Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng họp trong lịch sử nào? Trình bày nội dung và ý nghĩa bài nội dung và ý nghĩa

1)Quốc hội quyết định lấy tên nước ta vào thời gian nào?
2) hiệp định Giơnevơ được kí chính thức vào thời gian nào?
3) phân tích nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
4) Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng họp trong lịch sử nào. Trình bày nội dung và ý nghĩa bài nội dung và ý nghĩa?
6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
886
0
0
Banana
03/05/2018 20:33:23
Câu 4
1. Hoàn cảnh lịch sử:
- Giữa lúc cách mạng hai miền Nam – Bắc có những bước tiến quan trọng, miền Bắc thắng lợi trong việc cải tạo và khôi phục kinh tế, cách mạng miền Nam nhảy vọt sau Đồng Khởi.
- Đảng Lao động Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III từ ngày 5 đến 10/9/1960 tại Hà Nội.
2. Nội dung:
- Đề ra nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng cả nước và từng miền
+ Miền Bắc: cách mạng XHCN có vai trò quyết định nhất.
+ Miền Nam: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân có vai trò quyết định trực tiếp.
+ Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó nhau nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
- Thảo luận Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng.
- Thông qua kế họach 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- Bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Lê Duẩn làm Tổng Bí Thư.
3. Ý nghĩa: là Đại hội xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Thành Trương
03/05/2018 20:34:09
Câu 1: Đây là thông tin mới nhất.
Với thắng lợi rực rỡ của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước, kỳ họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Namthống nhất đã được triệu tập vào tháng 6 năm 1976.
Thủ đô Hà Nội, Hội trường Ba đình cờ hoa rực rỡ, tưng bừng chào đón những vị đại biểu của nhân dân trong cả nước. 492 đại biểu của 38 tỉnh và thành phố trên khắp mọi miền của đất nước về dự họp đã thật sự trở thành hình ảnh tiêu biểu, linh động của toàn dân Việt Nam, sum họp một nhà.
Trong buổi sáng ngày 25.6, Quốc hội đã nghe đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, đọc Báo cáo chính trị quan trọng "Toàn dân đoàn kết xây dựng Tổ quốc Việt Nam thống nhất xã hội chủ nghĩa". Thay mặt Trung ương Đảng, đồng chí Lê Duẩn đã trình bày trước cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất về tình hình và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, nhiệm vụ của Nhà nước Việt Nam thống nhất và những nguyên tắc cơ bản của chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn mới, phương châm và phương thức công tác của Nhà nước nhằm thực hiện nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý; phương hướng và cách tiến hành xây dựng Hiến pháp mới của nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa; những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta trong khi chưa có Hiến pháp mới.
Trong những phiên họp cuối cùng, Quốc hội đã thông qua những nghị quyết và văn kiện hết sức quan trọng của nước Việt Nam Độc lập, Thống nhất và Xã hội chủ nghĩa.
Trước hết, Nghị quyết về tên nước, quốc kỳ, quốc huy, thủ đô, quốc ca với toàn văn như sau:
"Quốc hội nước Cộng hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam, sau khi thảo luận đề nghị của Đoàn Chủ tịch kỳ họp Quốc hội, quyết nghị:
1. Việt Nam là một nước độc lấp, thống nhất và xã hội chủ nghĩa lấy tên là nước Cộng hòa xã chủ nghĩa Việt Nam.
2. Quốc kỳ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
3. Quốc huy nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng cưa và dòng chữ "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam"
4. Thủ đô nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.
5. Quốc ca nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bài "Tiến quân ca"
Với niềm phấn khởi và tin tưởng dạt dào, toàn thể Quốc hội đã hoàn toàn nhất trí thông qua Nghị quyết, hoàn toàn nhất trí đặt tên nước ta là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tiếp đó Quốc hội đã thông qua các Nghị quyết quan trọng khác.
2-7-1976, nước Việt Nam mang tên mới: Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày bắt đầu chương mới huy hoàng của lịch sử Việt Nam. Từ Văn Lang, Âu Lạc, Vạn xuân và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dân tộc ta đã trải qua những chặng đường lịch sử đầy chông gai nhưng cũng đầy khí phách anh hùng, chiến thắng vẻ vang.
Chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã làm tròn sứ mệnh lịch sử quang vinh.
Ngày nay nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời với nhiệm vụ đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhân dân ta, dân tộc ta có đầy đủ mọi khả năng và nghị lực để thực hiện nhiệm vụ vĩ đại đó, giành thắng lợi hoàn toàn cho chủ nghĩa xã hội, như tuyến bố của Quốc hội đã khẳng định.
1
0
Nguyễn Thành Trương
03/05/2018 20:36:32
Câu 2: Hiệp định Giơnevơ kí vào năm 1954.
Nói thêm: Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương gồm các văn bản: Hiệp định đình chỉ chiến sựu ở Việt Nam, Lào, Campuchia; Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị và các bản phụ khác v.v..
Nội dung Hiệp định Giơnevơ quy định:
-Các nước tham dự Hiệp định cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia; cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước.
-Các bên tham gia chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
- Các bên tham gia chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
+Ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Bắc-Nam, lấy vĩ tuyến 17 (dọc theo sông Bến Hải-Quảng Trị) làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến.
+Ở Lào, lực lượng kháng chiến tập kết ở hai tỉnh Sầm Nưa và Phong xalì.
+Ở Campuchia, lực lượng kháng chiến phục viên tại chỗ, không có vùng tập kết.
-Hiệp định cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương. Các nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. Các nước Đông Dương không được tham gia bất cứ khối liên minh quân sự nào và không để cho nước khác dùng lãnh thổ của mình vào việc gây chiến tranh hoặc phục vụ cho mục đích xâm lược.
-Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát và giám sát của một Ủy ban quốc tế (gồm Ấn Độ làm Chủ tịch, cùng hai thành viên là Ba Lan và Canada ).
-Trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơnevơ thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục họ.
Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các cường quốc cùng các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng. Nó đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, song chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc. Cuộc đấu tranh cách mạng vẫn phải tiếp tục nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Với Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước. Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương.
1
0
Nguyễn Thành Trương
03/05/2018 20:38:20
Câu 3:
1.Nguyên nhân thắng lợi
-Nhờ có sự lãnh đạo sang suốt tài tình của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn sáng tạo. Đó là đường lối tiến hành đồng thời Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
-Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước do Đảng ta lãnh đạo, truyền thống đó được phát huy cao độ và nhân lên gấp bội…
-Miền Bắc xã hội chủ nghĩa được bảo vệ vững chắc, được xây dựng củng cố và không ngừng tăng lên về tiềm lực kinh tế quốc phòng, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tuyền tuyến…..
-Tình đoàn kết gắn bó giữa nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống một kẻ thù chung đã tạo nên sức mạnh to lớn cho lực lượng chung của cách mạng ba nước và cho từng nước Đông Dương.
-Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các lực lượng cách mạng, hòa bình dân chủ trên thế giới. Nhất là Liên Xô Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
*Trong những nguyên nhân trên thì sự lãnh đạo của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đung đắn sáng tạo….là nguyên nhân quan trọng nhất.
Vì: Đảng lãnh đạo là nguyên nhân bao trùm, chi phối các nguyên nhân khác….Nếu không có Đảng lãnh đạo thì sẽ không có sức mạnh tổng hợp của dân tộc, không thể kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Sự lãnh đạo của Đảng là một nhân tố quyết định cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
2. Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
2.1/Đối với dân tộc.
-Là thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc dân tộc: Kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau cách mạng tháng Tám 1945.
-Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc ở nước ta hơn một thế kỹ. Trên cơ sở đó hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện thống nhất nước nhà.
-Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã mở ra một kỹ nguyên mới trong lịch sử dân tộc-Kỹ nguyên đất nước độc lập, thống nhất , đi lên Chủ nghĩa xã hội.
2.2/Đối với thế giới:
–Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã đập tan cuộc phản kích lớn nhất của các lực lượng phản cách mạng sau chiến tranh thế giới thứ hai.
-Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã phá vỡ phòng tuyến quan trọng ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á của đế quốc Mỹ, góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng.
-Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã tăng cường liên minh chiến đấu giữa ba dân tộc Đông Dương, tăng cường lực lượng cách mạng thế giới, là nguồn cổ vũ động viên to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, các dân tộc đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.
1
0
Nguyễn Thành Trương
03/05/2018 20:39:49
Câu 4:
1. Nội dung:
- Đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền:
+ Miền Bắc: thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa, có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
+ Miền Nam: thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng Miền Nam.
- Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau nhằm thực hiện hòa bình thống nhất đất nước.
- Đại hội thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng và thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965).
- Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới, bầu Bộ Chính trị của Đảng do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất.
2. Ý nghĩa:
Đại hội là mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển trong quá trình xác định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đường lối đấu tranh thống nhất đất nước.
0
0
Nguyễn Mai
03/05/2018 20:46:50
Câu 2
Hiệp định Genève 1954 (tiếng Việt: Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954) là hòa bình ở Đông Dương. Hiệp định dẫn đến chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháptrên bán đảo Đông Dương, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương.

Hội nghị Genève khai mạc ngày 26 tháng 4 năm 1954 nhằm mục đích ban đầu để bàn về vấn đề khôi phục hoà bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Do vấn đề Triều Tiên không đạt được kết quả nên từ ngày 8 tháng 5 vấn đề Đông Dương được đưa ra thảo luận.

Hiệp định hình thành sau 75 ngày đàm phán với 8 phiên họp rộng và 23 phiên họp hẹp cùng các hoạt động tiếp xúc ngoại giao dồn dập đằng sau các hoạt động công khai. Hiệp định được ký ngày 20/07/1954.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×