Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đặc điểm của phát xít Nhật
Chủ nghĩa phát xít Nhật Bản có nguồn gốc lịch sử lâu đời hơn rất nhiều so với phát xít Ý và Đức. Từ thế kỷ IX, thế lực quân phiệt – một số ít dòng họ dựa trên sức mạnh của các võ sĩ (samurai) – đã nắm quyền cai trị nước Nhật, triều đình chỉ còn là chính quyền trên hình thức. Cuối thế kỷ XII, chính quyền hoàn toàn vào tay tập đoàn quân phiệt gọi là Mạc Phủ do shogun (tướng quân) đứng đầu, quyết định cả việc phong ai trong hoàng tộc làm Nhật Hoàng. Samurai nắm hết các cấp chính quyền địa phương. Hệ thống giới luật của họ – được gọi là Võ Sĩ Đạo (Bushido) [1] – đã trở thành hệ thống đạo đức của toàn dân Nhật, đề cao lòng dũng cảm, tự trọng đến cực đoan và trung thành tuyệt đối với nhà vua. Không đâu trên thế giới có tục vì để giữ danh dự mà mổ bụng tự sát như nước Nhật.
Đến năm 1867, Nhật Hoàng Meiji (Minh Trị) mới phục hồi quyền lực cho triều đình, bãi bỏ chế độ samurai, lập chế độ quân chủ lập hiến. Tuy vậy thế lực quân phiệt vẫn có ảnh hưởng lớn trong đời sống; nghị viện có rất ít quyền lực; nhà vua đồng thời là Thống soái Tối cao quân đội và trực tiếp chỉ định Thủ tướng. Dân Nhật tin rằng đất nước họ là của thần thánh, dân tộc Nhật là hậu duệ của Nữ thần Mặt trời Amaterasu, Nhật Hoàng không phải là người thường mà là thần thánh, mọi người phải tuyệt đối trung thành với Nhật Hoàng, coi nhà vua là biểu tượng của đất nước.
Trong Minh Trị Duy Tân, với khẩu hiệu “Phú quốc cường binh” “Thoát Á nhập Âu”, Nhật đã phát triển mạnh công nghiệp nặng. Giai cấp tư sản Nhật ra đời và nhanh chóng lớn mạnh, hình thành nhà nước phong kiến-tư bản, đối nội thi hành sự thống trị độc tài chuyên chế, đối ngoại ra sức thôn tính các nước xung quanh để biến Nhật thành một đế quốc hùng mạnh của châu Á. Công nghiệp vũ khí và lực lượng quân đội nhanh chóng phát triển. Nhật lần lượt đánh bại Trung Quốc và Nga trong các xung đột năm 1894 và 1904-1905, buộc Trung Quốc phải cắt bán đảo Liêu Đông và đảo Đài Loan, Bành Hồ cho Nhật. Thế lực quân phiệt Nhật lấn áp dần phái dân sự, chính sách xâm lược được tiến hành dưới chiêu bài tạo dựng một “Vành đai Đại Đông Á phồn vinh”. Tháng 9. 1931, Nhật chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc rộng 1 triệu km2 rồi lập “Mãn Châu Quốc”, dựng Phổ Nghi làm bù nhìn đứng đầu. Đầu 1932, Nhật tấn công Thượng Hải. Ngày 7.7.1937, Nhật gây ra vụ Lư Câu Kiều, chính thức bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Tháng 11, Nhật chiếm Thượng Hải; tháng 12, chiếm Nam Kinh, thủ đô Chính phủ Trung Quốc và gây ra vụ thảm sát 300 nghìn người Trung Quốc ở đây. Tháng 8.1936, Chính phủ Nhật xác định Nam tiến tức “phát triển xuống vùng biển phía Nam” là “quốc sách cơ bản”, đầu tiên chúng chiếm đảo Hải Nam và Trường Sa (2. 1939).
Đối nội, bè lũ quân phiệt Nhật phản đối lập Chính phủ dân sự, thời gian 1921-44 chúng gây ra ra 64 vụ bạo lực chính trị, từ thập kỷ 30 chúng nắm hầu hết quyền lực. Nhật Hoàng Hirohito (Dụ Nhân, 1901-1989) lên ngôi từ 1926, lấy niên hiệu là Showa (Chiêu Hoà). Hirohito không đấu tranh với cánh hữu quân phiệt mà còn a dua thi hành chính sách của chúng. Năm 1932, các sĩ quan trẻ ám sát Thủ tướng ôn hoà Tsuyoshi Inukai. Tháng 2.1936, chúng làm đảo chính lật đổ Chính phủ Okada, tuy bất thành song chúng đã ám sát nhiều quan chức cấp cao ôn hoà. Khắp nước Nhật bao trùm một không khí cuồng tín, hiếu chiến, không một ai dám tỏ ý chống lại chính quyền hoặc nhà vua. Hãy so sánh: nước Đức Hitler cũng phát xít hiếu chiến nhưng còn có không ít người chống lại Hitler, chứng cớ là đã có hơn 5000 người Đức bị hành quyết vì định ám sát hắn, trong đó có cả Thống chế Rommel, Tư lệnh quân đội Đức tại Bắc Phi.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |