LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đề kiểm tra Toán 9 Chương 2 Hình học (Đề 6) - Đề kiểm tra Toán 9 Chương Chương 2 Hình học (Đề 6)

1 trả lời
Hỏi chi tiết
379
0
0
Nguyễn Thị Thảo Vân
07/04/2018 13:02:57

Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học 9 Chương 2 (Đề 3)

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Đốt cháy 1 mol sắt trong oxi được 1 mol sắt oxit. Oxit sắt tạo thành là

A. FeO    B. Fe2O3    C. Fe3O4    D. không xác định được

Câu 2: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là

A. tác dụng với axit

B. dễ tác dụng với phi kim

C. thể hiện tính khử trong các phản ứng hóa học

D. tác dụng với dung dịch muối

Câu 3: Điểm khác nhau cơ bản giữa gang và thép là

A. do có các nguyên tố khác ngoài Fe và C

B. tỉ lệ của C trong gang từ 2 – 5%, còn trong thép tỉ lệ của C dưới 2%

C. do nguyên liệu để điều chế

D. do phương pháp điều chế

Câu 4: Khi cho các kim loại Mg, Fe, Al lần lượt tác dụng với dung dịch HCl đều thu được 6,72 lít H2 (đktc). Kim loại tiêu tốn ít nhất (theo số mol) là

A. Mg    B. Fe    C. Mg hay Fe    D. Al

Câu 5: Theo dãy hoạt động hóa học của kim loại thì kim loại

(1) Càng về bên trái càng hoạt động mạnh (dễ bị oxi hóa).

(2) Đặt bên trái đẩy được kim loại đặt bên phải (đứng sau) ra khỏi dung dịch muối.

(3) Không tác dụng với nước đẩy được kim loại đặt bên phải (đứng sau) ra khỏi dung dịch muối.

(4) Đặt bên trái H đẩy được hidro ra khỏi dung dịch axit HCl hay H2SO4 loãng.

Những kết luận đúng

A. (1), (3), (4)

B. (2), (3), (4)

C. (1), (2), (4)

D. (1), (2), (3)

Câu 6: Khi cho thanh kẽm vào dung dịch FeSO4 thì khối lượng dung dịch sau phản ứng so với ban đầu sẽ

A. giảm

B. không đổi

C. tăng

D. ban đầu tăng sau đó giảm xuống

Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp Al, Mg vào binhg đựng dung dịch HCl khối lượng dung dịch chỉ tăng 7g. Khối lượng của nhôm là (H=1, Mg=24, Al=27)

A. 5,8 g    B. 2,4 g    C. 2,7 g    D. 5,4 g

Câu 8: Đốt cháy nhôm trong bình khí clo, sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng thêm 4,26 gam. Khối lượng Al đã tham gia phản ứng là (Cl=35,5, Al=27)

A. 1,08 g    B. 5,34 g    C. 6,42 g    D. 5,4 g

Phần tự luận

Câu 9: (2 điểm) Viết các phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện, nếu có) theo sơ đồ sau:

CaCO3 → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3 → Ca(HCO3)2 → NaHCO3 → NaCl.

Câu 10: (2 điểm) Bạc ở dạng bột có lẫn đồng và nhôm (cũng ở dạng bột). Bằng phương pháp hóa học hãy tinh chế bạc.

Câu 11: (2 điểm) Cho 0,1 mol Fe vào dung dịch H2SO4 có nồng độ 2M và đã được lấy dư 10% so với lượng cần thirts (thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể). Tính nồng độ mol của muối trong dung dịch.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A C B D A C D A

Câu 1:A

nFe = nFe trong oxit => Trong phân tử oxit chỉ có 1 nguyên tử Fe

Câu 2:C

Câu 3:B

Câu 4:D

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

nH2 = 0,3 mol => nFe = 0,3 mol, nMg = 0,3 mol và nAl = 0,2 mol

Câu 5:A

Câu 6:C

Zn + FeSO4 → Fe + ZnSO4

Theo phương trình: FeSO4 → ZnSO4, 65g Zn thay cho 56g Fe, nên khối lượng dung dịch phải tăng.

Câu 7:D

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Khối lượng H2↑ = 7,8 – 7 = 0,8 gam. Suy ra nH2 = 0,4 mol

Gọi số mol của Mg và Al lần lượt là x và y,

ta có: 24x + 27y = 7,8 (I)

nH2 = x + 1,5y = 0,4 (II)

Giải phương trình (I) và (II) ta có: x = 0,1 mol và y = 0,2 mol

Khối lượng của nhôm: 0,2 x 27 = 5,4 gam.

Câu 8:A

Khối lượng chất rắn tăng bằng khối lượng của Cl2 => Số mol Cl2

=> Số mol Al tham gia phản ứng => Khối lượng Al tham gia phản ứng:

nCl2 = 4,26/71 = 0,06 mol

=> nAl = 0,06x2/3 = 0, 04 mol

=> mAl = 0,04 x 27 = 1,08 gam.

Câu 9:

Viết các phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện nếu có) theo sơ đồ sau:

CaCO3 to→ CaO + CO2

CaO + H2O → Ca(OH)2

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

Ca(HCO3)2 + Na2CO3 → 2NaHCO3 + CaCO3

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

Câu 10:A

Ngâm hỗn hợp bạc, đồng, nhôm trong dung dịch HCl dư

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Bạc, đồng không tan, lọc chất rắn, rồi cho vào dung dịch AgNO3 dư.

Cu tan vào dung dịch do phản ứng: Cu + 2AgNO3 → 2Ag + Cu(NO3)2

Thu được Ag.

Câu 11:A

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

nH2SO4 = 0,1 mol; nH2SO4 dư = 0,01 mol

=> nH2SO4 phản ứng đem dùng = 0,11 mol

=> VH2SO4 đem dùng = 0,11/2 = 0,055 lít

nFeSO4 = 0,1 mol => Nồng độ mol FeSO4 = 0,1/0,055 = 1,8M.

Đề kiểm tra Hóa học 9

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Hóa học Lớp 9 mới nhất
Trắc nghiệm Hóa học Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư