LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đoạn văn ngắn về cách giao tiếp của thế hệ trẻ ngày nay

1 trả lời
Hỏi chi tiết
314
1
0
Trần Thị Huyền Trang
15/04/2019 21:33:17
Hiện nay, nảy sinh vấn đề lệch chuẩn trong giao tiếp trong giới trẻ. Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp thậm chí là trong học tập của học sinh kém,sử dụng không đúng chức năng ngôn ngữ mà lối giao tiếp còn bộ lộ sự thô lỗ, thiếu lịch sự tế nhị. Trước đây, khi nền văn hóa phương Tây ồ ạt xâm nhập vào nước ta thông qua các nhà truyền giáo, người Pháp hay người Mỹ, có làm cho ngôn ngữ giao tiếp nước ta thay đổi nhưng theo chiều hướng tích cực, bổ sung hệ thống từ vựng và làm trong sáng thêm Tiếng Việt dựa trên các nguyên tắc chuẩn mực. Còn ngày nay, với ý thức sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, cẩu thả, thiếu trách nhiệm của giới trẻ làm cho ngôn ngữ giao tiếp bị xáo trộn, tối nghĩa, dung tục. Có thể nói trong những năm gần đây, Tiếng Việt đã đánh mất đi sức mạnh biểu đạt của mình. Nhiều từ ngữ tốt đẹp không còn được sử dụng nữa, thay vào đó là lớp từ ngữ mới có kết cấu ngữ pháp lỏng lẻo, ý nghĩa thiếu rõ ràng, trong sáng, sử dụng cẩu thả, tùy tiện, từ đó hàm nghĩa cũng không mấy tích cực. Nói tục trở thành thói quen, nhu cầu, sự “khoái khẩu” ở mọi đối tượng. Đặc biệt là trong lứa tuổi học sinh, vấn đề nói tục chửi thề đang bị lạm dụng đến mức đáng báo động. Do các phương tiện thông tin đại chúng, trước hết là truyền hình là loại phương tiện thông tin đại chúng phổ biến nhất trong xã hội ảnh hưởng lớn nhất đối với sự hình thành các giá trị, thế giới quan, đạo đức của thế hệ trẻ nhưng có biểu hiện lệch chuẩn trong việc dùng từ phổ biến. Việc tiếp cận các văn hóa phẩm lệch lạc dễ dàng khiến cho giới trẻ mất kiểm soát bản thân. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin là mảnh đất để lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ có cơ hội phát triển (Internet, điện thoại…). Bởi giao tiếp gián tiếp nên người nói rất mạnh miệng, không hề nể sợ, tôn trọng hay giữ phép lịch sự đúng mức nên ngôn ngữ có phần quá đáng. Trào lưu, “mốt” sử dụng tiếng lóng, tiếng nhại, ngoại ngữ, ngôn ngữ @ để giao tiếp trở thành yếu tố để muốn tự khẳng định đẳng cấp của mình đang xâm nhập và lan tỏa ở giới trẻ hiện nay. Trước hết, bố mẹ phải làm gương trong việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như tiếng nước ngoài; những lệch lạc trong văn hóa ngôn ngữ (viết, nói, giao tiếp) trẻ tiếp thu, bắt chước rất nhanh.Nhà trường giáo dục học sinh thức bảo vệ sự trong sáng tiếng Việt khi giao tiếp qua điện thoại, mạng xã hội, tự trau dồi và làm phong phú vốn ngôn ngữ cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài để nâng tầm văn hóa trong giao tiếp và tư duy; dạy đúng chuẩn tiếng Việt; không sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp với học sinh… Mỗi học sinh phải biết tự trau dồi và rèn luyện tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài để có vốn từ phong phú và sử dụng đúng chuẩn mực. Không nên chạy theo lối giao tiếp dễ dãi, lệch lạc mà làm mất đi văn hóa giao tiếp của chính mình. Sử dụng Tiếng Việt lệch chuẩn, thiếu trong sáng trong giao tiếp, nói tục chửi thề, tiếng lóng, tiếng ngoại , nhại âm, cắt âm một cách tối nghĩa làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt và lệch lạc trong giao tiếp. Luôn rèn luyện ngôn ngữ giáo tiếp, vận dụng đúng đắn các phương tiện giao tiếp để bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư