Câu 1
Biện pháp tu từ( về từ) trong văn bản :
- So sánh : Gìơ sao tan tác như hoa giữa đường.
- Hoán dụ : Mặt sao ; Thân sao
- Ẩn dụ: Phong gấm rủ là (hạnh phúc); dày gió dạn sương (sự từng trải); bướm chán ong chường (thân phận bị ruồng bỏ, rẻ rúng); mây Sở mưa Tần (quan hệ thân xác) ; xuân (tuổi trẻ, hạnh phúc)
Câu 2 : Tác dụng là Tất cả những biện pháp tu từ đó biến đoạn thơ thành lời độc thoại nôi tâm của nhân vật, trực tiếp diễn tả tâm trạng của nàng Kiều một cách cụ thể và chân thực. Đó là tâm trạng xót thương cho bản thân mình, số phận của mình.
Câu 3 :Cuộc sống ấy đã bị chà đạp, bị vùi dập không ai thương tiếc. Những cặp từ đối xứng song song “khi sao – giờ sao” đã tô đậm thêm cuộc sống đầy tủi nhục mà nàng đang phải chịu đựng cùng với tâm trạng chán chường mệt mỏi, ghê sợ chính bản thân mình. Thế nhưng, dù chán chường đến mức ghê sợ bản thân, Kiều vẫn không buông mình xuôi theo số phận, nàng vẫn ý thức được nỗi đau mình phải gánh chịu, ý thức được niềm xót thương ấy mà tự thương lấy chính bản thân mình. Một loạt từ để hỏi “khi sao”, “giờ sao”, “mặt sao”, “thân sao” như là lời tự chất vấn , kết án bản thân mình đã không còn trong sạch. Nàng căm giận số phận đã thay đổi cuộc đời của nàng, biến đổi giá trị con người nàng. Còn gì đau đớn, cô đơn hơn khi biết nhân phẩm của mình bị chà đạp mà không cách gì thoát ra khỏi? Cuối cùng nàng chẳng biết đến khi nào mình mới có thể có được hạnh phúc - “xuân” hay chỉ mãi sống trong cảnh cô đơn, nhục nhã, lẻ loi của người kĩ nữ mua vui?
Câu 4 :
Nhắc đến đại thi hào Nguyễn Du, ta không thể không nhắc đến Truyện Kiều - một thi phẩm xuất sắc mà để lại nhiều giá trị vô cùng to lớn. Đoạn trích "Nỗi thương mình" là một phần của tác phẩm đã thể hiện tình cảnh trớ trêu của Kiều và nỗi niềm thương xót cho thân phận của nàng được thể hiện qua đoạn thơ :
Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.
Nếu quá khứ với Thúy Kiều là những tháng ngày “phong gấm rủ là”, êm ấm, hạnh phúc bên gia đình, cha mẹ thì hiện tại với Thúy Kiều thật phũ phàng. Tác giả đã sử dụng hàng loạt các hình ảnh “hoa giữa đường”, “dày gió dạn sương”, “bướm chán ong chường” để tái hiện lại thực tại cuộc sống của Thúy Kiều. Không còn là Thúy Kiều với dáng vẻ e ấp, thẹn thùng với sự trong trắng nữa mà giờ đây nàng trở thành món hàng, trở thành đồ vật mua vui, bị chà đạp một cách phũ phàng và tàn nhẫn. Thêm vào đó, tác giả còn sử dụng hàng loạt các từ mang sắc thái câu hỏi “khi sao”, “giờ sao”, “mặt sao”, “thân sao” như thêm một lần nữa nhẫn mạnh nỗi đau đớn đến tột cùng, sự chán chường, mệt mỏi, ghê sợ chính bản thân mình khi bị đẩy vào chốn lầu xanh. Không chỉ nhận thức rõ hoàn cảnh, số phận của mình ở quá khứ và hiện tại, Kiều còn nhận thức rõ sự đối lập giữa ta và người.
Mặc người mưa Sở mây Tần
Những mình nào biết có xuân là gì
Hai câu thơ đã diễn tả thái độ đầy dứt khoát của Thúy Kiều, từ đó đã tạo ra đối với những vị khách làng chơi phong lưu. Còn với chính mình, Thúy Kiều vẫn luôn sống trong sự cô độc. Từ “xuân” trong câu thơ không chỉ là tuổi trẻ, là sắc đẹp mà đó còn là tình yêu, là hạnh phúc lứa đôi. Giờ đây, trong cuộc sống hiện tại của chính mình, những điều đó đối với Kiều là những thứ xa xôi, không nghĩ tới mà trong nàng chỉ còn lại nỗi bẽ bàng, ê chề và tủi hổ.