Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Để phát triển nền kinh tế bền vững người dân cần phải làm gì? Vùng có những thế mạnh gì cho sự phât triển kinh tế? (Địa lý 9 - Vùng trung du và miền núi bắc bộ)

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.150
0
0
Linh's Chồn's
14/12/2017 17:57:52
Trọng dụng nhân tài Kinh nghiệm quốc tế và những nghiên cứu khoa học cho thấy, các quốc gia phát triển nhanh và bền vững đều có chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và chính sách sử dụng nhân tài. Việt Nam muốn tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững cũng cần phải có những chính sách đúng đắn để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao và trọng dụng nhân tài có hiệu quả. Một thực tế rất đáng suy ngẫm là nguồn nhân lực của nước ta trong nhiều năm qua không đáp ứng yêu cầu của những ngành kinh tế kỹ thuật mới, trong khi nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam đoạt giải cao ở các kỳ thi quốc tế. Có thể nêu một số thí dụ: Hãng Intel của Mỹ vào Việt Nam đầu tư có tổ chức thi tuyển dụng nhân viên công nghệ thông tin, trong số 2.000 ứng viên dự thi để vào làm việc cho cơ sở sản xuất của hãng tại TP Hồ Chí Minh thì chỉ có 90 người tức 5% đạt chuẩn chuyên môn, trong đó chỉ có 40 người đủ trình độ tiếng Anh để tuyển dụng, kết quả cuối cùng là chỉ có 2% được tuyển dụng. Hoặc như Hãng Renesas chuyên thiết kế và sản xuất vi mạch hàng đầu của Nhật Bản đầu tư vào TP Hồ Chí Minh muốn tuyển 500 kỹ sư cho giai đoạn đầu hoạt động của hãng, vậy mà hai năm liền 2007 và 2008 chỉ tuyển được có 60 người... Ngay như một số dự án và công trình xây dựng trên khắp đất nước ta cũng phải thuê nhân lực quốc tế. Những việc nêu trên cảnh báo cho chúng ta một vấn đề về những bất cập của hệ thống giáo dục, nhất là giáo dục ở bậc đại học và dạy nghề. Chiều hướng phát triển giáo dục, đào tạo trong những thập niên vừa qua đã không thể đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước khi đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa mặc dù đầu tư của Nhà nước và của nhân dân rất lớn. Chúng ta cần phải đổi mới một cách căn bản tư duy và cải cách giáo dục, đào tạo theo hướng phải thật sự coi trọng đào tạo tư duy sáng tạo, đào tạo kỹ năng và đào tạo chuyên môn nghề nghiệp. Theo đó, giáo dục đại học cần thiết chuyển hướng sang đào tạo nhân lực có trình độ và kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển của đất nước trong dài hạn mà thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và phát triển kinh tế trí thức yêu cầu. Cơ chế giáo dục đại học và trên đại học cần thiết phải tạo ra được các cộng đồng sinh viên được tổ chức sao cho trên cái nền kiến thức giáo dục cơ bản thật sự khuyến khích tính linh hoạt và sáng tạo của sinh viên, nghiên cứu sinh; tạo ra cho mỗi chủ thể sinh viên một môi trường học tập, nghiên cứu mà họ có thể tự đào tạo, tự vươn lên phù hợp với những biến đổi của xã hội luôn thay đổi trong điều kiện khoa học, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ thay đổi nhanh chóng ở thế kỷ 21. Muốn vậy cần phải thay đổi cách dạy trong các cơ sở đào tạo đại học. Dạy ở bậc đại học và trên đại học không chỉ là truyền đạt những gì đã biết mà quan trọng hơn là dạy cho sinh viên, nghiên cứu sinh cách duy trì việc cập nhật kiến thức, phương pháp tư duy, cách xử lý các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn... để họ có thể biết cách làm mới kỹ năng làm việc của mình để thích ứng với môi trường, điều kiện luôn thay đổi. Hiện nay, nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế, chính trị toàn cầu. Nhu cầu về nhân lực ngày càng lớn, do đó giáo dục đại học của nước ta phải làm sao nhanh chóng đáp ứng yêu cầu này. Ngoài những kỹ năng chuyên môn cấp thiết phải tăng số lượng và trình độ ngoại ngữ. Đây quả thật là một thách thức lớn đối với giáo dục của nước ta. Cùng với việc xây dựng các trung tâm đào tạo có chất lượng quốc tế, cần thiết có những chính sách để đưa nhiều sinh viên học tập ở nước ngoài, có chiến lược và những cơ chế, chính sách trọng dụng nhân tài, kể cả các nhân tài quốc tế đến làm việc, cống hiến cho đất nước Việt Nam. Dạy nghề đáp ứng nhu cầu phát triển Để đất nước phát triển nhanh và bền vững, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình, chiến lược kinh tế - xã hội, các chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Đặc biệt đầu tư rất lớn cho giáo dục, đào tạo để phát triển nguồn nhân lực. Trong điều kiện toàn cầu hóa và kinh tế thế giới cạnh tranh quyết liệt thì như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định: Nguồn lực con người là lợi thế cạnh tranh dài hạn, là yếu tố quyết định sự phát triển của quốc gia... Do đó cần phải tập trung sức phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo đại học và dạy nghề để có nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ cấu hợp lý nhằm đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Như vậy, việc tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trước hết là nâng cấp cơ cấu công nghiệp, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu nhằm sản xuất ra những sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn, nhanh chóng thích nghi với những công nghệ mới và phương pháp quản lý hiện đại đòi hỏi phải có một hệ thống giáo dục dạy nghề hiệu quả hơn và rộng lớn hơn. Nhu cầu về nguồn nhân lực được đào tạo nghề ngày càng trở nên cấp thiết song giáo dục dạy nghề lại chưa đáp ứng cả về số lượng và kỹ năng nghề nghiệp. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 trên thang điểm 10, xếp hạng thứ 11 trong 12 quốc gia được khảo sát tại khu vực châu Á. Ở Việt Nam chưa có trường dạy nghề nào được định chuẩn là đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia và khu vực. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã phải thuê lao động có kỹ năng từ nước ngoài... Tuy vậy, điều ghi nhận những cố gắng của đào tạo nghề ở nước ta là quy mô đào tạo nghề tăng khá nhanh. Trong vòng 10 năm từ 1998 đến 2008, tỷ lệ sinh viên theo học tại các trường trung học và cao đẳng, đại học dạy nghề đã tăng gấp bốn lần. Năm 2009 đạt con số 1,7 triệu người và năm 2010 có tới gần một nửa số quận, huyện trong cả nước có ít nhất một trung tâm đào tạo nghề. Từ năm 1997, tỷ lệ công nhân được đào tạo nghề tăng từ 10% lên 30%. Hạn chế chính của đào tạo nghề ở nước ta trong thời gian qua là thiếu một đội ngũ giáo viên giỏi và sự quản lý công tác dạy nghề yếu kém, chưa thống nhất vào một ngành mà phân tán, mạnh ai nấy làm đã làm cho chất lượng dạy và cơ sở vật chất dành cho giảng dạy xuống cấp. Vấn đề quan trọng hàng đầu đối với dạy nghề cho nguồn nhân lực của nước ta là kỹ năng và kiến thức nghề. Để đạt được những yêu cầu ấy người được đào tạo nghề phải trải nghiệm trong công việc (học trong công việc và làm việc) và kiến thức từ quá trình đào tạo chính thức. Theo đó các trung tâm dạy nghề cần phải cung cấp cho người học nghề cả việc học nghề thực hành và hướng dẫn lý thuyết. Chính vì vậy sự hợp tác giữa các trường, trung tâm dạy nghề với các công ty, doanh nghiệp là yêu cầu thường xuyên. Chỉ thông qua việc hợp tác này mới có thể tạo ra nguồn nhân lực được đào tạo với nghề nghiệp thích ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh, gắn kết được nhu cầu của thực tiễn với đào tạo nghề của các trường và các cơ sở dạy nghề. Động lực lớn và điều kiện thuận lợi cho công tác dạy nghề hiện tại là thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo chính sách tam nông của Đảng. Chương trình đào tạo nghề cho nhân lực ở nông thôn đang được triển khai với mục tiêu mỗi năm đào tạo một triệu nhân công nông thôn bao gồm cả các viên chức làm việc ở khu vực nông thôn. Sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và các cấp, ngành hữu quan yêu cầu mỗi quận, huyện và cấp xã phải có một cán bộ chuyên trách chịu trách nhiệm về giáo dục dạy nghề và dạy nghề miễn phí cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn mà sẵn sàng đi làm việc ở nước ngoài đã tạo ra những điều kiện tốt cho công tác đào tạo nghề ở nông thôn. Để chương trình đào tạo nghề ở nông thôn thật sự hiệu quả, thiết nghĩ các chương trình đào tạo nghề nên coi trọng dạy nghề nông hơn nữa. Nên khuyến khích các chương trình đào tạo nghề, tạo việc làm tại những khu vực nông thôn thông qua sự đa dạng hóa ngành, nghề và cách thức tổ chức lao động, quản lý của doanh nghiệp gắn liền với đặc điểm của địa phương và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội tại địa bàn. Với lợi thế về cơ cấu dân số trẻ, chỉ số phát triển người cao, nguồn nhân lực dồi dào có học vấn và được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, chúng ta có cơ sở để đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Linh's Chồn's
14/12/2017 17:58:31
a) Khu vực đồi núi
-Các thế mạnh:
+Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
+Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.
Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.
+Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.
+Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh thái.
-Các mặt hạn chế:
Ở nhiều vùng núi, địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại….thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.
b)Khu vực đồng bằng
-Các thế mạnh:
+Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông snar, mà nông sản chính là lúa gạo.
+Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thủy sản, khoáng sản và lâm sản.
+Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.
+Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.
-Hạn chế:
Các thiên tai như bão, lụt, hạn hán…thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×