Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đề 1:Dựa vào văn bản Lao xao, tả khu vườn buổi sáng.
_______________________________________________
Thứ bảy tuần trước, tôi cùng bố mẹ về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức vì đã hơn một năm rồi tôi chưa về thăm ông bà. Tôi nhớ ông bà, nhớ căn nhà nhỏ và cả khu vườn thân yêu.
Sáng chủ nhật, tôi chạy ra vườn chơi. Quả là một buổi sáng đẹp trời! Bầu trời trong vắt, không một gợn mây, Mặt Trời uy nghi ngự trị trên cung điện lộng lẫy những tia nắng ngắm nhìn vạn vật.
Bây giờ tôi mới cảm thấy khu vườn này quả là đẹp và có lẽ đẹp nhất vào những buổi ban mai như thế này. Anh Trống Cồ đã cất tiếng gáy, sân nhà rộn rã nhưng trong vườn còn náo nhiệt hơn. Chị Mái mơ dẫn dàn con đi kiếm mồi. Đàn gà con chạy líu ríu quanh chân mẹ, đôi chân phải bước dài ra trông vừa buồn cười, vừa tội nghiệp. Mẹ con chị cặm cụi tìm mồi quanh những đám cỏ còn đẫm sương. Đàn vịt lạch bạch chạy ra ao rỉa lông, rỉa cánh. Tôi ngồi chễm chệ trên đống rơm, ngắm nhìn khu vườn kỳ diệu.
Cây cối lóng lánh sương đêm nên đang rạng rỡ tắm ánh nắng thu chan hòa.
- Chào anh ổi! Khỏe chứ?
- Tôi vẫn khỏe! Còn chú thế nào, chú Mít?
Thì ra cây cối trong vườn đang hỏi thăm nhau. Tôi phải công nhận vườn ông bà tôi nhiều cây thật đấy. Tôi thích nhất là cây ổi, thân cây khẳng khiu, nứt nẻ. Tuy hình dáng vậy thôi nhưng đến mùa ổi cây lại cho những trái chín vàng ươm, trái ương phơn phớt xanh rờn và ngọt lịm nữa. Dường như trông thấy tôi, nó xòa cành lá như muốn chào mừng.
Cuối vườn, các luống hoa trao đổi hương thơm và khoe sắc. Giàn thiên lý trổ hoa vàng lốm đốm đang nằm dưới nắng trên chiếc giàn xinh xắn mà ông tôi làm. Hoa lan nở từng chùm trắng xóa. Chùm hoa còn đọng lại những giọt sương long lanh như được một bàn tay khéo léo nào đó chạm trên cánh hoa những hạt châu ngọc. Những ngọn lửa cháy lên hập hùng trong tán lá xanh của hàng râm bụt. Hoa hồng kiêu sa. hoa cẩm chướng mùi thơm nồng nồng. Ảnh sáng mạ vàng những đóa cúc giản dị làm cho nó sáng rực lên như những viên kim cương.
Quanh các luống hoa, bướm bay chập chờn. Ong mật, ong vò vẽ đánh lộn nhau để kiếm mật. Rồi Chích chóc bắt đầu huyên náo, vang vang khắp khu vườn là tiếng hót du dương của một cô Họa Mi. "Chích! Chích! Chích!". Chim Chích Bông chăm chỉ bắt sâu trên từng chiếc lá. Bỗng có tiếng cãi nhau chí chóe từ đâu đó:
- Miếng này là của tớ mà! - Một con bồ câu kêu lên.
- Không! Của tớ chứ! Tớ nhìn thấy trước! - Con còn lại nhanh nhảu.
Thì ra chúng đang cãi nhau vè chuyện thức ăn! Ông tôi bảo sáng nào chúng cũng cãi cọ om sòm kể từ khi ông làm chiếc chuồng chim xinh xắn bằng gỗ thông này. Ông thường xuyên đặt thức ăn vào chuồng cho những chú chim mỗi buổi sớm. Trên tán lá, những chú gõ kiến leo dọc thân cây bưởi mỏ lách cách trên vỏ.
Chà! Bây giờ tôi mới cảm nhận được vẻ đẹp thật sự của khu vườn này. Một cảnh vắng mà dung hòa nghìn thứ âm nhạc: Tiếng gió thổi vi vu, chim khẽ gù dưới lá, lá rì rào...
Một tuần trôi qua thật là nhanh. Nhưng trong suốt thời gian này tôi đã hiểu biết thêm về thiên nhiên và nhất là tôi lại thêm yêu khu vườn của tôi.
Tuổi thơ có lẽ ai cũng ít nhiều lưu giữ cho mình hình ảnh một dòng sông. Dù cho dòng sông ấy chĩ từng chảy hay vẫn đang chảy thì chắc hẳn kỉ niệm sẽ vẫn cứ chảy mãi trong tâm trí. Em cũng có một dòng sông như thế: con sông Hồng quê hương.
Ngày bé ông em thường dặn, đừng chơi men bờ sông, nhưng trưa hè với những trò chơi hấp dẫn cùng lũ bạn làm cho một con bé tinh nghịch quên hết cả những lời dặn dò của ông. Mấy đứa trẻ tụm năm tụm ba ra bờ sông lấy cát chơi trò xây lâu đài, con sông Hồng hiền hòa bồi đắp phù sa cho cả một dải đất ven sông canh tác trù phú. Con sông bắt nguồn từ một vùng sơn nguyên thuộc Trung Quốc, chảy qua một chặng đường dài rồi chảy qua bờ bãi quê em, nước sông đục ngầu phù sa, một màu phù sa nặng tình nặng nghĩa. Đứng từ trên cầu Thăng Long nhìn xuống, con sông cuộn lên những xoáy nước như những xoáy lông trên lưng chú trâu đang cần mẫn trên cánh đồng vậy.
Cũng có những khi dòng sông nổi giận, nước dâng lên cao trằn qua các bãi nổi do cát bồi giữa dòng sông, vậy là các ốc đảo xanh với nào là sậy, là lau, là những ruộng cải hoa vàng... cũng bị dòng nước cuốn đi hết cả; lại phải chờ khi dòng sông nguôi giận mới xanh trở lại.
Nhìn từ cao xuống, con sông như một dải lụa hồng uốn lượn qua những rặng tre xanh, những bờ cát xám rồi chảy đi thật xa về hướng chân trời, mà nơi ấy không biết có những vùng đất và con người nào đang chờ đợi. Dòng sông cứ chảy trôi rồi lại kết thêm bạn mới, rồi người ta lại gửi vào dòng sông những kỉ niệm vui buồn.
Dòng nước chảy cũng giống như thời gian chảy trôi, rồi cũng mang đi những câu chuyện để người ta sẽ nhớ, sẽ thương và không bao giờ trách móc, vì sông vẫn hiền hòa chảy mãi. Em sẽ mang đi trong hành trang cuộc đời một dòng sông quê hương, dòng sông của em nhưng cũng là người bạn lớn của biết bao người hôm nay và cả mai sau.
“Phong Nha đệ nhất động”, đó là nơi có vẻ đẹp huyền ảo mà không ngòi bút nào có thể tả hết được.
Động Phong Nha là một động du lịch nằm trong quần thể núi đá vôi Kẻ Bàng. Để đến với động Phong Nha chúng ta có hai đường thủy và bộ. Nếu đi đường thủy bạn sẽ có thể nhìn ngắm động và dòng nước trong lành lâu hơn. Trước cổng vào động Phong Nha, nếu nhìn lên trên đầu, bạn sẽ thấy những vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh. Vào trong động, không khí có vẻ mát mẻ hơn. Theo con thuyền nhỏ xuôi dòng vào trong, ở mỗi nơi mặt nước lại có một màu khác nhau. Màu xanh, đỏ, vàng của đèn màu, màu sáng óng ánh của ánh nắng chiếu qua một vài lỗ thủng trong lòng động. Vào mùa hè, sờ tay vào nước ta cảm thấy dòng nước mát lạnh và vào mùa đông ta lại cảm nhận được hơi ấm của dòng nước.
Muốn vào sâu trong động, ta phải mang theo đèn đuốc. Đi thuyền thăm động Phong Nha, chúng ta sẽ vô cùng kinh ngạc và thích thú trước cái vẻ đẹp của nó, một vẻ đẹp lộng lẫy, kỳ ảo, tráng lệ mà hoang sơ, giàu chất thơ. Dưới ánh sáng của đèn đuốc, các khối thạch nhũ hiện ra với đủ hình dáng và màu sắc đa dạng.
Có những khối mang hình con gà, con cóc, những đốt trúc dựng đứng trên mặt nước như các cột chống trời. Lại có cả những khối hình mâm xôi, cái khánh và có những khối hình các ông tiên đang đánh cờ. Bàn tay tài hoa của tạo hóa đã tạo ra những khối thạch nhũ đẹp như vậy. Không chỉ đẹp về đường nét mà còn đẹp về sắc màu, sắc màu của những hình khôi này óng ánh như kim cương. Trên những vách động rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc. Trong hang còn có những bãi cát và bãi đá rất rộng và đẹp. Khách bản địa hay thập phương tới đây đều thích ghi hình, chụp ảnh và đi thắp hương trên các bàn thờ mà người Chăm và người Việt dựng lên từ thuở nào. Con sông của động Phong Nha chưa ai đến được cuối dòng bởi nó quá dài. Có thể không có lối ra đầu kia mà lại đi thẳng xuống lòng đất. Đi vào khu quần thể động Phong Nha, bạn như đang lạc vào nơi tiên cảnh, cảnh tượng của nơi mà các vị tiên ở. Âm thanh khi ta nói trở thành thứ âm thanh rất lạ, thánh thót và độc đáo. Những tiếng nước gõ long tong đều có âm vang riêng như tiếng đàn du dương êm ái.
Động Phong Nha hiện nay và mai sau sẽ càng thu hút thêm nhiều du khách từ khắp các đất nước về đây. Nếu các bạn chưa được đến động Phong Nha thì hãy một lần đến đó.
Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của em được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm.
Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất - Kiều
Phương - 8 tuổi.Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thử ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bấm chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hoá ra những lần “Mèo”(biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi, Vậy mà vì thói ghen tị xấu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!
Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hổn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tưvà mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.
Những câu hát buổi sáng ngân lên báo hiệu một ngày mới đã thực sự bắt đầu! Nhân dịp nghỉ hè tôi được về quê thăm ngoại và được thưởng thức một buổi bình minh rực rỡ và tràn đấy sức sống trong khu vườn nhỏ thân yêu của ngoại tôi!
Sớm, tiết trời còn se lạnh. Gió thoảng, khẽ lay động cành lá để lộ những giọt sương mai trắng muốt của một buổi sớm tinh khôi. Cả xóm làng bồng bềnh trong một biển sương sớm. về phía đông, mặt trời e thẹn, ửng hồng sau hàng bạch đàn và thả muôn ngàn tia nắng lấp lánh xuống mặt đất. Trên trời, những đám mây đang nhè nhẹ trôi với các sắc màu kì ảo.
Gió mơn man nhè nhẹ đủ sức cho vạn vật cảm nhận được hương vị của một buổi sáng đẹp trời. Nắng ban tặng sức sống ngày mới và cỏ cây nghiêng mình uống nắng trời. Cuối vườn, những quả cam khoác chiếc áo vàng như mật, căng tròn, mọng nước. Mấy bé na mở mắt tròn xoe đã dậy từ khi nào. Những trái sầu riêng, đu đủ chín thơm phức cả góc vườn, quyến rũ ong bướm bằng mùi thơm nồng nàn của chính nó. Các chị hồng duyên dáng ngát hương dịu dàng nhưng đủ sức đánh thức vạn vật. Mấy chú chim non trốn trong vòm lá um tùm đã tung đôi cánh bay vào khoảng trời bao la. Cả vườn cây hoa trái tự hào vì đã mang sức sống ngọt lành của mình dâng tặng con người!
Không khí của một buổi sáng sớm như một bài ca rộn rã, tươi vui. Tôi ưỡn lồng ngực, dang đôi tay và cảm nhận cái không khí trong lành mà có lẽ ở thành thị sẽ chẳng có được! Có bao giờ, bạn thử lắng nghe?… Hãy lắng nghe… Để cảm thấy tiếng chim hót líu lo! Những con tu hú cất tiếng kêu báo hiệu một mùa vải chín vào ngày chớm hè. Trên sân, mấy chú chim sẻ nhảy nhót đùa giỡn với nắng.
Ở góc vườn, ngoại tôi treo mấy cái chậu phong lan tím. Màu tím tao nhã ấyđã thu hút nào những anh ong, chị bướm. Tiếng kêu của chúng cứ vi vu nhung nghe quen lại cảm thấy thích thú! Những đàn bướm trắng, cánh mỏng bay rập ròn trong gió. Cảnh tượng ấy thật đẹp, trông xa như những cánh hoa bay lả tả trong gió. Dường như vào lúc này, tôi mổi cảm nhận được hượng thơm của bông hoa nhài. Nhài trắng muốt, tinh khiết nhưng lại có mùi thơm hăng hắc, nồng nàn… Chắc bởi thế mà tôi yêu hoa nhài!
Trên những cành lá vẫn còn đọng những giọt sương. Những giọt sương trắng tinh khiết, trong suốt như những viên pha lê lấp lánh làm cho cành lá càng thêm phần bóng mượt. Những chú ve ca lên bài ca hát chào hè, tiếng ong, tiếng bướm vi vu, hoà quyện vào nhau trở thành một bài hợp xướng rộn rã!
Nắng bắt đầu chói chang hơn, những chú chim đã bay từ lúc nào. Cả khu vườn như khoác lên một chiếc áo sặc sỡ, tràn đầy hương thơm mùa hạ! Có lẽ một buổi sáng sớm đã kết thúc bằng một bài hợp xướng tươi vui của những chú ve:
"Ve… Ve… Ve… Hè về!"
Không khí của một buổi sớm đã đánh thức vạn vật làm lòng tôi khoan khoái, tràn đầy sức sống để bắt đầu một ngày mới tuyệt vời!
Tuổi thơ có lẽ ai cũng ít nhiều lưu giữ cho mình hình ảnh một dòng sông. Dù cho dòng sông ấy chĩ từng chảy hay vẫn đang chảy thì chắc hẳn kỉ niệm sẽ vẫn cứ chảy mãi trong tâm trí. Em cũng có một dòng sông như thế: con sông Hồng quê hương.
Ngày bé ông em thường dặn, đừng chơi men bờ sông, nhưng trưa hè với những trò chơi hấp dẫn cùng lũ bạn làm cho một con bé tinh nghịch quên hết cả những lời dặn dò của ông. Mấy đứa trẻ tụm năm tụm ba ra bờ sông lấy cát chơi trò xây lâu đài, con sông Hồng hiền hòa bồi đắp phù sa cho cả một dải đất ven sông canh tác trù phú. Con sông bắt nguồn từ một vùng sơn nguyên thuộc Trung Quốc, chảy qua một chặng đường dài rồi chảy qua bờ bãi quê em, nước sông đục ngầu phù sa, một màu phù sa nặng tình nặng nghĩa. Đứng từ trên cầu Thăng Long nhìn xuống, con sông cuộn lên những xoáy nước như những xoáy lông trên lưng chú trâu đang cần mẫn trên cánh đồng vậy.
Cũng có những khi dòng sông nổi giận, nước dâng lên cao trằn qua các bãi nổi do cát bồi giữa dòng sông, vậy là các ốc đảo xanh với nào là sậy, là lau, là những ruộng cải hoa vàng... cũng bị dòng nước cuốn đi hết cả; lại phải chờ khi dòng sông nguôi giận mới xanh trở lại.
Nhìn từ cao xuống, con sông như một dải lụa hồng uốn lượn qua những rặng tre xanh, những bờ cát xám rồi chảy đi thật xa về hướng chân trời, mà nơi ấy không biết có những vùng đất và con người nào đang chờ đợi. Dòng sông cứ chảy trôi rồi lại kết thêm bạn mới, rồi người ta lại gửi vào dòng sông những kỉ niệm vui buồn.
Dòng nước chảy cũng giống như thời gian chảy trôi, rồi cũng mang đi những câu chuyện để người ta sẽ nhớ, sẽ thương và không bao giờ trách móc, vì sông vẫn hiền hòa chảy mãi. Em sẽ mang đi trong hành trang cuộc đời một dòng sông quê hương, dòng sông của em nhưng cũng là người bạn lớn của biết bao người hôm nay và cả mai sau.
Đã có người từng hỏi em thích khoảnh khắc nào trong ngày, và em đã trả lời đó là bình minh. Vì mỗi sáng mai thức dậy, em thấy rất thoải mái và nhẹ nhõm trong người. Bình minh trên quê em yên bình, trong lành và thân thương đến lạ.
Bình minh là thời khắc mặt trời chưa lên cao, chỉ mới vừa kịp nhú lên ở phía xa xa. Là khoảnh khắc màn đêm không còn bao trùm lấy mọi cảnh vật nữa, nhường chỗ cho một ngày mới có nhiều niềm vui và tin yêu hơn.
Sáng nào mẹ em cũng dậy thật sớm, vì thế em cũng dậy theo mẹ. Ngước nhìn lên bầu trời cao và trong xanh, từng đám mây nhẹ nhàng trôi lững lờ, chậm rãi. Lúc đó mặt trời chưa lên, mới chỉ le lói ở phía xa xa.
Sáng tinh mơ, em nghe rất rõ tiếng chim hót líu lo trên cành cây khế ở sau vườn. Rồi tiếng chim gõ kiến gõ tí tạch vào thân cây mít. Cảnh vật như bừng tỉnh, tràn đầy sức sông, chen lấn sự huyên náo của một ngày mới.
Có lẽ khung cảnh đẹp nhất khi bình minh thức dậy chính là cánh đồng lúa. Cánh đồng lúa xanh mượt, đang thì con gái vươn mình thức dậy. Trên những chiếc lá sắc nhọn còn đọng lại vài hạt sương bé tý, long lanh. Khi mặt trời lên cao, ánh nắng nhẹ chiếu vào hạt sương khiến nó lấp lánh. Cơn gió buổi sáng mai thật mát lạnh và trong lành như không hề vướng chút bụi bẩn nào. Có lẽ đây là khoảnh khắc mọi thứ thật trong lành và êm ái. Ngày mới thường bắt đầu một cách tươi đẹp và viên mãn như vậy.
Những buổi sáng sớm, nhiều bác nông dân đã dắt trâu ra đồng gặm cỏ. Tiếng bước chân đi rất êm, tiếng nhai cỏ sột soạt khiến em có cảm giác như đất trời còn chưa bừng tỉnh hẳn.
Em vẫn thường nghe bà bảo nắng sáng mai rất tốt cho sức khỏe, nên bà vẫn hay phơi nắng khi sáng mai ở ngoài sân. Ánh nắng dịu nhẹ lan vào da thích thú đến lạ, êm ái, không bỏng rát như nắng lúc trưa và lúc chiều.
Đặc biệt, khi buổi bình minh ghé thăm xóm làng em là lúc nhiều cô cậu học sinh í ới gọi nhau đi học trong tiếng chim hót líu lo. Khung cảnh ấy khiến cho ngày mới bắt đầu thật vui tươi và hứng khởi. Em rất thích ngắm mặt trời vào sáng mai và yêu thích không khí của nó. Thật tuyệt vời!
Đ4:
"Quê hương" – hai tiếng nghe sao thân thương chi lạ! Quê hương là nơi đã có nhiều kỉ niệm đẹp với chúng ta. Với mỗi người quê hương có thể là cánh đồng lúa trĩu bông, là con diều no gió bay cao trên bầu trời xanh thẫm... Còn quê hương của em là ngôi làng nhỏ với dòng sông hiền hòa uốn khúc quanh làng, đã gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp thời thơ ấu.
Từ lúc còn bé, em đã thích sông (nhà em ở cạnh dòng sông). Em thường ngồi ở bờ sông ôn bài, vẽ, có khi còn làm thơ nữa hoặc là ngắm sông. Quả thật dòng sông quê em đẹp lắm. Sáng sớm, em đi học ngang qua chiếc cầu bắc trên sông. Lúc ấy, dòng sông vẫn còn phủ một màn sương mỏng, im lìm trong giấc ngủ say. Khi em đi học về, sông gờn gợn, lăn tăn như chào em. Em mỉm cười: "Ừ, chào sông nhé!". Vào lúc trưa hè nắng gắt, cả xóm im lặng, chìm vào giấc ngủ trưa, đế xua đi cái nóng oi ả của mùa hè, em nhảy ùm xuống sông, lặn ngụp trong làn nước mát, trong veo. Dòng sông nhấp nhô, vuốt ve, chơi đùa cùng em. Bây giờ, em đã biết bơi giỏi thế mà nhớ lại lúc trước, buồn cười quá. Lần ấy, em chưa biết bơi, muốn tắm mà chẳng dám xuống nước, chỉ quanh quẩn trên bờ. Nào ngờ trượt chân, té nhào xuống nước. Thế là uống một bụng nước no nê. Còn giờ đây, đã có lúc bạn bè ví em như con rái cá. Mà có bơi giỏi thế mới có thể chơi đùa cùng sông chứ, phải không sông? Em chơi đùa thỏa thích, vớt lục bình cài lên mái tóc sũng nước. Bông hoa tim tím còn vương những giọt nước long lanh thật đẹp. Quà của sông dành cho em đấy!
Lúc hoàng hôn, khi vầng thái dương sắp khuất sau ngọn núi, dòng sông của em mang một màu đỏ sẫm, rất đẹp. Những đàn cá cung vội vã trở về "nhà" bơi thật nhanh làm xao động cả mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp, nhất là vào các đêm trăng sáng. Trăng sáng ngời, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng, soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc, lấp lánh. Gió thổi lồng lộng, mát mẻ vô cùng. Em ngồi đó, say mê nhìn sông, nhìn dòng sông yêu dấu của em.
Thế đấy! Dòng sông quê em đẹp như thế đấy. Các bạn có thích không? Riêng em, tuy giờ đây đã xa dòng sông thân yêu, sống ở chốn thị thành xa hoa nhưng không bao giờ em quên được dòng sông. Đối với em, sông là một người bạn dễ thương, dịu dàng chứ không lộng lẫy kiêu sa. Sông luôn đem đến sự vui thích cho em. Tối đến, hình ảnh "dòng sông bạc" lấp lánh dưới ánh trăng vỗ về, đưa em vào giấc ngủ êm đềm.
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là một vườn quốc gia tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnh Khammouan, Lào về phía tây, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới hai quốc gia. Phong Nha – Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng 200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ Lào tiếp giáp vườn quốc gia này cũng có diện tích núi đá vôi 200.000 ha. Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha. Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với 300 hang động và bảo tông hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam.. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng. Động Phong Nha là động có các kỷ lục: (1) Hang nước dài nhất; (2) Cửa hang cao và rộng nhất; (3) Bãi cát, đá rộng và đẹp nhất; (4) Hồ ngầm đẹp nhất; (5) Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất; (6) Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam; (7) Hang khô rộng và đẹp nhất thế giới.
Kiến tạo carxtơ của Vườn quốc gia Phong Nha-Ke Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, từ thời kỳ Đại Cổ Sinh do đó là carxtơ cổ nhất ở châu Á. Trải qua nhiều thay đổi lớn về địa tầng và địa mạo, địa hình khu vực này hết sức phức tạp. Phong Nha-Kẻ Bàng phô diễn các bằng chứng ấn tượng về lịch sử Trái Đất, giúp nghiên cứu lịch sử hiểu được lịch sử địa chất và địa hình của khu vực. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bang có lẽ là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp nhất về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á.
Động Phong Nha – chốn thần tiên
Giấu mình trong núi đá vôi được che chở bởi những cánh rừng nhiệt đới, Phong Nha giờ đây đã trở nên nổi tiếng bởi sự hào phóng của tạo hoá đã ban tặng cho vùng đất này một hệ thống hang động thật lộng lẫy với con sông ngầm được xác định là dài nhất thế giới.
Ðộng nằm ở vùng núi đá vôi Kẻ Bàng, cách thị xã Ðồng Hới 50 km về phía tây bắc. Từ Ðồng Hới, đi ô tô đến xã Sơn Trạch, sau đó đi thuyền trên sông Son, khoảng 30 phút thì đến động. Chỉ cách đây vài năm, đây còn là một con đường đất đỏ, mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bẩn. Nơi mà một thời bom đạn chiến tranh đã không chừa một tấc đất, một nhành cây, một ngọn cỏ. Nhưng giờ đây, chính con đường này đã thổi một luồng sinh khí mới cho bộ mặt của cả vùng núi hoang sơ này.
Nếu như đấng tạo hoá đã tạo ra con người thì hình như chính tạo hoá lại chở che cho chúng. Trải qua bao cuộc chiến, Ðộng Phong Nha vẫn còn đó, nguyên sơ như hàng triệu năm về trước.
Những làng quê yên bình nằm xen kẽ giữa những lùm tre thấp thoáng mái nhà nâu đỏ bên hữu ngạn sông Son. Những O thôn nữ đứng gọi đò bên bến nước, những chiếc thuyền đưa khách ngước xuôi, chào hỏi nhau bằng ngôn ngữ của nhiều vùng làm sống động cả bến sông. Thuyền cập bến cũng là lúc du khách bắt đầu một cuộc hành trình khám phá một mê hồn cung giữa chốn đời thường.
Ðộng Phong Nha có rất nhiều nhánh với chiều dài lên đến khoảng trên 20 km, nhưng hiên nay người ta mới khám phá nhánh dài nhất là một phần của con sông ngầm có tên là Nậm Aki mà sông Son là phần lộ ra mặt đất, nó chui ngầm dưới đất ở vùng núi Pu-Pha-Ðam cách đó hơn 20km về phía Nam. Trước cửa động, cảnh núi non sông nước càng thêm quyến rũ, thiên nhiên hùng vĩ với vô vàn hình ảnh kỳ thú hiện ra như khêu gợi trí tưởng tượng của con người. Người ta đã khéo đặt tên cho cảnh đẹp nơi đây là Ðộng Phong Nha (Ðộng Răng Gió). Vào mùa nước lớn. nước sông Son dâng cao che khuất cửa hang, thuyền du lịch không vào đây được. Tương truyền hơn một trăm năm về trước, ông vua trẻ Hàm Nghi đã ẩn mình ở đây cùng một số cận thần và ra lời kêu gọi Cần Vương.
Cửa động rộng khoảng 20 mét, cao 10 mét, có nhũ đá lô nhô. Bơi thuyền qua cửa hang, động rộng như một cái bát úp trên mặt nước. Nước sông trong veo và phẳng lặng như mặt gương, càng vào sâu ánh sáng càng nhạt dần rồi mất hẳn. Xen lẫn với tiềng mái chèo như có tiếng chiêng "bi…tùng…bi" vẳng lên, người bản địa cho rằng đó là âm nhạc trong tiệc riệu của Thần Núi vọng ra… tất cả hợp thành tiếng nhạc, lúc âm u như tiếng chiêng, lúc bập bùng như tiến trống. Ðộng chính của động Phong Nha gồm 14 buồng nối liền bởi một hành lang nước dài đến 1500m. Từ buồng thứ 14 ta còn có thể theo những hành lang hẹp khác đi vào sâu hơn nữa đến những buồng cũng to rộng không kém nhưng có phần nguy hiểm hơn, nơi mà quá trình phong hoá đá vôi vẫn còng tiếp tục. Thuyền ngược dòng độ 800m thì đến chỗ cạn gọi là Hang nước cạn: nước biến đi nhường chỗ cho đá cát. Nhũ đá từ trên rủ xuống, măng đá từ dưới nhô lên tua tủa như cây rừng với những hình dáng kỳ lạ kịch thích trí tưởng tượng.
Phong Nha không giống như những điểm du lịch khác ở Việt Nam, động nằm trong khu rừng nguyên sinh Kẻ Bảng dường như còn nguyên sơ và tinh khôi. Trong con mắt của những vị du khách du lịch, những cư dân bản địa nơi đây mang một phong cách rất riêng "Họ cư xử thân thiện và tình cảm mang tính cách của người nông dân thuần kiết hơn là nhìn nhân du khách như là một cơ hội để tìm kiếm nguồn tài chính. Ðiều này càng làm cho Phong Nha thêm hấp dẫn khách du lịch".
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |
Thưởng th.10.2024 |
Bảng xếp hạng |