8. Hoài Thanh cho rằng công cụ của văn chương là ‘‘giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha là ‘‘gảy cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta săn có”; là làm “cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân (…) trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”; là làm giàu có thê giới tâm hồn của mỗi con người, đánh thức cảm xúc của họ trước những vẻ đẹp ở quanh mình. Khi ta đọc những câu chuyện cổ tích, ta biết được về những ước mơ “thiện thắng ác”, “ở hiền gặp lành”, giản dị mà cao đẹp của ông cha ta ngày trước. Ta cũng thầm mong cái ác, cái xấu không còn tồn tại trên đòi. Khi ta đọc những vần thơ về quê hương, đất nước, ta thêm yêu mến thiên nhiên, đất nước, con người, dân tộc mình hơn…
Với những đoạn vần ngắn liên tiếp, diễn đạt những ý tiếp nôi nhau, bằng nhiều cách diễn đạt linh hoạt, Hoài Thanh đem đến cho người đọc những hiểu biết về công dụng của văn chương là rất phong phú và rất lớn.