Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy cho biết nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông? Khi có tại nạn giao thông xảy ra những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông phải có trách nhiệm gì?

Em hãy cho biết nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông? Khi có tại nạn giao thông xảy ra những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông phải có trách nhiệm gì?
Để phòng tránh tai nạn giao thông, theo em mỗi học sinh cần phải làm gì để đảm bảo an toàn cho mình và đảm bảo trật tự an toàn giao thông?
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.377
3
1
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
30/10/2017 07:55:03
Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông là sự việc bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông khi đang di chuyển trên đường giao thông, do vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hay do gặp những tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, gây nên thiệt hại nhất định về người và tài sản.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
30/10/2017 07:56:08

Khi có tại nạn giao thông xảy ra những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông phải có trách nhiệm gì?
Để hạn chế thiệt hại, bảo vệ hiện trường của vụ tai nạn, Luật giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định trách nhiệm của của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông tại Điều 38 như sau:

Thứ nhất: Đối với người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

+ Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

+ Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;

+ Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

Thứ hai: Đối với những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

 + Bảo vệ hiện trường;

+ Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;

+ Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;

+ Bảo vệ tài sản của người bị nạn;

+ Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Thứ ba: Đối với người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm: chở người bị nạn đi cấp cứu.

Lưu ý: Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.

Thứ tư: Đối với cơ quan công an.

Khi nhận được tin về vụ tai nạn có trách nhiệm cử người tới ngay hiện trường để điều tra vụ tai nạn, phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ và Ủy ban nhân dân địa phương bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.

Thứ năm: Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn.

Có trách nhiệm kịp thời thông báo cho cơ quan công an, y tế đến để xử lý, giải quyết vụ tai nạn; tổ chức cứu chữa, giúp đỡ người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của người bị nạn; trường hợp có người chết mà không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã hoàn tất các công việc theo quy định của pháp luật và đồng ý cho chôn cất, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức chôn cất.

Trường hợp vụ tai nạn vượt quá khả năng giải quyết, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên.

Cuối cùng: Bộ Công an có trách nhiệm thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về tai nạn giao thông đường bộ, cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Ngoài quy định về trách nhiệm như trên, trong một số trường hợp nếu người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 102 Bộ luật hình sự năm 1999 về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

2
1
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
30/10/2017 07:57:46

Để phòng tránh tai nạn giao thông, theo em mỗi học sinh cần phải làm gì để đảm bảo an toàn cho mình và đảm bảo trật tự an toàn giao thông?
Tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng và cuộc sống của biết bao người, để lại nỗi đau thương và những gánh nặng về kinh tế dai dẳng cho rất nhiều gia đình và xã hội. Tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên, hậu quả của nó có thể nói ghê ghớm hơn bất cứ tai họa nào, thậm chí ngay cả chiến tranh, thiên tai, hay dịch bệnh… cũng không “giết người” nhiều bằng tai nạn giao thông.

Đứng trước những thực trạng về tình hình giao thông hiện nay, để giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông nhà nước đã ban hành Luật Giao thông và những nghị định về an toàn giao thông một cách khắt khe hơn, xử phạt nặng về kinh tế các trường hợp vi phạm luật giao thông. Ngoài ra, nhà nước ta cũng xây dựng và cải tạo nhiều công trình giao thông, nhằm cải thiện các phương tiện giao thông trên nhiều trục đường quốc lộ, tỉnh lộ và nội thành…

Theo số liệu thống kê tai nạn giao thông trong một vài năm gần đây có giảm đi, nhưng không đáng kể. Nhưng thực tế những con số thống kê cũng không phải là kết quả chắc chắn. Bởi hàng giờ, hàng ngày vẫn có những vụ va chạm gây người chết, người bị thương hai bên thương lượng với nhau…Bản tin thời sự hàng ngày vẫn đăng những vụ tai nạn thảm khốc, thương tâm khiến chúng ta không khỏi bàng hoàng lo sợ mỗi khi ra ngoài đường.

Vậy nguyên nhân dẫn đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng là do đâu? Câu hỏi này là của tất cả mọi người, nó bắt nguồn đầu tiên là nhu cầu đi lại của chúng ta kéo theo sự gia tăng các phương tiện giao thông ngày càng nhiều với tốc độ nhanh chóng.

Thứ hai là do dân số tăng, dẫn đến lượng người tham gia giao thông cũng tăng lên.

Nguyên nhân thứ ba là việc phát triển hạ tầng phục vụ giao thông đi lại dù được nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng nhưng cũng không đáp ứng kịp nhu cầu và nhịp sống của xã hội hiện đại, đường tuy mở rộng nhưng lượng người không giảm đi do vậy đường sá vẫn chật hẹp, lượng xe có trọng tải lớn lưu thông nhiều nên đường sá mau chóng xuống cấp, hư hỏng.


Nguyên nhân thứ tư là nguyên nhân quan trọng nhất là sự thiếu ý thức của con người khi tham gia giao thông. Sự thiếu hiểu biết về luật giao thông, thiếu văn hóa, thiếu ý thức, tính tình nóng nảy, thô lỗ… dễ trở thành “những hung thần trên đường phố”. Người đi đường dù cận thận đến mấy, nhưng khi gặp họ thì cũng khó tránh khỏi tử thần.
Tai nạn giao thông là nỗi kinh hoàng của gia đình và xã hội vậy thế hệ trẻ chúng ta cần phải làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông hiện nay? Để làm được điều này đòi hỏi mọi người phải cùng nhau chung tay góp sức xây dựng mới thành công được.

Để hạn chế tai nạn giao thông không phải còn là vấn đề đơn giản, mà đó đã và đang là vấn đề nóng cho toàn xã hội và đất nước. Trước tiên nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho cơ sở giao thông, quản lí chặt chẽ chất lượng các công trình giao thông hiện nay. Đồng thời đội ngũ lực lượng chức năng cần kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ hơn.
Chúng ta là thế hệ trẻ cần có ý thức trách nhiệm, đảm bảo thực hiện đúng luật khi tham gia giao thông như đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, đi đúng phần đường làn đường quy định, không lạng lách, đánh võng trên đường…. Đồng thời tuyên truyền để các bạn khác có ý thức trách nhiệm hơn thấy được những tác hại khi không tham gia đúng luật an toàn giao thông.

Tham gia các đội thanh niên tình nguyện tham gia khóa đào tạo điều phối giao thông và tuyên truyền các tháng hành động vì an toàn giao thông. Trách nhiệm của gia đình và nhà trường cũng cần phải xem xét khi không hoàn thành nhiệm vụ giáo dục học sinh. Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Hàng năm, nếu điều kiện cho phép, các trường chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức học luật và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại trường đối với những học sinh đủ tuổi.

Tuổi trẻ học đường là lực lượng trẻ có sức tuyên truyền rất cao, đồng thời đây là thế hệ sẽ cải thiện tình trạng tai nạn giao thông lớn nhất, đẩy lùi sự thiếu ý thức trách nhiệm với tính mạng của chính mình và những người xung quanh. Mỗi một học sinh chúng ta hãy luôn chung tay

1
1
Phạm Ngọc Như Ý
30/10/2017 08:13:51

+Nguyên nhân gây tai nạn giao thông :
- Ý thức của người dân chưa được cao
- Ban quản lí còn chưa sát sao 
- Đường xá gây trở ngại
+

Để hạn chế thiệt hại, bảo vệ hiện trường của vụ tai nạn, Luật giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định trách nhiệm của của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông tại Điều 38 như sau:

Thứ nhất: Đối với người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

+ Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

+ Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;

+ Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

Thứ hai: Đối với những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

 + Bảo vệ hiện trường;

+ Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;

+ Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;

+ Bảo vệ tài sản của người bị nạn;

+ Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Thứ ba: Đối với người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm: chở người bị nạn đi cấp cứu.

Lưu ý: Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.

Thứ tư: Đối với cơ quan công an.

Khi nhận được tin về vụ tai nạn có trách nhiệm cử người tới ngay hiện trường để điều tra vụ tai nạn, phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ và Ủy ban nhân dân địa phương bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.

Thứ năm: Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn.

Có trách nhiệm kịp thời thông báo cho cơ quan công an, y tế đến để xử lý, giải quyết vụ tai nạn; tổ chức cứu chữa, giúp đỡ người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của người bị nạn; trường hợp có người chết mà không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã hoàn tất các công việc theo quy định của pháp luật và đồng ý cho chôn cất, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức chôn cất.

Trường hợp vụ tai nạn vượt quá khả năng giải quyết, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên.

Cuối cùng: Bộ Công an có trách nhiệm thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về tai nạn giao thông đường bộ, cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Ngoài quy định về trách nhiệm như trên, trong một số trường hợp nếu người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 102 Bộ luật hình sự năm 1999 về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng và cuộc sống của biết bao người, để lại nỗi đau thương và những gánh nặng về kinh tế dai dẳng cho rất nhiều gia đình và xã hội. Tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên, hậu quả của nó có thể nói ghê ghớm hơn bất cứ tai họa nào, thậm chí ngay cả chiến tranh, thiên tai, hay dịch bệnh… cũng không “giết người” nhiều bằng tai nạn giao thông.

Đứng trước những thực trạng về tình hình giao thông hiện nay, để giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông nhà nước đã ban hành Luật Giao thông và những nghị định về an toàn giao thông một cách khắt khe hơn, xử phạt nặng về kinh tế các trường hợp vi phạm luật giao thông. Ngoài ra, nhà nước ta cũng xây dựng và cải tạo nhiều công trình giao thông, nhằm cải thiện các phương tiện giao thông trên nhiều trục đường quốc lộ, tỉnh lộ và nội thành…

Theo số liệu thống kê tai nạn giao thông trong một vài năm gần đây có giảm đi, nhưng không đáng kể. Nhưng thực tế những con số thống kê cũng không phải là kết quả chắc chắn. Bởi hàng giờ, hàng ngày vẫn có những vụ va chạm gây người chết, người bị thương hai bên thương lượng với nhau…Bản tin thời sự hàng ngày vẫn đăng những vụ tai nạn thảm khốc, thương tâm khiến chúng ta không khỏi bàng hoàng lo sợ mỗi khi ra ngoài đường.

Vậy nguyên nhân dẫn đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng là do đâu? Câu hỏi này là của tất cả mọi người, nó bắt nguồn đầu tiên là nhu cầu đi lại của chúng ta kéo theo sự gia tăng các phương tiện giao thông ngày càng nhiều với tốc độ nhanh chóng.

Thứ hai là do dân số tăng, dẫn đến lượng người tham gia giao thông cũng tăng lên.

Nguyên nhân thứ ba là việc phát triển hạ tầng phục vụ giao thông đi lại dù được nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng nhưng cũng không đáp ứng kịp nhu cầu và nhịp sống của xã hội hiện đại, đường tuy mở rộng nhưng lượng người không giảm đi do vậy đường sá vẫn chật hẹp, lượng xe có trọng tải lớn lưu thông nhiều nên đường sá mau chóng xuống cấp, hư hỏng.

Nguyên nhân thứ tư là nguyên nhân quan trọng nhất là sự thiếu ý thức của con người khi tham gia giao thông. Sự thiếu hiểu biết về luật giao thông, thiếu văn hóa, thiếu ý thức, tính tình nóng nảy, thô lỗ… dễ trở thành “những hung thần trên đường phố”. Người đi đường dù cận thận đến mấy, nhưng khi gặp họ thì cũng khó tránh khỏi tử thần.
Tai nạn giao thông là nỗi kinh hoàng của gia đình và xã hội vậy thế hệ trẻ chúng ta cần phải làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông hiện nay? Để làm được điều này đòi hỏi mọi người phải cùng nhau chung tay góp sức xây dựng mới thành công được.

Để hạn chế tai nạn giao thông không phải còn là vấn đề đơn giản, mà đó đã và đang là vấn đề nóng cho toàn xã hội và đất nước. Trước tiên nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho cơ sở giao thông, quản lí chặt chẽ chất lượng các công trình giao thông hiện nay. Đồng thời đội ngũ lực lượng chức năng cần kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ hơn.
Chúng ta là thế hệ trẻ cần có ý thức trách nhiệm, đảm bảo thực hiện đúng luật khi tham gia giao thông như đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, đi đúng phần đường làn đường quy định, không lạng lách, đánh võng trên đường…. Đồng thời tuyên truyền để các bạn khác có ý thức trách nhiệm hơn thấy được những tác hại khi không tham gia đúng luật an toàn giao thông.Tham gia các đội thanh niên tình nguyện tham gia khóa đào tạo điều phối giao thông và tuyên truyền các tháng hành động vì an toàn giao thông. Trách nhiệm của gia đình và nhà trường cũng cần phải xem xét khi không hoàn thành nhiệm vụ giáo dục học sinh. Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Hàng năm, nếu điều kiện cho phép, các trường chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức học luật và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại trường đối với những học sinh đủ tuổi.

Tuổi trẻ học đường là lực lượng trẻ có sức tuyên truyền rất cao, đồng thời đây là thế hệ sẽ cải thiện tình trạng tai nạn giao thông lớn nhất, đẩy lùi sự thiếu ý thức trách nhiệm với tính mạng của chính mình và những người xung quanh.

1
0
Ni Lin
09/01/2021 16:39:34
+1đ tặng

Tai nạn giao thông phát sinh chủ yếu là do ý thức của người tham gia giao thông từ một số nguyên nhân như: cơ sở hạ tầng (đường, cầu), phương tiện giao thông không đảm bảo điều kiện an toàn (quá hạn, quá cũ, xe tự tạo...) Cùng với đó là ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông còn kém, thời tiết xấu,và lái xe dưới trời nắng gắt.
* Đối với những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây: - Bảo vệ hiện trường; - Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn; ... Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.

Để phòng tránh tai nạn giao thông, theo em mỗi học sinh cần phải làm gì để đảm bảo an toàn cho mình và đảm bảo trật tự an toàn giao thông?
Nâng cao cơ sở hạ tầng (đường, cầu), phương tiện giao thông đảm bảo điều kiện an toàn (tránh xa quá hạn, quá cũ, xe tự tạo...) Cùng với đó là ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×