câu 3a
Gió mùa là một loại gió đổi hướng theo mùa. Thuật ngữ này vốn được sử dụng cho gió mùa tại Biển Ả Rập và Ấn Độ Dương. Có hai loại gió mùa: gió mùa đông và gió mùa hè. Ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, mùa hạ có gió thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tới, đem theo không khí mát mẻ và mưa lớn.
Vào mùa đông, gió mùa thổi từ lục địa châu Á ra, đem theo không khí khô và lạnh. Càng gần về xích đạo, gió ấm dần lên. Gió mùa đông thổi thành từng đợt. Mỗi khi gió về, ở vùng gần chí tuyến trời trở lạnh trong vài ba ngày, đôi khi kéo dài tới hàng tuần.
Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
* Gió mùa mùa đông:
- Thời gian hoạt động: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, di chuyển theo hướng Đông Bắc nên gọi là gió mùa Đông Bắc.
- Phạm vi hoạt động và tính chất:
+ Gió mùa Đông Bắc hoạt động từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, đem lại một mùa đông lạnh và kéo dài ở miền Bắc; nửa sau mùa đông lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
+ Di chuyển xuống phía Nam, gió suy yếu dần, bớt lạnh và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, tín phong Bắc bán cầu thổi hướng Đông Bắc hoạt động mạnh, chiếm ưu thế và gây mưa cho ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
* Gió mùa mùa hạ:
- Thời gian: từ tháng 5 đến tháng 10 với hai luồng gió thổi vào cùng hướng Tây Nam.
- Phạm vi và tính chất:
+ Nửa đầu mùa hạ (tháng 5 – 7): khối khí chí tuyến vịnh Ben Gan (TBg) di chuyển hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp vào nước ta gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Sau đó vượt dãy Trường Sơn gây ra hiệu ứng phơn khô nóng cho vùng đồng bằng ven biển miền Trung và phía Nam khu vực Tây Bắc.
+ Giữa và cuối mùa hạ (tháng 6 – 10): gió mùa Tây Nam (từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động. Vượt qua vùng biển xích đạo trở nên nóng ẩm và gây mưa lớn kéo dài cho vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên nước ta. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.