Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đề cương ôn tập Vật lý 8 - kỳ 2

18 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
455
1
19
Trần Thị Huyền Trang
30/04/2019 15:20:58
1) Công suất là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian
Công thức : P = A/t
P : công suất
A : công thực hiện
t : thời gian thực hiện công
2) Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt
Kí hiệu Q, đơn vị Jun
6) Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
- Nhiệt độ càng cao thì nhiệt năng càng lớn. Vì nhiệt độ càng cao, các nguyên tử phân tử chuyển động càng nhanh, tổng động năng các phân tử càng lớn nên động năng càng lớn
Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng : thực hiện công và truyền nhiệt
Thực hiện công : VD : chà xát đồng xu vào mặt bàn : nhiệt năng của đồng xu tăng lên
Truyền nhiệt : VD : bỏ muỗng vào ly nước nóng : nhiệt năng của muỗng tăng lên ( nhiệt năng truyền từ nước sang muỗng )

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
19
Trần Thị Huyền Trang
30/04/2019 15:23:14
4) nguyên lí truyền nhiệt :
- Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
- Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại .
- Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào .
5) Có hiện tượng khuếch tán vì các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động không ngừng và giữa chúng có khoảng cách
Hiện tượng khuếch tán sẽ xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng. Tại vì nhiệt độ của các chất khuếch tán càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên chúng chuyển động càng nhanh, do đó chúng càng nhanh chóng chiếm các khoảng cách trống giữa các phân tử. Điều này làm hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn.
1
19
Trần Thị Huyền Trang
30/04/2019 15:34:23
9)
Nguyên nhân chính: Lực ma sát (khi có sự tiếp xúc lâu giữa lưỡi cưa và vật cần cưa ở tốc độ cao)
Lực ma sát làm chuyển hóa động năng của chuyển động tương đối giữa các bề mặt thành năng lượng ở dạng khác. Việc chuyển hóa năng lượng thường là do va chạm giữa phân tử của hai bề mặt gây ra chuyển động nhiệt hoặc thế năng dự trữ trong biến dạng của bề mặt hay chuyển động của các electron, được tích lũy một phần thành điện năng hay quang năng.
Ví dụ đơn giản hơn là ngày xưa người tiền sử mài que gỗ vào đá hoặc chà xát 2 viên đá và nhau để tạo ra lửa.
10)
Chiếc phích được chế tạo 2 lớp vỏ thủy tinh vì : để bức xạ các tia nhiệt trở lại nước trong phích , giúp nhiệt ko truyền được ra bên ngoài , từ đó phích giữ được nước nóng lâu hơn
11) Để dễ dàng tạo ra sự truyền nhiệt bằng đối lưu.
12) có nghĩa là nếu muốn làm cho 1kg rượu nóng lên 1 độ C thì cần truyền cho rượu một nhiệt lượng là 2500J
1
20
Trần Thị Huyền Trang
30/04/2019 15:36:58
13) Ta biết rằng chất rắn dẫn nhiệt tốt hơn chất khí, nếu mặc một cái áo dày, môi trường truyền nhiệt hoàn toàn là chất rắn(vải). Nhưng nếu ta mặc nhiều áo mỏng, ngoài môi trường truyền nhiệt chất rắn ra còn có chất khí( khoảng cách giữa các áo có không khí). Vì vậy, mặc nhiều áo sẽ cách nhiệt tốt hơn, ta cảm thấy ấm hơn.
14) Về mùa đông, tại sao chim thường hay đứng xù lông
vì vào mùa đông nhiệt độ của cơ thể chim cao hơn nhiệt độ của môi trường bên ngoài nên cơ thể của chim sẽ truyền nhiệt năng ra cơ thể môi trường. Chim thường xù lông lên vì khi đó giữa các sợi lông sẽ có không khí truyền vào, mà không khí là chất dẫn nhiệt kém nên HẠN CHẾ được sự truyền nhiệt năng của cơ thể chim ra bên ngoài và giúp chim giữ ấm lâu hơn.
16) Nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg nước tăng thêm 1oC là 4200J
20
0
19
0
Nguyễn Đình Thái
30/04/2019 18:26:48
Câu 13:
Ta biết rằng chất rắn dẫn nhiệt tốt hơn chất khí, nếu mặc một cái áo dày, môi trường truyền nhiệt hoàn toàn là chất rắn(vải). Nhưng nếu ta mặc nhiều áo mỏng, ngoài môi trường truyền nhiệt chất rắn ra còn có chất khí( khoảng cách giữa các áo có không khí). Vì vậy, mặc nhiều áo sẽ cách nhiệt tốt hơn, ta cảm thấy ấm hơn.
19
0
Nguyễn Đình Thái
30/04/2019 18:27:02
câu 14:
Về mùa đông chim thường hay đứng xù lông vì mùa đông, thời tiết lạnh, chim xù lông đế tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lông chim, điều này giúp chim được giữ ấm hơn
19
0
Nguyễn Đình Thái
30/04/2019 18:27:13
Câu 15:
Nhiệt lượng tối thiểu cần là:
Q=(m1c1+m2c2).(100-t)
=(0,4*880+1*4200).(100-24)
=345952 J
Vậy nhiệt lượng cần tối thiểu là 345952 J
19
0
Nguyễn Đình Thái
30/04/2019 18:27:24
Câu 16:
Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/KgK nghĩa là:
Muốn 1 kg nước nóng lên thêm 1 độ thì cần phải
cung cấp cho nó 1 nhiệt lượng là 4200 J
NẾu cung cấp cho 1 kg nước một nhiệt lượng là
21000 J thì nước nóng thêm :
21000/4200=5 Độ
19
0
Nguyễn Đình Thái
30/04/2019 18:27:33
Câu 17:
Công suất của một chiếc quạt máy là 35W nghĩa
là nó tạo ra 1 công =35 J trong thời gian 1 giây
Công thực hiện được của chiếc quạt trong 1 giờ là:
A=P*t=35*3600=126000J=126kJ
19
0
Nguyễn Đình Thái
30/04/2019 18:27:44
Câu 18:
a)Nhiệt độ của chì khi cân bằng nhiệt độ của
nước sau khi cân bằng :t2=60 C
b)Nhiệt lượng nước thu vào là:
Qthu=m1c1.(t-t1)
=0,25*4200*(60-58,5)
=1575 J
c)Nhiệt lượng chì tỏa ra là:
Qtoa=m2.c2.(t2-t)
=0,3.c2.(100-60)
=12c2 J
Qtoa=Qthu
=>c2=131,25 J/kgK
Vậy dung riêng của chì là 131,25 J/kgK
19
0
Nguyễn Đình Thái
30/04/2019 18:27:59
Câu 19:
a)Nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra là:
Qtoa=m2.c2.(t2-t)
=0,2*880*(100-27)
=12848 J
b)Nhiệt lượng nước thu vào là:
Qthu=m1.c1.(t-t1)
=m1.4200.(27-20)
=29400m1
Qtoa=Qthu
=>m1=0,44 kg
Vậy khối lượng nước là 0,44 kg
19
0
Nguyễn Đình Thái
30/04/2019 18:28:11
Câu 20:
Công mà động cơ máy bay thực hiện là:
A=F.s
=1200*650
=780000 J
Công suất của động cơ máy bay là:
P=A/t
=780000/150
=5200 W
Vậy công suất động cơ là 5200 W
19
0
Nguyễn Đình Thái
30/04/2019 18:28:30
Câu 21:
Pt cân bằng nhiệt :
Qthu=Qtoa
m1c1.(t-t1)=m2.c2.(t2-t)
Nhiệt độ nước sôi tỏa ra là:
Qtoa=m2.c2.(t2-t)
=0,2*4200.(100-t)
=840(100-t)
Nhiệt độ nước phòng thu vào là:
Qthu=m1.c1.(t-t1)
=0,3.4200.(t-25)
=1260(t-25)
Qtoa=Qthu
=>t=55 C
Vậy nhiệt độ sau khi trộn là 55 độ c
19
0
Nguyễn Đình Thái
30/04/2019 18:28:40
Câu 22:
Nhiệt lượng thỏi sắt tỏa ra là:
Q=m.c.(t-t1)
=2,5*460*(150-50)
=115000J
=115kJ
19
0
Nguyễn Đình Thái
30/04/2019 18:28:52
Câu 23:
Nhiệt lượng nước thu được từ mặt trời là:
Q=m.c.(t-t1)
=5.4200.(34-28)
=126000J
=126kJ
19
0
Nguyễn Đình Thái
30/04/2019 18:29:04
Câu 24:
Nhiệt lượng cần cung cấp là:
Q=(m1.c1+m2.c2)*(t1-t)
=(0,3*380+1*4200)*(100-15)
=366690 J
=366,69 kJ
19
0
Nguyễn Đình Thái
30/04/2019 18:29:20
Câu 25:
D=1000kg/m3
=>1 lít nước có khối lượng 1 kg
Nhiệt lượng nước nóng tỏa ra là:
Qtoa=m1.c1.(t1-t)
=m1.4200.(75-36)
=163800m1 J
Nhiệt lượng nước lạnh thu vào là:
Qthu=m2.c2.(t-t2)
=8.4200.(36-24)
=403200 J
Qtoa=Qthu
=>m1=2,46 kg
Vậy khối lượng nước thêm vào là 2,46 kg

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×