Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dựa theo Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất, hãy giải thích câu sau Sợi dây thừng to bằng 10 cái cột đình

1) Dựa theo "quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất" hãy giải thích câu sau "sợi dây thừng to bằng 10 cái cột đình"
2) Hãy giải thích ý nghĩa của câu ca dao sau
"Con sông bến lở bến bồi, Bên lở lở mãi bên bồi bồi thêm"
3) Hãy giải thích ý nghĩa của câu ca dao sau
"Không ai tắm hai lần trên một dòng sông"
4) Dựa theo "quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất" hãy giải thích câu sau "Cây gạo cao đến nỗii một quả trứng chim rới từ ngọn xuống mặt đất đã nở thành một con chim biết bay"
3 trả lời
Hỏi chi tiết
2.234
0
0
Thiên Thiên Ái
25/10/2017 22:01:00
Câu này cua nhà triết gia theo chủ nghĩa Duy Vật người Hy Lạp Heraclitus. Theo nghĩa đen thì lúc người nào đó tắm sẽ khác lần tắm trước đó, có thể hiểu dòng nước mới, vi khuẩn trên da của bạn cũng mới, bạn lớn hơn những lần tắm trước 1 2 giở tuổi, thời gian tắm cũng khác đi dù bạn tắm ở nơi cũ, vũng đất chỗ đó cũng thay đổi, cảm giác gần như giống nhau nhưng nó vẫn khác??? Mọi vật đều vận động, phát triển, thay đổi không ngừng theo nghĩa bóng!
Câu nói này nổi tiếng lắm à nha :D
(-)Tư tưởng về sự vận động biến đổi của sự vật (dòng chảy phổ biến)
[...]
Dưới con mắt của Heraclitus, mọi sự vật trong thế giới của chúng ta luôn luôn thay đổi, vận động, phát triển không ngừng. Thế giới như một dòng chảy, cứ trôi đi mãi. Từ đó, ông đưa ra luận điểm nổi tiếng: “Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. Không có gì thường xuyên biến đổi như một dòng sông nhưng cũng không có gì ổn định như dòng sông. Bởi khi nó vận động cũng là khi nó đứng im. Nói cách khác, tính biến đổi của dòng sông không loại trừ sự đứng im, tức là cái mà nhờ đó dòng sông là xác định, ổn định và bất biến.
Ở Heraclitus, không những sông mà cả mặt trời cũng thường xuyên và liên tục đổi mới, cũng như dòng sông, ông cho rằng không có gì ổn định và bất biến hơn mặt trời luôn chiếu sáng.
Heraclitus đã tiếp cận được với những tư tưởng rất cơ bản của phép biện chứng. Ông nói: “trong cùng một dòng sông ấy chúng ta lội xuống và không lội xuống, chúng ta có và không có”. Đó chính là những tư tưởng về mối liên hệ phổ biến tất yếu của qui luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thiên Thiên Ái
25/10/2017 22:04:04
Cau 3: Sông mà bị lỡ thì đất hòa với nước= đục nước
Bên bồi thì đất bám vào bờ=nước trong
Mún biết thì xem màu của sông.
cả câu ý nói: Lòng người, dòng đời khó đoán, ai bik được chữ ngờ...., Thui thì... cẩn thận quan sát tìm hiểu sự việc, con người đó hihi
1
0
Thiên Thiên Ái
25/10/2017 22:06:23
Câu 1:
Quả thực câu hỏi này của bạn đã khiến tôi có nhiều phân vân. Tuy nhiên ý nghĩa mấu chốt của câu nói khoác "Chiếc dây thừng to bằng mười cái cột đình" có thể hiểu là mọi sự vật và hiện tượng luôn có sự "phát triển" không ngừng. Chiếc dây thừng có thể nhỏ bằng ngón tay nhưng bện nhiều chiếc dây thừng bằng ngón tay ta vẫn có thể có chiếc dây thừng to bằng mười cát cột đình và có thể to hơn thế nữa. Và đây cũng là nội dung của "nguyên lý về sự phát triển".
Nội dung cơ bản của nguyên lý có thể hiểu ngắn gọn như sau: Như chúng ta đã biết, phát triển là khuynh hướng của vận động, đi từ thấp đến cao, đi từ đơn giản đến phức tạp. Còn vận động thì có cái sinh ra và có cái mất đi; có cái vận động đi lên, có cái vận động đi xuống. Phát triển gồm có: phát triển trong tự nhiên là thích nghi cơ thể với môi trường; trong XH là nâng cao năng lực tự nhiên ; trong tư duy là hoàn thiện khả năng nhận thức của con người.
Mọi sự vật, hiện tượng luôn không ngừng vận động và phát triển. Vì vậy, khi xem xét 1 sự vật phải có quan niệm sự vật đó phát triển (như đã nói ở trên phát triển là khuynh hướng vận động đi từ thấp đến cao).
Ý nghĩa thực tiễn: Chúng ta cần chú trọng đến điều kiện khả năng, tình hình thực tế của đối tượng để nhận ra mọi xu hướng thay đổi có thể xảy ra đối với đối tượng.
Thông qua các hoạt động thực tiễn, chúng ta cần xây dựng nhiều biện pháp thích hợp để biến đổi đối tượng; phát huy những mặt tốt, hạn chế những mặt xấu của đối tượng, hướng đối tượng vận động theo quy luật phù hợp với lợi ích (phát triển).
Qua quy luật cho ta biết chiếc dây thừng phát triển đến đâu là phù hợp với lợi ích của thực tiễn. Nếu như có "con trâu liếm 1 cái hết sào mạ" thì buộc cũng phải có "Chiếc dây thừng to bằng 10 cái cột đình".

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo