Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 6 học kì 2 (Đề 9) - Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 6 học kì 2 (Đề 9 )

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
252
0
0
Nguyễn Thị Thảo Vân
07/04/2018 12:27:29

Đề kiểm tra Vật Lí 6 học kì 2 (Đề 3)

Câu 1:Dùng đòn bẩy để nâng vật, khi nào thì lực nâng vật lên (F2) nhỏ hơn trọng lượng vật (F1).

A. Khi OO2 < OO1.      B. Khi OO2 = OO1.

C. Khi OO2 > OO1.      D. Khi O1O2 < OO1.

Câu 2: Trường hợp nào dưới đây được dùng để đo lực kéo vật lên bằng ròng rọc động?

A. Cầm vào móc của lực kế kéo từ từ theo phương thẳng xuống.

B. Cầm vào thân của lực kế kéo từ từ theo phương thẳng xuống.

C. Cầm vào thân của lực kế kéo từ từ theo phương thẳng lên.

D. Cầm vào thân của lực kế kéo từ từ theo phương xiên lên.

Câu 3: Khi rót nước sôi vào hai cốc thủy tinh dày mỏng khác nhau, cốc nào dễ vỡ hơn, vì ssao?

A. Cốc thủy tinh mỏng vì, vì cốc giữ nhiệt ít hơn, dãn nở nhanh.

B. Cốc thủy tinh mỏng, vì cốc tỏa nhiệt nhanh nên dãn nở nhiều.

C. Cốc thủy tinh dày vì cốc giữ nhiệt nhiều hơn nên dãn nở nhiều hơn.

D. Cốc thủy tinh dày vì cốc dãn nở không đều do sự chênh lệch nhiệt độ giữa thành trong và thành ngoài của cốc.

Câu 4: Để đo nhiệt độ sôi của nước ta phải dùng nhiệt kế nào?

A. Nhiệt kế rượu.      B. Nhiệt kế y tế.

C. Nhiệt kế thủy ngân.      D. Nhiệt kế nào cũng được.

Câu 5: Trong thực tế ta thấy có nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân nhưng không thấy nhiệt kế nước, vì sao?

A. Vì nuowcsc là một chất lỏng trong suốt dễ nhìn thấy.

B. Vì nước truyền nhiệt không đều.

C. Vì nước nở vì nhiệt rất ít.

D. Vì một lí do khác lí do nên trên.

Câu 6: 500F ứng với bao nhiêu 0C.

A. 32.      B. 12      C. 10.      D. 22.      

Câu 7: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không lien quan đến sụ nóng chảy?

A. Ngọn nến đang cháy.

B. Vào mùa xuân, băng tuyết tan.

C. Xi măng đông cứng lại.

D. Hâm nóng thưc ăn để mỡ tan ra.

Câu 8: Tốc độ bay hơi của một chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào ssau đây?

A. Nhiệt độ của chất lỏng.

B. Lượng chất lỏng.

C. Diện tích mặt thoáng chất lỏng.

D. Gió trên mặt thoáng chất lỏng.

Câu 9: Bên ngoài thành cốc đựng nước đá có nuowcsc vì?

A. Nước trong cốc có thể thấm ra ngoài.

B. Hơi nước trong không khí ngưng tụ gặp lạnh tạo thành nước.

C. Nước trong cốc bay hơi ra bên ngoài.

D. Nước trong không khí tụ trên thành cốc.

Câu 10: Căn cứ mực chất lỏng trong ống, em hãy ghi các giá trị nhiệt độ sau đây vào các hình A, B, C,D cho phù hợp: 100C, 150C, 200C, 250C. ( hình ảnh)

Đề kiểm tra Vật Lí 6

B, TỰ LUẬN

Câu 11:

a. Hãy nêu tên các loại máy cơ đơn giản mà em biết.

b. Em hãy cho một ví dụ về việc sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống.

Câu 12: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

a. Có một quả cầu không thả lọt vòng kim loại, muốn quả cầu thả lọt vòng kim loại ta phải …………….. vòng kim loại để nó ……………., hoặc ta phải…………… quả cầu để nó………….

b. Khi nung nóng ………………… quả cầu tăng lên, ngược lại ………… của nó sẽ ……………. Khi ……………….

c. Chất rắn ……………….. khi nóng lên, co lại…………….

d. Khi rót nước vào ly thủy tinh dày,……………… tăng lên đột ngột làm thủy tinh …………….. đột ngột không đều, kết quả là ly thủy tinh bị nứt.

e. Các chất rắn khác nhau thì ……………….. khác nhau.

Câu 13: Nếu nhìn vào các mạch điện trong thiết bị, máy móc, ta thấy các mối hàn được làm bằng chì? Tại sao người ta không hàn bằng các vật liệu khác?

Câu 14: Em hãy đổi 140C, 350C, 480C, 960C ra 0F.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1: Chọn C.

Câu 2: Chọn B.

Câu 3: Chọn D.

Câu 4: Chọn C.

Câu 5: Chọn D.

Câu 6: Chọn C.

Câu 7: Chọn C

Câu 8: Chọn B

Câu 9: Chọn D.

Câu 10:

– Bình A mực chất lỏng cao nhì nên nhiệt đọ cao thứ nhì.

- Bình B mực chất lỏng thấp nhất nên nhiệt độ thấp nhất.

- Bình C mực chất lỏng thấp nhì nên nhiệt độ thấp thứ nhì.

- Bình D mực chất lỏng cao nhất nên nhiệt độ cao nhất.

Câu 11:

a. Nêu tên các loại máy cơ đơn giản đã học:mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.

b. Một ví dụ về việc sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống: bác thợ nề dùng ròng rọc đưa các nguyên vật liệu lên cao.

Câu 12:.

a. nung nóng, dãn nở, làm lạnh, co lại.

b. thể tích, thể tích, giảm đi, làm lạnh.

c. Nở ra, lạnh đi.

d. Nhiệt độ, dãn nở

e. Dãn nở vì nhiệt.

Câu 13: Các linh kiện trên các mạch điện có các tính chất nếu gặp nhiệt độ cao thì sẽ hư hỏng. Vì vậy phải chọn chì là vật liệu nóng chảy ở nhiệt độ thấp để hàn các linh kiện lại với nhau.

Câu 14:

– 140C = 57,20F.

- 350C = 950F.

- 480C = 118,40F.

- 960C = 204,80F

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×