Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Phần trắc nghiệm (4 điểm: mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1: Cặp kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl ở điều kiện thường?
A. Fe, Pb
B. Cu, Pb
C. Al, Ag
D. Mg, Hg
Câu 2: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, nhưng không tác dụng với H2SO4 đặc nguội?
A. Al B. Ag C. Cu D. Zn
Câu 3: Nguyên liệu chính để sản xuất nhôm là
A. criolit B. quặng bôxit C. điện D. than chì
Câu 4: Khi kim loại tác dụng với phi kim thì
A. kim loại là chất oxi hóa, còn phi kim là chất khử
B. không xác định được vì còn phụ thuộc vào các chất cụ thể
C. kim loại là chất khử, còn phi kim là chất oxi hóa
D. kim loại bị khử
Câu 5: Để chống lại sự ăn mòn kim loại người ta thường
1) Để vật nơi khô ráo.
2) Sơn hay bôi dầu mỡ.
3) Phủ một lớp kim loại bền.
4) Chế ra các vật bằng kim loại nguyên chất.
Những biện pháp thích hợp là
A. 1, 2, 3, 4
B. 1, 2, 3
C. 2, 3, 4
D. 1, 3, 4
Câu 6: Đun nóng hỗn hợp gồm 6,4g lưu huỳnh và 1,3g kẽm. Sau phản ứng thu được các chất với khối lượng là (S=32, Zn=65)
A. 2,17g Zn và 0,89g ZnS
B. 5,76g S và 1,94g ZnS
C. 2,12g ZnS
D.7,7g ZnS
Câu 7: Ngâm một lá kẽm (dư) vào trong 200ml dung dịch AgNO30,5M. Khi phản ứng kết thúc khối lượng Ag thu được là
A. 8,8 g B. 13 g C. 6,5 g D. 10,8 g
Câu 8: Cho 8,8g một hỗn hợp gồm 2 kim loại ở 2 chu kì liên tiếp thuộc phân nhóm chính nhóm II tác dụng với dung dịch HCl (dư) cho 6,72 lít khí H2 (đktc).
Biết kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II gồm: Be, Mg, Ca, Sr, Ba (Be=9, Mg=24, Ca=40, Sr=88, Ba=137)
Hai kim loại đó là
A. Be và Mg
B. Mg và Ca
C. Ca và Sr
D. Sr và Ba
Phần tự luận
Câu 9: (2 điểm) So sánh tính chất hóa học cơ bản của nhôm và sắt.
Viết các phương trình hóa học để minh họa.
Câu 10: (2 điểm) Hoàn thành các phương trinh hóa học theo sơ đồ:
NaCl → NaOH → NaHCO3 → Na2CO3 → CaCO3 → CaCl2 → AgCl.
Câu 11: (2 điểm) Hòa tan kim loại M (hóa trị II) vào nước. Thêm H2SO4 vào dung dịch thu được ở trên, thấy tạo kết tủa A trong đó khối lượng của M bằng 0,588 lần khối lượng của A.
Xác định kim loại M (Mg=24, Ca=40, Sr=88, Ba=137, Al=27, Na=23).
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | A | B | C | B | B | D | B |
Câu 1:B
Câu 2:A
Câu 3:B
Câu 4:C
Câu 5:B
Câu 6:B
nS = 6,4/32 = 0,2 mol; nZn = 1,3/65 = 0,02 mol.
S + Zn → ZnS => nZnS = 0, 02 mol => mZnS = 0,02 x 97 = 1,94 gam
Khối lượng S còn = 6,4 – 0,02 x 32 = 5,76 gam
Câu 7:D
Zn + 2AgNO3 → 2Ag + Zn(NO3)2
nAgNO3 = 0,2 x 0,5 = 0,1 mol Zn dư => mAg tạo ra = 0,1 x 108 = 10,8 gam.
Câu 8:B
M + 2HCl → MCl2 + H2
nM = nH2 = 6,72/22,4 = 0,3 (mol).
=> Khối lượng mol trung bình 2 kim loại M = 8,8/0,3 = 29,33.
Hai kim loại đó là Mg và Ca.
Câu 9:
Giống nhau (1,5 điểm): Đều tác dụng được với phi kim, dung dịch axit, dung dịch muối của kim loại hoạt động yếu hơn nó, thụ động trong dung dịch HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội.
Các ví dụ:
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Fe + 2HCl → 2AlCl3 + 3H2
Fe + CuCl2 → Cu + FeCl2
2Al + 3CuCl2 → 3Cu + 2AlCl3
Khác nhau (0,5 điểm): Nhôm hoạt động mạnh hơn sắt.
Ví dụ: 2Al + 3FeCl2 → 3Fe + 2AlCl3
Nhôm tan được trong dung dịch NaOH còn sắt thì không.
Câu 10:
Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau:
2NaCl + 2H2O đp có mn→ 2NaOH + H2 + Cl2
NaOH + CO2 → NaHCO3
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
CaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Ca(NO3)2
Câu 11:
M + 2H2O → M(OH)2 + H2↑
M(OH)2 + H2SO4 → MSO4↓ + 2H2O
M = 0,588(M + 96)
=> 0,412M = 0,588 x 96
=> M = 137 (Ba).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |