Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 6 học kì 2 (Đề 10)
A. TRẮC NGHIỆM.
Câu 1: Có một băng kép được làm từ hai nguyên liệu đồng và sắt (đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt). Khi nung nóng băng kép sẽ như thế nào?
A. Cong về phía sắt.
B. Cong về phía đồng.
C. Không bị cong.
D. Cả ba đáp án trên đều sai.
Câu 2: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về ứng dụng của băng kép?
Băng kép được ứng dụng:
A. Làm cốt cho các cột trụ bê tông.
B. Làm giá đỡ.
C. Trong việc đóng ngắt mạch điện.
D. Làm các dây điện thoại.
Câu 3: Người ta chọn thủy ngân và rượu để chế tạo nhiệt kế vì?
A. Chúng có nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Nhiệt độ nóng chảy thấp.
C. Nhiệt độ đông đặc cao.
D. Tất cả các câu trên đều sai.
Câu 4: Nhiệt kế rượu hoạt động dựa trên cơ sở hiện tượng
A. Dãn nở vì nhiệt. B. Nóng chảy.
C. Đông đặc. D. Bay hơi.
Câu 5: Nhiệt kế nào sau đây không thể đo nhiệt độ của nước đang sôi?
A. Nhiệt kế dầu trong bộ thí nghiệm vật lí 6. B. Nhiệt kế y tế.
C. Nhiệt kế thủy ngân. D. Cả ba loại nhiệt kế trên.
B. TỰ LUẬN
Câu 6: Giải thích hiện tượng khi ta rót nước nóng vào bình thủy rồi đậy nắp lại ngay thì nắp bị bật ra. Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
Câu7: Em hãy đổi 00F, 680F, 1320F, 2410F ra 0C.
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1: Chọn A.
Câu 2: Chọn C.
Câu 3: Chọn B
Câu 4: Chọn A.
Câu 5: Chọn B
Câu 6: Khi ta rót nước nóng vào bình thủy rồi đậy nắp lại ngay thì nắp bị bật ra. Sở dĩ như vậy là vì không khí trong miệng bình bị nóng lên, dãn nở, đẩy nắp bật ra. Để tránh hiện tượng này khi rót nước xong, ta chờ một chút cho khí dãn nở ra hết mới đậy nắp.
Câu 7: + 00F = (0 – 32)/1,8 = -17,780C.
+680F =( 68 - 32)/ 1,8 = 200C.
+1320F =( 132 – 32)/1,8 = 55,560C.
+ 2410F = (241 – 32)/1,8 = 116,10C.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |