Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
2)
Nguyên Hồng là nhà văn mà cái tâm đối với đời, với người, đã kết thành một thứ chủ nghĩa: chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, thẳm sâu; một thứ chủ nghĩa nhân văn cao cả, thánh thiện.
Nguyên Hồng là nhà văn mà cái Tâm đối với đời, với người, đã kết thành một thứ chủ nghĩa: chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, thẳm sâu; một thứ chủ nghĩa nhân văn cao cả, thánh thiện.
Tiếng khóc bật ra và những dòng nước mắt chảy dài trên khuôn mặt lam lũ, khắc khổ của Nguyên Hồng là bắt nguồn từ tình thương vô hạn và nỗi đau thân phận con người đến tột cùng của nhà văn. Dường như Nguyên Hồng sinh ra trên đời này là để khiêng cáng cho nhẹ bớt đi cái nỗi khổ của con người, tát vơi đi nỗi đau, sự lầm than, cơ cực của con người. Nguyên Hồng nâng đỡ con người như một “lực sĩ” trên cả hai bình diện: Trong nội dung từng tác phẩm và trên tất cả khối lượng lớn các tác phẩm của nhà văn! Văn chương của Nguyên Hồng là thế. Và điều này đã được khẳng định!
Nhưng có một điều chúng ta thầm kính phục ông, là ở sức lao động nghệ thuật đến phi thường: viết và viết, đam mê viết, viết như một Hônôrê Đơ Bandac của Pháp với bộ Tấn trò đời, hay như một Lép Tônxtôi của Nga với bộ Chiến tranh và Hòa bình, hoặc như La Quán Trung của Trung Quốc với bộ Tam quốc diễn nghĩavậy! Một ông “thợ cày” siêng năng trên cánh đồng chữ nghĩa mênh mông và trong tình yêu thương sâu sắc con người nơi trái tim. Nguyên Hồng đã để lại cho đời, tính từ khi bước “vào cửa văn xuôi”, năm 16 tuổi, đến khi giã từ cuộc sống ở tuổi 64, hàng vạn trang sách, với số lượng gần 40 tác phẩm, có đủ các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký, thơ, kịch... trong đó có nhiều tác phẩm “có giá trị lâu dài cho nền văn học dân tộc”. Quả là đồ sộ thật! “Gớm ghê” thật!: Công trình kể biết mấy mươi (Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Cuộc sống lục đục, bất hạnh dẫn tới tổn thương tình cảm gia đình đã đưa mẹ con Nguyên Hồng từ thành phố dệt Nam Định ra với thành phố Cảng Hải Phòng. Từ nghèo khổ đến với lam lũ, nghèo khổ! Từ cuộc đời của một người bất hạnh, thiếu thốn tình thương, mồ côi từ năm 12 tuổi, kiếm tiền ăn học bằng những “nghề nhỏ mọn” nơi “vườn hoa, cổng chợ, bến tàu, bến ô tô, bãi đá bóng...bán báo, bán xôi chè...hoặc ăn mày, ăn cắp từng con cá, lá rau”(3), Nguyên Hồng đã đến ng với những người cùng khổ nhất ở thành thị: thợ thuyền, phu phen, những người buôn thúng bán bưng, những me tây, gái điếm, du côn, ăn cắp..., những người thuộc tầng lớp “dưới đáy” của xã hội, đến với những người lao động đói cơm, rách áo ở Hải Phòng những năm của “thời kỳ đen tối” trước cách mạng. Cuộc đời cần lao, lam lũ của những con người nơi đây cùng với nỗi đau riêng của thân phận đã thúc giục Nguyên Hồng cầm bút viết văn. Tiểu thuyết đầu tay “Bỉ vỏ” (1938) đã ra đời sau những ngày Nguyên Hồng lủi thủi đi hết từ bến cảng đến chợ Sắt, rồi mò đến Vườn hoa đưa người... để tìm việc làm; những ngày Nguyên Hồng ngồi viết trên chiếc bàn “trông ra những vũng nước đen ngầu bọt của một bãi đất lấp dở dang và một chuồng lợn ngập ngụa phân tro... trong một căn nhà lụp xụp cứ đến chập tối là ran lên muôn vàn tiếng muỗi”, những ngày mẹ con Nguyên Hồng đói và đói! Từ đây, Hải Phòng đã trở thành quê hương nghệ thuật của Nguyên Hồng. Sống gắn bó máu thịt với đất và người Hải Phòng, cũng như Nguyễn Đình Thi, Văn Cao..., Nguyên Hồng đã viết, viết say sưa, miệt mài, bằng cả tình yêu thương và trân trọng, bằng sự giác ngộ cách mạng, bằng cả niềm tin và lòng yêu đời của mình. Tác phẩm của Nguyên Hồng là bài ca về tình yêu thương và niềm tin yêu cuộc sống!
Tình yêu thương và niềm tin là ngọn lửa ấm nóng xuyên suốt chiều dài và thấm đẫm trong những tác phẩm của Nguyên Hồng. Đó chính là cái đã làm nên sức sống dài lâu của các tác phẩm của nhà văn. Chất thơ từ những trang văn của Nguyên Hồng bật lên từ những đau khổ cùng cực của cuộc đời. Văn chương xưa nay và trước hết là câu chuyện của tấm lòng. Nhà văn Nguyên Hồng đi và viết. Sinh thời, ông lao động nghệ thuật một cách công phu, cần cù, tỉ mỉ và trân trọng, “mà nghệ thuật đúng là một sự lao động, nó kết hợp với đủ các thứ mà thứ nào cũng phải cật lực”(5). Bộ tiểu thuyết đồ sộ mang tính sử thi “Cửa biển” (1961-1976) là kết quả của quá trình lao động nghệ thuật miệt mài và sáng tạo của nhà văn, đã tái hiện lại sinh động một giai đoạn lịch sử trước cách mạng tháng Tám của mảnh đất và con người Hải Phòng nói riêng và đất nước nói chung.
Quê hương sinh thành Nam Định đã không cho ông một cuộc sống hạnh phúc, thì may sao Hải Phòng – quê hương nghệ thuật của Nguyên Hồng, đã để lại cho ông một sự nghiệp văn học lớn lao, sự nghiệp của một người đã gắn bó với con người và mảnh đất cửa biển này bằng một tình yêu sâu thẳm.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |