-Điều kiện tự nhiên tạo ra nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp
+ Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào các nhân tố tự nhiên, đặc biệt là đất và khí hậu.
+ Trong điều kiện của nền kinh tế tự cấp, tự túc, sản xuất nhỏ thì sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp bị chi phối chủ yếu bởi các điều kiện tự nhiên.
Ví dụ: Nước ta có 2 nhóm đất chính là đất feralit ở miền núi (thích hợp để trồng các cây công nghiệp lâu năm) và đất phù sa cổ ở đồng bằng (thích hợp trồng các cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả,...). Khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng tạo nên sự đa dạng về cơ cấu cây trồng vì có sự khác nhau giữa các vùng. Chẳng hạn, ở Đông Nam Bộ chủ yếu là các cây công nghiệp nhiệt đới (cao su, cà phê, điều,...) còn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...).
-Các nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó:
+ Tạo ra sự phân hóa thực tế sản xuất nông nghiệp của các vùng.
+ Việc du nhập các giống cây trồng, vật nuôi đã làm phong phú thêm các giống cây trồng, vật nuôi vốn đã có ở nước ta.
+ Các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, làm thay đổi sự phân bố sản xuất.
+ Khi đã trở thành nền nông nghiệp hàng hóa, thì các nhân tố kinh tế - xã hội tác động rất mạnh, làm cho sự chuyển biến càng thêm rõ nét.