Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cuộc thi Tìm hiểu Lực lượng vũ trang tỉnh Thanh Hóa: Anh (chị) cho biết quá trình thành lập và hoạt động của tổ chức tiền thân LLVT Thanh Hoá ngày nay? Những chiến công tiêu biểu và đóng góp to lớn của quân và dân tỉnh Thanh Hóa trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ?

Câu hỏi 1: (10 điểm): Anh (chị) cho biết quá trình thành lập và hoạt động của tổ chức tiền thân LLVT Thanh Hoá ngày nay?
Câu hỏi 2: (10 điểm): Anh (chị) cho biết vị trí, ý nghĩa chiến lược của tỉnh Thanh Hóa trong kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Câu hỏi 3: (15 điểm) Anh (chị) nêu những chiến công tiêu biểu và đóng góp to lớn của quân và dân tỉnh Thanh Hóa trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ?
Câu hỏi 4: (15 điểm): Anh (chị) cho biết những đóng góp nổi bật của Bộ CHQS tỉnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc từ năm 1976 đến nay?
Câu hỏi 5: (20 điểm): Anh (chị) hãy giới thiệu về 01 tập thể hoặc cá nhân tiêu biểu trong xây dựng, gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống của LLVT tỉnh (có thể đã được ghi nhận hoặc phát hiện mới)?
Câu hỏi 6: (30 điểm): Trên cương vị công tác và vị trí xã hội của mình, Anh (chị) sẽ làm gì để góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống của LLVT tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay? (nội dung không quá 1.500 từ).
6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.870
1
0
Ngoc Hai
05/08/2017 22:15:32
Cau 1

- Ngày 29/7/1930, Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hoá được thành lập. Trong những năm vận động cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền từ (1939- 1945), Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đẩy mạnh việc tổ chức, xây dựng lực lượng vũ tranh cách mạng, các đội tự vệ phản đế cứu quốc lần lượt ra đời chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng.

- Ngày 28 - 01 - 1941, đồng chí Đặng Châu Tuệ được Tỉnh ủy cử đi dự Hội nghị liên tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh để tiếp thu Thông báo khẩn cấp của Ban Thường vụ Trung ương Đảng về hưởng ứng khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ, nội dung Nghị quyết VII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và tiếp thu kế hoạch chỉ đạo phong trào cách mạng của Xứ ủy Trung Kỳ.

- Tháng 2 - 1941, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị đại biểu các cơ sở Đảng trên địa bàn toàn tỉnh tại làng Phong Cốc (Xuân Minh, Thọ Xuân). Hội nghị đã chỉ rõ nhiệm vụ trước mắt: Xúc tiến việc xây dựng phát triển các đội tự vệ và du kích, tiến tới đấu tranh vũ trang; Lập vành đai căn cứ địa cách mạng từ Tây Bắc xuống Đông Nam tỉnh Thanh Hóa; Phát động phong trào quần chúng đấu tranh chống thuế vụ hạ.

- Cuối tháng 7 năm 1941, Ban Lãnh đạo chiến khu Ngọc Trạo được thành lập, gồm 3 đồng chí Đặng Châu Tuệ, Trần Tiến Quân, Đặng Văn Hỷ; lực lượng ban đầu gồm 21 chiến sỹ cách mạng được chọn lựa từ nhiều Huyện trong Tỉnh, vượt vòng vây của mật thám đã về Ngọc Trạo tụ họp. Sau một thời gian bọn mật thám nghi ngờ, chúng tìm đường để dò xét. Để bảo đảm an toàn cho chiến khu, các chiến sỹ đã bí mật luồn rừng về Hang Treo. Tại đây, đêm 19/9/1941, đội du kích Ngọc Trạo dưới sự chỉ huy của đồng chí Đặng Châu Tuệ chính thức làm lễ thành lập. Đây là một trong những lực lượng vũ trang tập trung tiền thân của lực lượng vũ tranh Tỉnh Thanh Hoá.

- Đầu tháng 10/1941, được bọn cha cố phản động chỉ điểm, thực dân Pháp đưa quân đánh úp vào Đa Ngọc, nơi đang tập trung hơn 100 tự vệ; tại đây cuộc chiến đấu đã diễn ra, nhiều đồng chí đã anh dũng chiến đấu và hy sinh, một số đồng chí trốn thoát tìm đường đến Ngọc Trạo, bọn mật thám bắt đầu lần ra dấu tích. Ngày 19/10/1941, chúng đã đưa quân đánh phá chiến khu. Các chiến sỹ đã kiên cường chiến đấu, nhưng vì thế yếu, bị địch bao vây, anh em phải rút lui để bảo toàn lực lượng.

- Chiến khu Ngọc Trạo chỉ tồn tại 3 tháng, nhưng tinh thần cách mạng bất khuất, dũng cảm của đồng bào và chiến sỹ Ngọc Trạo là tấm gương sáng cho nhân dân trong Tỉnh noi theo đứng lên chống thực dân xâm lược. Ngọc Trạo còn để lại một bài học xương máu về tổ chức, xây dựng căn cứ địa, bảo vệ và phát triển lực lượng cách mạng khi lực lượng quân thù đang còn mạnh.

- Ngay sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Tỉnh ủy, Ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh đã tuyển chọn 1.500 chiến sĩ tự vệ trung kiên trong các đội quân khởi nghĩa của các huyện để thành lập Chi đội giải phóng quân Đinh Công Tráng (24/8/1945), do đồng chí Hoàng Tiến Trình là Chi đội trưởng.

Tháng 3 năm 1947 Chi đội Đinh Công Tráng đổi tên thành Trung đoàn Vệ Quốc quân Thanh Hóa mang phiên hiệu Trung đoàn 77. Đây là Trung đoàn chủ lực đầu tiên của tỉnh do các đồng chí: Hoàng Tiến Trình làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Tống Thái làm Trung đoàn phó, đồng chí Nguyễn Mậu Kiện làm Chính trị ủy viên.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Ngoc Hai
05/08/2017 22:16:24

Câu hỏi 2: Anh (chị) cho biết vị trí, ý nghĩa chiến lược của tỉnh Thanh Hóa trong kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Trả lời

* Vị trí địa lý:

Thanh Hóa, Tỉnh ở địa đầu Miền Trung của Tổ quốc, nối đồng bằng Bắc bộ rộng lớn với dải đất Miền Trung dài và hẹp.

Thanh Hóa được định vị từ 190 23 đến 2004 vĩ độ Bắc và 1040 25 đến 10603 kinh độ Đông.

Diện tích tự nhiên là  11.168km2; phía Bắc giáp các tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình với đường ranh giới dài 175km; phía Nam và Tây Nam liền kề tỉnh Nghệ An với đường ranh giới dài hơn 160km; phía Tây giáp tỉnh Hủa-phăn (nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) có đường biên giới dài 192km; phía Đông mở rộng ra phần giữa của Vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông với đường bờ biển dài 102km và một thềm lục địa khá rộng lớn.

* Ý nghĩa chiến lược:

- Thanh Hóa luôn giữ vai trò là căn cứ chiến đấu, hậu phương chiến lược của các cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại.

- Trong 2 cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975), Thanh Hóa là hậu phương lớn trực tiếp chiến đấu, chi viện sức người, sức của cho các chiến trường. 

- Với vị trí địa lý, tiềm năng kinh tế và nguồn nhân lực dồi dào, Thanh Hóa luôn là địa bàn chiến lược quan trọng về QP- AN của Quân khu 4 cũng như cả nước.

1
0
Ngoc Hai
05/08/2017 22:16:46

Câu hỏi 3: Anh (chị) nêu những chiến công tiêu biểu và đóng góp to lớn của quân và dân tỉnh Thanh Hóa trong 2 cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ?

Trả lời:

1. Kháng chiến chống thực dân Pháp

1.1. Những chiến công tiêu biểu

- Trận tập kích đồn Poọng Nưa của Tiểu đoàn bộ binh 337 (Hồi Xuân) Thanh Hóa, đêm ngày 08 tháng 06 năm 1948.

- Trận tập kích đồn Cổ Lũng (Bá Thước) của Tiểu đoàn bộ binh 355, Trung đoàn 77 vào đêm 24, rạng sáng ngày 25 tháng 07 năm 1949.

- Trận đánh biệt kích của dân quân du kích xã Hoàng Yến và Đại đội 135 bộ đội địa phương huyện Hoằng Hóa, ngày 07/0/1952.

- Trận chống càn Lương Trung xã Quảng Tiến của Đại đội 98 bộ đội địa phương huyện Quảng Xương, ngày 23/02/1953.

- Trận chống càn Liên Sơn của Đại đội 10 bộ đội địa phương huyện Nga Sơn, ngày 11/3/1953.

- Trận chống càn của quân và dân huyện Nga Sơn, từ ngày 26 đến ngày 28/3/1953.

- Trận chống càn khu vực Bỉm Sơn (Hà Trung) của Đại đội 57 bộ đội địa phương tỉnh Thanh Hóa, từ ngày 25 đến ngày 27/10/1953.

1.2 Những đóng góp to lớn

a) Những thành tích trong xây dựng và bảo vệ địa phương.

* Xây dựng lực lượng vũ trang.

- Xây dựng lực lượng dân quân với quân số 227.248 người, Du kích 32.126 người, trong đó (Lão dân quân: 15.000 cụ, Nữ dân quân: 14.227 chị,Thiếu niên quân 9.788 em).

- Xây dựng bộ đội địa phương: 3 Tiểu đoàn, 40 Đại đội, 6 Trung đội.

- Tổ chức và duy trì 1 xưởng (Phạm Huy Thuần) sản xuất súng kíp; 01 xưởng (Thọ Long) sản xuất dao, kiếm, lừu đạn; (2 xưởng) đúc vỏ moóc- chi-ê, mìn, lựu đan.

* Tăng gia, sản xuất của LLVT.

+ Dân quân.

- Cày cấy: 12.795 mẫu, thu hoạch 3.783 tạ và 15.675 đồng.

- Chăn nuôi: 3.142 con gà, lợn, nuôi 60 ao cá.

- Tự sắm vũ khí: 3.097.953 đồng.

+ Bộ đội địa phương.

- Cấy lúa: 312 mẫu.

- Lao động giúp dân sản xuất: 242.636 công.

* Chiến đấu bảo vệ địa phương.

- Đánh 1456 trận lớn, nhỏ, tiêu diệt và sát thương 3.391 tên, bắt sống và gọi hàng 2.326 tên.

- Thu 1416 khẩu súng các loại và hàng chục tấn quân trang, quân dụng khác.

b) Phục vụ tiền tuyến.

- Tuyển mộ, bổ sung xây dựng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương: Thanh niên tòng quân 56.792 người; Thanh niên xung phong: 6.321 người; Bộ đội địa phương bổ sung chủ lực: 2 tiểu đoàn, 34 đại đội, 6 trung đội; Du kích bổ sung chủ lực: 500 người. Riêng năm 1953 và 6 tháng đầu năm 1954 đã bổ sung 18890 người, bằng quân số 7 năm (từ 1946 – 1952).

- Dân công tiếp vận, dân công cầu đường, phương tiện huy động phục vụ các chiến dịch thời kỳ cuối của cuộc kháng chiến với tổng số ngày công phục vụ 34.177.233 ngày; Riêng dân công làm cầu đường: 11.000.000 ngày công. Chiến dịch Thượng Lào huy động cao nhất so với kháng chiến 300.000 người, bằng 27% số cử tri. Chiến dịch Điện Biên Phủ huy động nhiều phương tiện nhất (Xe đạp thồ 11.000 chiếc, thuyền các loại: 1.300 chiếc, ngựa thồ: 42 con, Ô tô: 31 xe).

- Cung cấp lương thực, thực phẩm và tiền của phục vụ kháng chiến: Gạo đồng tâm (năm 1946, 1947) bằng 1076 tấn; lúa hóa giá (1948) bằng 4061 tấn; ủng hộ dân quân sắm vũ khí 3.960.000 tấn; lúa khao quân (năm 1949) bằng 7936 tấn; cấp dưỡng bộ đội địa phương (năm 1949) là 400 mẫu ruộng, 1096 tấn thóc và 1.000.000 đồng. Công phiếu kháng chiến 1950 là 42.662.120 đồng; Công trái Quốc gia 1951 là1.334.914.200 đồng.

c) Những thành tích, khen thưởng.

2. Chống Mỹ cứu nước

2.1. Những chiến công tiêu biểu

- Trận đánh máy bay Mỹ phá hoại của quân và dân Lạch Trường ngày 05/8/1964.

- Trận đánh máy bay Mỹ phá hoại của quân và dân khu vực Hàm Rồng, ngày 03/4/1965.

- Trận phối hợp đánh máy bay Mỹ phá hoại của tàu hải quân và dân quân tự vệ Nam Ngạn, Thị xã Thanh Hóa ngày 26/5/1965.

- Trận đánh máy bay Mỹ ban đêm của bộ đội Đảo Mê ngày 16/10/1965.

- Trận đánh máy bay Mỹ phá hoại của dân quân xã Phú Lệ huyện Quan Hóa, ngày 14/5/1967.

- Trận đánh máy bay Mỹ phá hoại của Trung đội dân quân gái Hoa Lộc huyện Hậu Lộc, ngày 16/6/1967.

- Trận đánh máy bay Mỹ phá hoại của Trung đội Lão dân quân xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa ngày 14/10/1967.

2.2. Những đóng góp to lớn

a) Đóng góp trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu:

* Trong chiến đấu:

- Trên không: đánh 9.983 trận, tiêu thụ 988.970 viên đạn các loại, bắn rơi 376 máy bay (có 3 chiếc B52), trong đó dân quân tự vệ bắn rơi 40 chiếc, bộ đội địa phương bắn rơi 41 chiếc. Bắt sống 36 giặc lái.

- Trên biển: đánh 175 trận, tiêu thụ 8.897 viên đạn. Bắn chìm, bắn cháy 57 tầu biệt kích và khu trục hạm (5 tầu biệt kích Ngụy, 52 tầu khu trục hạm). Lực lượng vũ trang bắn chìm, bắn cháy 12 chiếc. Bắt sống 3 biệt kích người nhái tại khu vực Nghi Sơn và Hà Nẫm (Hải Thượng, Tĩnh Gia).

* Phục vụ chiến đấu:

- Toàn tỉnh lúc cao nhất (1967) có 1.544 tổ báo động phòng không nhân dân. Thấp nhất (1968) có 112 tổ báo động phòng không nhân dân.

- Hầm cá nhân lúc cao nhất (1967) có 1.309.845 cái, lúc thấp nhất (1968) có 155.887 cái. Đào gần 5.000 km đường giao thông hào. Có 3.500 đội cấp cứu, trên 2 vạn túi thuốc.

b) Đóng góp trong tuyển quân chi viện chiến trường.

* Tuyển quân: Từ năm 1955 – 1975 tuyển được 227.082 thanh niên nhập ngũ vào quân đôi.

* Chi viện chiến trường: Trung đoàn 14 huấn luyện quân tăng cường (từ tháng 4/1970 – 1975), đã huấn luyện và giao cho các chiến trường 78 tiểu đoàn, (có 4 tiểu đoàn nữ). Năm 1972 là năm giao cao nhất bằng 17 tiểu đoàn.

c) Đóng góp trong xây dựng lực lượng vũ trang địa phương.

* Xây dựng bộ đội địa phương:

- Năm thấp nhất (1964) có 2 đại đội bộ binh và 2 đại đội cao xã hỗn hợp 37 ly và 14,5 ly.

- Năm cao nhất (1972) có 4 tiểu đoàn cao xạ, 2 tiểu đoàn bộ binh, 1tiểu đoàn công binh dự nhiệm, 1 cụm (tương đương trung đoàn), 2 tiểu đoàn hỗn hợp phòng thủ khu vực và hải đảo (chủ yếu là pháo binh) tương đương 12 đại đội pháo binh. Một trung đoàn huấn luyện quân tăng cường (quân số thời kỳ ít có 3 tiểu đoàn, cao nhất có 11 tiểu đoàn).

* Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ:

- Năm cao nhất (1967) có 220.848 dân quân tự vệ (nữ có 64.400 chị, chiếm 11,3%).

- Năm thấp nhất (1974) có 166.744 dân quân tự vệ (nữ 67.415 chị).

- Có 3.064 dân quân tự vệ tham gia chiến đấu sử dụng súng cao xạ 12,7 ly và 14,5 ly (nữ 588 chị, lão quân 39 cụ).

- Tay cày tay súng, có 3.355 người biết sử dụng súng trường, trung liên đến pháo cao xạ 37, 57 và 100ly để chiến đấu với máy bay Mỹ.

- Có 4 đại đội súng 12,7 ly chi viện cho chiến trường Trị Thiên.

- Có 647 tổ (2.345 người) làm nhiệm vụ công binh giao thông và khắc phục bom đạn địch.

- Có 1.311 tổ (3.806 người) quân báo nhân dân.

- Có 1.410 tổ (3601 người) thông tin liên lạc.

- Có 3.129 dân quân tự vệ được huấn luyện bổ sung pháo cao xạ.

- Có 543 dân quân tự vệ được huấn luyền bổ sung pháo mặt đất.

2
1
Ngoc Hai
05/08/2017 22:17:00

Câu hỏi 4: Anh (chị) cho biết những đóng góp nổi bật của Bộ CHQS tỉnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc từ năm 1976 đến nay?

Trả lời:

- Sau năm 1975, Lực lượng vũ trang và con em Thanh Hóa lại tiếp tục lên đường chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng của Khơ-me đỏ; chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc và làm nhiệm vụ quốc tế với nước bạn Lào.

- Sau hơn 30 năm đổi mới (1986 - 2017), Lực lượng vũ trang Thanh Hóa tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự quốc phòng - an ninh, xây dựng lực lượng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nêu cao tinh thần cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu cao; thực sự trở thành lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, góp phần ngăn chặn và đấu tranh làm thất bại âm mưu chiến lược "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội.

- Những thành tích khen thưởng

1
0
Ngoc Hai
05/08/2017 22:17:58
Cau 5 :
Tháng 6/1945, Tổng bộ Việt Minh thành lập khu giải phóng gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Các “Đội danh dự trừ gian” (sau đổi là Đội danh dự Việt Minh), “Đội hộ lương diệt ác”, “Đội trinh sát” – những tổ chức tiền thân của Công an nhân dân Việt Nam lần lượt ra đời làm nhiệm vụ tiêu trừ Việt gian, trừng trị bọn lưu manh. Ở Hà Nội, “Đội danh dự Việt Minh” hoạt động rất tích cực, đã trừng trị nhiều tên mật thám tay sai của Nhật như Hoàng Sĩ Nhu, Trương Anh Tự, Nga Thiên Hương, Phán Sinh. Tại Hải Phòng, “Đội danh dự Việt Minh” đã trừng trị những tên Việt gian gây nhiều tội ác với nhân dân như Hồ Sĩ Trừ, Hải Ân, Đỗ Đức Phin, Chánh tổng Cận; vây bắt, xóa tụ điểm của bọn phản động Đại Việt do tên Trần Tự cầm đầu tại làng Cổ Tri, Vĩnh Bảo. Giữa năm 1945, xuất hiện điều kiện quốc tế và trong nước thuận lợi cho tổng khởi nghĩa. 
hoặc 
*Khái quát về Nguyễn Hữu Cường: 
Đồng chí Cường trên cương vị lái máy bay SU30 là bộ đội phòng không không quân, có nhiệm vụ bảo vệ bầu trời Tổ quốc Việt Nam, ý thức được trách nhiệm cao cả đó, đồng chí luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và nhà nước giao phó.
1
0
Ngoc Hai
05/08/2017 22:18:25
Cau 6 
Em chỉ là một công dân nhỏ tuổi, nói đúng hơn em chỉ là một học sinh lớp 10 của trường THCS Khương ThượngTHPT Tân Lâm mà thôi. Có lẽ em chưa thể xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được. Em cũng chưa biết nhiều về LLVT Thủ đô Hà Nội nên em chỉ nghĩ ngày nay, nhân dân ta đang sống trong tự do, độc lập và thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó cũng chính là sự tiếp nối truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, của cha ông ta trong thời kì dựng nước và cứu nước. Nên ta hãy chủ động, sẵn sàng đối phó có hiệu quả với mọi toan tính hòng làm suy yếu, thậm chí gây chiến, xâm lược đất nước ta của các thế lực thù địch. Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị-xã hội đã rất chú trọng xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho mọi người dân. Các nghị quyết của Đảng đều nhấn mạnh sự kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ chiến lược của cách mạng. Công tác giáo dục trong nhà trường được đẩy mạnh, chú trọng bồi dưỡng truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc cho thế hệ trẻ. Công tác giáo dục quốc phòng- an ninh cho các đối tượng được các cấp, các ngành lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ và đạt hiệu quả khá tích cực. Báo chí, phát thanh, truyền hình, văn hóa, văn nghệ,... đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, giáo dục, định hướng nhận thức cho các tầng lớp nhân dân... Những việc làm đó đã góp phần nâng cao cảnh giác cách mạng, ý thức làm chủ, thái độ tự giác của mọi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Nên em cũng cảm thấy được trách nhiệm phải học tâp thật tốt, đóng góp những gì mình có thể cho Tổ quốc yêu đấu. Em nghĩ đến đây là kết thúc bài làm của em. Xin cảm ơn các thầy cô đã đọc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×