Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Địa hình nước ta chia thành mấy khu vực? Trình bày đặc điểm chính của từng khu vực địa hình?

1) địa hình nước ta chia thành mấy khu vực? trình bày đặc điểm chính của từng khu vực địa hình
2) địa hình đá vôi tập trung nhiều địa hình đá vôi tập trung nhiều ở đâu? Địa hình Cao Nguyên badan tập trung nhiều ở địa hình Cao Nguyên badan tập trung nhiều ở miền nào?
3) So sánh địa hình châu thổ Sông Hồng giống và khác nhau So sánh địa hình châu thổ Sông Hồng giống và khác nhau với Địa hình châu thổ Sông Cửu Long như thế nào
4) a: Nêu thế mạnh và hạn chế của khu vực đồi Nêu thế mạnh và hạn chế của khu vực đồi núi núi
b: Nêu thế mạnh và hạn chế của khu vực Đồng Bằng
c: biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đó đời sống của nhân dân nước ta
5) đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào?
6) vì sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió vì sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm? Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm có thuận lợi và khó khăn như thế nào ở địa phương em
11 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
7.273
14
3
doan man
17/05/2019 22:59:14
câu 1

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
doan man
17/05/2019 23:03:05
2) địa hình đá vôi tập trung nhiều địa hình đá vôi tập trung nhiều ở đâu? Địa hình Cao Nguyên badan tập trung nhiều ở địa hình Cao Nguyên badan tập trung nhiều ở miền nào?
___________________________________________
địa hình núi đa vôi như động Phong Nha, động Tam Thanh, chúng tập trung chủ yếu ở miền Bắc như
- Đông Bắc
- Tây Bắc
- Bắc Trung Bộ.
Địa hình cao nguyên badan hình thành do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy,
- chúng tập trung nhiều ở vùngTây nguyên của lãnh thổ Việt Nam.
2
1
doan man
17/05/2019 23:04:05
3). So sánh địa hình châu thổ Sông Hồng giống và khác nhau với Địa hình châu thổ Sông Cửu Long như thế nào
___________________________________________
giống nhau:
- đều là các vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn của nước ta
- được hình thành trên các vùng sụt lún ở hạ lưu các con sông
- bờ biển phẳng , có vịnh biển nông và thềm lục địa mở rộng
- địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho cơ giới hóa
- đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp . đặc biệt là nền nông nghiệp trồng lúa nước
khác nhau:
*ĐB Sông Hồng:
- được hình thành do bồi đắp của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình
- diện tích : 1,5 triệu ha
- địa hình : cao ở phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Địa hình bị chia cắt thành nhiều ô, có một số ô trũng hoặc đồi cao hơn so với địa hình
- đồng bằng sông hồng thì đã được con người khai phá từ lâu, có ven đê sông ngăn lũ. Vùng trong đê k được bồi đắp nên hình thành các ô trũng( do quá trình bồi đắp chưa hoàn thiện ), một số nơi hình thành ruộng bậc cao, bạc màu, khó thoát nước vào mùa mưa. vùng ngoài đê hàng năm vẫn được bồi đắp nhưng diện tích không lớn.
- đồng bằng sông hồng chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm ( nằm trong đê). Vùng trong đê có đất phù sa cổ bạc màu
* đồng bằng sông cửu long:
- được hìh thành do bồi tụ phù sa hệ thống sông Tiền và sông Hậu
- diện tích : 4 triệu ha
- đia hình thấp và bằng phẳng hơn so với ĐB SHồng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông nam. Phần lớn lãnh thổ có địa hình trũng thấp
- có mạng lưới sông ngòi chằng chịt ,k có đê ngăn lũ nên hằng năm ĐB SCL được bồi tụ phù sa lớn. Về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, nhiều vùng trũng lớn bị ngập nước như : Đồng Tháp Mười, Tứ Giac Long Xuyên. Khu vực phía bắc vào thời kỹ lũ lơn nước ngập 4-5 m
- về mùa cạn thủy triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích bị ngập trong nước
- ĐB SCL chủ yếu là đất phù sa bồi đắp hàng năm , nhưng tính chất đất lại phức tạp , có 3 loại đất chính : đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn
2
0
1
0
2
0
3
0
doan man
17/05/2019 23:13:47
5) đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào?
________________________________________________
* Đặc điểm chung khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
* Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở:
- Nhiệt độ trung bình năm trên 210C, lượng mưa lớn (1500 - 2000mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%). Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam.
- Tính chất đa dạng và thất thường:
+ Khí hậu nước ta phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau:
Miền Bắc: có mùa đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.
Miền Nam có khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, phân mùa mưa-khô sâu sắc.
Các khu vực khí hậu: Đông Trường Sơn có mùa mưa lệch về thu đông; khí hậu biển Đông mang tính hải dương; hướng địa hình kết hợp gió mùa tạo nên sự phân hóa các khu vực Đông Bắc – Tây Bắc, khí hậu ôn đới núi cao...
+ Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão,...
2
0
doan man
17/05/2019 23:15:39
6) vì sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm? Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm có thuận lợi và khó khăn như thế nào ở địa phương em
__________________________________
Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vì:
- Tính nhiệt đới: được quy định bởi vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, bức xạ nhiệt luôn lớn và mọi nơi trong năm đều có hai lần mặt Trời lên thiên đỉnh.
⟹ Nhận được lượng nhiệt lớn, nhiệt độ trung bình năm cao trên 200C.
- Tính ẩm: Các khối khí di chuyển qua biển mang lại cho nước ta lượng mưa lớn (1500 – 2000 mm), độ ẩm dồi dào (>80%).
- Gió mùa: nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên gió Tín Phong bán cầu Bắc thổi quanh năm; mặt khác Việt Nam nằm trong khu vực châu Á gió mùa điển hình, chịu tác động của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
Thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại
Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là môi trường sống thuận lợi cho sinh vật phát triển, cây cối quanh năm ra hoa kết quả. Đó là cơ sở tự nhiên giúp cho nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta vươn lên mạnh mẽ theo hướng sản xuất lớn, chuyên canh và đa canh.
Bên cạnh những mặt thuận lợi, khí hậu nước ta cũng lắm thiên tai, bất trắc, thời tiết diễn biến phức tạp. Vì vậy, chúng ta phải luôn sẵn sàng, tích cực và chủ động phòng chống thiên tai, bảo vệ đời sống và sản xuất.
Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa cũng in đậm nét trong đời sống văn hóa - xã hội của người dân Việt Nam.
2
0
Trần Thị Huyền Trang
18/05/2019 12:46:29
1/
Địa hình nước ta chia thành 3 khu vực :
a ) Khu vực đồi núi : gồm :
– Vùng núi Đông Bắc : là vùng đồi núi thấp , có những cánh cung lớn , với địa hình cacxtơ khá phổ biến
– Vùng núi Tây Bắc : là những dải núi cao , sơn nguyên đá vôi hiểm trở và kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam . Vùng còn có những đồng bằng nhỏ nằm giữa núi : Mường Thanh , Than Uyên , Nghĩa Lộ …
– Vùng núi Trường Sơn Bắc : là vùng núi thấp có 2 sườn không đối xứng , sườn Đông hẹp và dốc có nhiều nhánh núi nằm ngang chia cắt đồng bằng duyên hải Trung Bộ
– Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam : Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ . Nổi bật là các cao nguyên rộng lớn , đất đỏ ba dan , xếp thành từng tầng với độ cao 400m , 800m , 1000m
– Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi Trung du Bắc bộ phần lớn là những thềm phù sa cổ có nơi cao 200m , mang tính chất chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng .
b ) Khu vực Đồng Bằng : Gồm :
+ Đồng bằng phù sa châu thổ hạ lưu các sông lớn . Lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long diện tích khoảng 40.000km2 , đồng bằng sông Hồng : 15.000km2 . Đất có độ phì nhiêu màu mỡ cao
+ Đồng bằng duyên hải Trung Bộ dài , hẹp , kém phì nhiêu , chia thành nhiều đồng bằng nhỏ , tổng diện tích khoảng 15.000km2
c ) Địa hình bờ biển và thềm lục địa : Có 2 dạng chính là bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn chân núi và hải đảo .
1
0
Trần Thị Huyền Trang
18/05/2019 12:49:19
2/
– Địa hình đá vôi tập trung nhiều ở miền núi phía Bắc ( vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc )
– Địa hình cao nguyên badan tập trung nhiều ở vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam
3/
– Đồng bằng sông Hồng: diện tích 15000 km2, có hệ thống đê chống lũ dài trên 2700km, chia cắt đồng bằng thành nhiều ô trũng, thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3m đến 7m và không còn được bồi đắp tự nhiên nữa.
– Đồng bằng sông Cửu Long: diện tích khoảng 40000km2, cao trung bình 2m – 3m so với mực nước biển. Trên đồng bằng không có đê lớn để ngăn lũ, nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước như vùng Đồng Tháp Mười, vùng tứ giác Long Xuyên – Châu Đốc – Hà Tiên – Rạch Giá.
1
0
Trần Thị Huyền Trang
18/05/2019 12:53:09
4/ a, Khu vực đồi núi
* Các thế mạnh
  • Khoáng sản: các mỏ khoáng sản tập trung ở vùng đồi núi là nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
+ Mỏ nội sinh : sắt, đồng, chì, kẽm, thiếc, crom, vonfram, vàng, pyrit…
+ Mỏ ngoại sinh : apatit, boxit, than các laoij, đá vôi, vật liệu xây dựng…
  • Rừng và đất trồng: tạo cơ sở cho phát triển nền nông, lâm nghiệp nhiệt đới. Tài nguyên rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật và nhiều loài quý hiếm.
  • Địa hình : Các bề mặt cao nguyên và các thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lương thực. Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và hoa màu.
  • Nguồn thủy năng: các sông miền núi (sông Đà, sông Đồng Nai…) có tiềm năng thuỷ điện rất lớn.
  • Tiềm năng du lịch: miền núi có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch (tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái …), tiêu biểu như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì, Mẫu Sơn…
* Các mặt hạn chế
  • Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.
  • Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra nhiều thiên tai (lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất …)
  • Tại các đứt gãy sâu có nguy cơ phát sinh động đất.
  • Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng.
  • Vùng núi đá vôi thường thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước.
  • Cuộc sống của người dân vùng cao còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển KT cũng như tiếp nhận sự hỗ trợ và hội nhập với các vùng khác.
b. Khu vực đồng bằng
* Các thế mạnh
  • Là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa các loại nông sản, đặc biệt là gạo (ĐBSH, ĐBSCL, DHMT).
  • Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản.
+ ĐBSH : có thể khai thác đá vôi ở rìa TN, khí tự nhiên ở Thái Bình, than nâu ở các tầng sâu của đồng bằng
+ ĐBSCL : khai thác đá vôi ở Kiên Giang, than bùn ở U Minh, Đồng Tháp Mười.
+ DHMT : có sắt, sét, cao lanh, đá vôi…
  • Suốt chiều dài dọc bờ biển có rừng ngập mặn nhất là ở ĐBSCL, cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị như gỗ, tinh dầu từ tràm, ong mật…
  • Nguồn thủy sản nước ngọt và nước lợ rất lớn ở các đồng bằng, nhất là ở ĐBSCL. Khả năng nuôi trồng thủy sản rất cao.
  • Là nơi có điều kiện thuận lợi để tập trung các thành phố, khu công nghiệp, trung tâm thương mại.
  • Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.
* Hạn chế
  • Thường xuyên chịu thiên tai như bão, lụt, hạn hán ….
  • Thủy triều xâm nhập làm đất đai bị mặn và phèn hóa.
  • Khí hậu Trái Đất nóng lên làm băng ở cực tăng, nước biển dâng cao, gây nguy cơ ngập lụt các đồng bằng châu thổ màu mỡ của nước ta.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×