Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dàn ý 18 câu đầu đoạn trích Trao duyên (Truyện Kiều - Nguyễn Du)

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
13.867
26
12
Trần Trần Hà My
15/04/2019 10:18:11
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều: Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc danh nhân văn hóa thế giới, Truyện Kiều được xem là kiệt tác của nền văn học được dịch ra nhiều thứ tiếng.
- Giới thiệu đoạn trích Trao duyên: Vị trí, nội dung
II. Thân bài
1. Lời nhờ cậy và thuyết phục Thúy Vân của Thúy Kiều (12 câu thơ đầu)
a. Hai câu đầu: Lời nhờ cậy của Thúy Kiều
* Lời lẽ trao duyên
- Cậy: + Là một thanh trắc với âm điệu nặng nề, gợi sự quằn quại, đau đớn, khó nói >< nhờ, mong (thanh bằng)
+ Cũng mang hàm nghĩa là trông mong, giúp đỡ nhưng cậy còn mang thêm sắc thái hàm ý về sự hi vọng tha thiết, sự gửi gắm đầy tin tưởng
- Chịu: Nài ép, bắt buộc, không thể không nhận >< nhận: mang tính tự nguyện
* Cử chỉ trao duyên
- Lạy, thưa:
+ Là thái độ kính cẩn, trang trọng với người bề trên hoặc với người mình hàm ơn.
+ Hành động của Kiều tạo ra sự trang nghiêm, thiêng liêng cho điều sắp nói ra
=> Qua cách nói thể hiện sự thông minh, khéo léo của Thúy Kiều
=> Sự tài tình trong cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du
b. Mười câu tiếp: Lí lẽ trao duyên của Kiều.
* 4 câu thơ tiếp: Kể về mối tình với chàng Kim
- Thành ngữ: “ Giữa đường đắt gánh tương tư”
- Hình ảnh: “Mối tơ thừa”
- Hành động: “ Quạt ước, chén thề”
=> Bằng những thành ngữ, những điển tích, những ngôn ngữ giàu hình ảnh đã vẽ nên một mối tình nồng thắm nhưng mong manh, dang dở và đầy bất hạnh của Kim - Kiều
* 6 câu thơ sau: Những lí do khiến Kiều trao duyên cho em.
- Gia đình Kiều gặp biến cố lớn “sóng gió bất kì”
- Kiều buộc phải chọn 1 trong 2 con đường là “hiếu” và “tình”, Kiều đành chọn hi sinh tình.
=> Kiều đã gợi ra tình cảnh ngang trái, khó xử của mình để Vân thấu hiểu.
- “Ngày xuân em hãy còn dài”
=> Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước
- “Xót tình máu mủ thay lời nước non”
=> Kiều thuyết phục em bằng tình cảm ruột thịt.
- Thành ngữ “Thịt nát xương mòn” và “ Ngậm cười chín suối”: nói về cái chết đầy mãn nguyện của Kiều
=> Kiều viện đến cả cái chết để thể hiện sự cảm kích thật sự của mình khi Vân nhận lời
⇒ Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình cho thấy Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa.
* Tiểu kết:
- Nội dung: 12 câu thơ đầu là diễn biến tâm trạng phức tạp của Kiều trong lúc nói lời trao duyên
- Nghệ thuật: Sử dụng các điển tích, điển cố, các thành ngữ dân gian, ngôn ngữ tinh tế, chính xác giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
2. Kiều trao kỉ vật và dặn dò Vân
a. Sáu câu đầu: Kiều trao kỉ vật
- Kỉ vật; Chiếc vành, bức tờ mây
=> Kỉ vật đơn sơ mà thiêng liêng, gợi quá khứ hạnh phúc.
- Từ “giữ - của chung – của tin”
+ “Của chung” là của Kim, Kiều nay là cả của Vân nữa
+ “Của tin” là những vật gắn bó gợi tình yêu thiêng liêng của Kim – Kiều: mảnh hương, tiếng đàn
=> Thể hiện sự giằng xé trong tâm trạng Thúy Kiều. Kiều chỉ có thể gửi gắm mối duyên dang dở cho Vân chứ không thể trao hết tình yêu mặn nồng xưa kia giữa nàng và Kim Trọng.
III) KẾt bài
Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân: Đây là trích đoạn hay và cảm động nhất của Truyện Kiều, đem lại hiều xúc cảm nơi người đọc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
14
6
Nguyễn Nhật Thúy ...
15/04/2019 10:18:43
. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều: Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc danh nhân văn hóa thế giới, Truyện Kiều được xem là kiệt tác của nền văn học được dịch ra nhiều thứ tiếng.
- Giới thiệu đoạn trích Trao duyên: Vị trí, nội dung
II. Thân bài
1. Lời nhờ cậy và thuyết phục Thúy Vân của Thúy Kiều (12 câu thơ đầu)
a. Hai câu đầu: Lời nhờ cậy của Thúy Kiều
* Lời lẽ trao duyên
- Cậy: + Là một thanh trắc với âm điệu nặng nề, gợi sự quằn quại, đau đớn, khó nói >< nhờ, mong (thanh bằng)
+ Cũng mang hàm nghĩa là trông mong, giúp đỡ nhưng cậy còn mang thêm sắc thái hàm ý về sự hi vọng tha thiết, sự gửi gắm đầy tin tưởng
- Chịu: Nài ép, bắt buộc, không thể không nhận >< nhận: mang tính tự nguyện
* Cử chỉ trao duyên
- Lạy, thưa:
+ Là thái độ kính cẩn, trang trọng với người bề trên hoặc với người mình hàm ơn.
+ Hành động của Kiều tạo ra sự trang nghiêm, thiêng liêng cho điều sắp nói ra
→ Qua cách nói thể hiện sự thông minh, khéo léo của Thúy Kiều
→ Sự tài tình trong cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du
b. Mười câu tiếp: Lí lẽ trao duyên của Kiều.
* 4 câu thơ tiếp: Kể về mối tình với chàng Kim
- Thành ngữ: “ Giữa đường đắt gánh tương tư”
- Hình ảnh: “Mối tơ thừa”
- Hành động: “ Quạt ước, chén thề”
→ Bằng những thành ngữ, những điển tích, những ngôn ngữ giàu hình ảnh đã vẽ nên một mối tình nồng thắm nhưng mong manh, dang dở và đầy bất hạnh của Kim - Kiều
* 6 câu thơ sau: Những lí do khiến Kiều trao duyên cho em.
- Gia đình Kiều gặp biến cố lớn “sóng gió bất kì”
- Kiều buộc phải chọn 1 trong 2 con đường là “hiếu” và “tình”, Kiều đành chọn hi sinh tình.
→ Kiều đã gợi ra tình cảnh ngang trái, khó xử của mình để Vân thấu hiểu.
- “Ngày xuân em hãy còn dài”
→ Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước
- “Xót tình máu mủ thay lời nước non”
→ Kiều thuyết phục em bằng tình cảm ruột thịt.
- Thành ngữ “Thịt nát xương mòn” và “ Ngậm cười chín suối”: nói về cái chết đầy mãn nguyện của Kiều
→ Kiều viện đến cả cái chết để thể hiện sự cảm kích thật sự của mình khi Vân nhận lời
⇒ Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình cho thấy Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa.
♦ Tiểu kết:
- Nội dung: 12 câu thơ đầu là diễn biến tâm trạng phức tạp của Kiều trong lúc nói lời trao duyên
- Nghệ thuật: Sử dụng các điển tích, điển cố, các thành ngữ dân gian, ngôn ngữ tinh tế, chính xác giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
6 câu thơ tiếp theo
a. Sáu câu tiếp theo: Kiều trao kỉ vật
- Kỉ vật; Chiếc vành, bức tờ mây
→ Kỉ vật đơn sơ mà thiêng liêng, gợi quá khứ hạnh phúc.
- Từ “giữ - của chung – của tin”
+ “Của chung” là của Kim, Kiều nay là cả của Vân nữa
+ “Của tin” là những vật gắn bó gợi tình yêu thiêng liêng của Kim – Kiều: mảnh hương, tiếng đàn
→ Thể hiện sự giằng xé trong tâm trạng Thúy Kiều. Kiều chỉ có thể gửi gắm mối duyên dang dở cho Vân chứ không thể trao hết tình yêu mặn nồng xưa kia giữa nàng và Kim Trọng.
III. Kết bài
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân: Đây là trích đoạn hay và cảm động nhất của Truyện Kiều, đem lại hiều xúc cảm nơi người đọc.
9
5
Quỳnh Anh Đỗ
15/04/2019 10:40:42
Mở bài:
- Giới thiệu vài nét đặc sắc nhất về tác giả, tác phẩm và vị trí của đoạn tích.
- Dẫn dắt đặt vấn đề (theo yêu cầu đề ra).
Thân bài:
- Đoạn 1: Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
(“Cậy em em có chịu lời…phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”)
+ Kiều nhờ cậy Vân, lời nhờ cậy có sắc thái khác thường (cậy, chịu lời, lạy, thưa). Lời xưng hô của Kiều vừa như trông cậy, vừa như nài ép, phù hợp để nói về vấn đề tế nhị “tình chị duyên em”.
+ Nhắc nhở mối tình của mình với chàng Kim: thắm thiết nhưng mong manh, nhanh tan vỡ.
Cách nói của Kiều thể hiện sự thông minh khôn khéo, qua đó thể hiện tài năng bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du.
+ Kiều trao duyên cho em. Chú ý cách trao duyên – trao lời tha thiết, tâm huyết; trao kỉ vật lại dùng dằng nửa trao, nửa níu – để thấy tâm trạng của Kiều trong thời khắc đoạn trường này: Kiều đang mâu thuẫn giữa hành động và lời nói, lí trí và tình cảm. Kiều trao duyên chứ không muốn trao tình.
- Đoạn 2: Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên
(Mai sau dù có bao giờ...thiếp đã phụ chàng từ đây)
+ Dự cảm về cái chết cứ trở đi, trở lại trong tâm hồn Kiều ; trong lời độc thoại nội tâm đầy đau đớn,Kiều hướng về người yêu với tất cả tình yêu thương và mong nhớ.
+ Từ chỗ nói với em Kiều chuyển sang nói với mình, nói với người yêu ; từ giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ.
=> Với nghệ thuật miêu tả tinh tế diễn biến nội tâm nhân vật và ngôn ngữ độc thoại sinh động, đoạn trích Trao duyên đã ánh lên vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi tình yêu tan vỡ và sự hy sinh đến quên mình vì hạnh phúc của người thân.
Kết bài:
-Tài năng xuất sắc của Nguyễn Du trong việc khám phá và thể hiện quy luật nội tâm sâu sắc của con người.
- Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều, qua đó thấy được cái nhìn hiện thực và nhân đạo của Nguyễn Du.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×