Câu 3:
Gía trị biểu cảm của hình ảnh muối và gừng:
- Bài ca dao đã sử dụng hình ảnh vô cùng quen thuộc với người nông dân xưa đó là muối và gừng, là hai loại gia vị tồn tại trong mỗi gia đình khi cần thêm nếm cho mỗi món ăn của mình được đậm đà ngon miệng hơn.
- Muối là một loại gia vị rất cần thiết cho mọi người mọi nhà, đặc biệt là muối iot bởi nếu thiếu muối có thể gây rất nhiều bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe con người như bệnh biếu cổ.
- Muối là một loại được kết tinh từ nước biển, vô cùng mặn thể hiện sự đậm đà của tình cảm con người, sự chung thủy gắn bó không gì có thể làm nhạt phai tình cảm sâu đậm của họ. Muối ba năm muối hãy còn mặn, thể hiện thời gian dù có dài cỡ nào cũng chưa thể nào làm phai nhạt tình cảm của đôi uyên ương.
- Gừng là loại gia vị chống lạnh giá, giúp con người sưởi ấm cơ thể trong những ngày đông buốt giá, gừng có độ cay nóng làm cho các món ăn lạnh như cá hay hải sản những đồ ăn có tính hàn cao trở nên ngon hơn, có độ cân bằng âm dương giữa lạnh- nóng để không bị đau bụng, tiêu chảy. Gừng cũng là gia vị thường thấy trong mỗi gia đình mà con người Việt Nam ai cũng có thể sử dụng và biết tới.
- Hình tượng thơ không cầu kì, bóng bẩy mà đơn sơ, gần gũi. Muối và gừng là những gia vị thường dùng trong bữa cơm hằng ngày của người bình dân. Hơn thế, muối và gừng còn là những vị thuốc đắc dụng trong lúc ốm đau. Được các tác giả dân gian đưa vào văn chương, muối và gừng đã mang ý nghĩa tượng trưng cho tình nghĩạ vợ chồng đậm đà, sâu nặng.
- Gừng cay, muối mặn tượng trưng cho tình nghĩa của những cặp vợ chổng nghèo cùng nhau chung lưng đấu cật, lên thác xuống ghềnh, lên rừng xuống biển. Chén cơm sẻ nửa, hạt muối chia đôi. Qua gian nan, cơ cực, tình nghĩa vợ chồng gắn bó càng thêm sâu sắc.