Đầu tiên, người thí nghiệm đổ đường vào bên trong một chiếc cốc thủy tinh, sau đó đổ dung dịch axit vào đó. Hỗn hợp axit và đường tạo nên một khối đặc màu đen khi đường bị khử nước để sản sinh khí cacbon, hơi nước, và lưu huỳnh điôxit (SO2). Khối đặc màu đen sau đó sẽ dâng lên cao khỏi chiếc cốc. Khoa giáo dục hóa học của Đại học Wisconsin nói rằng đây là một “phản ứng tỏa nhiệt trong đó một cột cacbon sẽ trào lên từ chiếc cốc cùng hơi nước và khí lưu huỳnh điôxit”.
(Ảnh chụp màn hình/YouTube) “Cái tên Carbohydrat bắt nguồn từ công thức hóa học của các loại đường như saccarôzơ (C12H22O11 hay C12(H2O)11) trong đó công thức này có vẻ như là một hydrat của cacbon. Với sự hiện hữu của dung dịch axit sunfuric đậm đặc, đường sẽ bị khử nước để sản sinh cacbon và nước. Nhiệt tỏa ra trong quá trình phản ứng sẽ làm nước bay hơi, hình thành nên một cột cacbon”, trang web cho hay.
Sau đó, người thí nghiệm đổ dung dịch axit vào những viên đường và thu được phản ứng tương tự.
Đối với những ai quan tâm, phương trình của phản ứng này là:
C12H22O11 (rắn) + H2SO4 (lỏng) + 1/2 O2 (khí) → 11C (rắn) + CO2 (khí) + 12H2O + SO2 (khí)