1975) là chiến dịch chiến lược tiến công của Quân giải phóng Mặt trận Tây Nguyên mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, làm thay đổi cơ bản so sánh lực lượng và thế chiến lược giữa ta và địch, tạo bước ngoặt quyết định, đưa cuộc tiến công chiến lược của ta phát triển thành Tổng tiến công trên toàn miền Nam Việt Nam.

Đặc biệt, Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4 đến 30/4/1975), chiến dịch quyết chiến chiến lược của quân và dân Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, là điển hình về hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, các binh chủng, quân chủng, sự kết hợp trên quy mô lớn giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng; đòn quyết chiến chiến lược táo bạo, kịp thời, chính xác, kết thúc chiến tranh./.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 4 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư