Dựa vào phạm vi bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa, lực lượng tham gia, kết quả, tính chẩt, ý nghĩa, nguyên nhân thất bại... để đưa ra nhận xét:
Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quố, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á. Cách mạng Tân Hợi tuy thành lập “Dân quốc” nhưng đã không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Gần như đồng thời với phong trào Duy tân, một cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân chống đế quốc đã diễn ra ở miền Bắc Trung Quốc-phong trào Nghĩa Hòa đoàn. Bùng nổ ở Sơn Đông, phong trào nhanh chóng lan rộng ra Trực Lệ, Sơn Tây. Nghĩa quân tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh. Ngay sau đó, liên quan 8 nước (Anh, Nhật Bản, Đức, Mĩ, Nga, Pháp, Áo-Hung, I-ta-li-a) tiến vào Bắc Kinh, đàn áp phong trào. Nghĩa Hòa đoàn đã chiến đấu chống xâm lăng, nhưng cuối cùng bị đánh bại vì thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí. Nhà Mãn Thanh lại một lần nữa đầu hàng đế quốc, kí Điều ước Tân Sửu (1901), theo đó Trung Quốc phải trả một khoản tiền lớn để bồi thường chiến tranh và buộc phải để cho các nước đế quốc được quyền đóng quân ở Bắc Kinh. Với điều ước Tân Sửu, Trung Quốc đã thực sự trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.