Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy cho biết nhu cầu dinh dưỡng của một người trưởng thành, trẻ em đang lớn, của người già trong một ngày

Các bạn giải giúp mình nha
3 trả lời
Hỏi chi tiết
588
1
1
Phạm Thu Thuỷ
10/01/2019 19:44:15
- Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ em cao hơn người trưởng thành đặc biệt là prôtêin vì cần được tích luỹ cho cơ thể phát triển, ở người già nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn vì sự vận động cùa cơ thể kém người trẻ.
- Ở những nước đang phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp, nên tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao.
- Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Giới tính: Nam có nhu cầu cao hơn nữ.
+ Lứa tuổi: Trẻ em có nhu cầu cao hơn người già vì ngoài việc đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động, còn cần để xây dựng cơ thể, giúp cơ thể lớn lên.
+ Dạng hoạt động: Người lao động nặng có nhu cầu cao hơn vì tiêu tốn nãng lượng nhiều.
+ Trạng thái cơ thể: Người có kích thước lớn thì nhu cầu cao hơn, người bệnh mới ốm khỏi cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhiều hơn để phục hồi sức khoẻ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Phương Như
10/01/2019 19:49:52
​-Nhu cầu dinh dưỡng của người trưởng thành trong một ngày:
+Nhu cầu năng lượng Nhu cầu năng lượng của người trưởng thành tuỳ theo
Cường độ lao động
Thời gian lao động
Tính chất cơ giới hoá và tự động hoá sản xuất
Tuỳ theo cuờng độ lao động, người ta thường chia ra:
Lao động rất nhẹ (tĩnh tại): 120 Kcal/giờ
Lao động nhẹ: 120 – 240 Kcal/giờ
Lao động trung bình: 240 – 360 Kcal/giờ
Lao động nặng: 380 – 600 Kcal/giờ
+Nhu cầu protein
Protein của cơ thể chỉ có thể được tạo thành từ protein của thức ăn, nó không thể được tạo thành từ lipid và glucid.
Theo Viện dinh dưỡng:
Nhu cầu thực tế về protein là 1,25g/kg cân nặng cơ thể/ngày, cung cấp từ 12 – 14% tổng năng lượng của khẩu phần.
+Nhu cầu lipid
Lượng lipid trong khẩu phần nên có là 18 – 25% tổng số năng lượng của khẩu phần
Không nên vượt quá 25% tổng số năng lượng của khẩu phần.
+Nhu cầu glucid
Nhu cầu về glucid dựa vào việc thỏa mãn nhu cầu về năng lượng và liên quan với các vitamin nhóm B có nhiều trong ngũ cốc.
– Glucid cung cấp khoảng 61 – 70% tổng năng lượng, trong đó các glucid phức hợp nên chiếm 70%.
+Nhu cầu vitamin Xác định nhu cầu về vitamin rất phức tạp.
Nhu cầu vitamin A, E, các chất béo chưa no tăng lên cùng với lượng lipid của khẩu phần.
Nhu cầu vitamin nhóm B phụ thuộc vào lượng glucid.
– Vitamin A:
Dạng Retinol chỉ có ở trong thức ăn động vật.
Dạng Caroten a, b, g có trong thức ăn thực vật. Nhu cầu đề nghị theo FAO/OMS cho người trưởng thành là 750 mg vitamin A.
– Vitamin D: Cho người trưởng thành cả nam và nữ.
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em đang lớn trong một ngày:
+Nhu cầu về nước
Nước rất cần thiết cho cơ thể để duy trì sự sống. Thành phần nước trong cơ thể trẻ em tương đối cao (75-80%) trọng lượng cơ thể, trong khi đó ở người trưởng thành lượng nước chiếm 55-60%.
Nhu cầu về nước liên quan đến tiêu thụ calo và tỷ trọng nước tiểu.
Sự cân bằng về nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố: dịch đưa vào, thành phần protein và muối khoáng trong chế độ ăn, các dung dịch điện giải do thận bài tiết. Mức độ chuyển hóa, hô hấp, thân nhiệt.
Thận duy trì sự cân bằng nước và điện giải của cơ thể bằng cách thay đổi nồng độ thẩm thấu và thể tích nước tiểu.
Nhu cầu về nước được đề nghị cho trẻ từ 100 đến 150 ml/kg/ngày.
+ Nhu cầu về năng lượng
Thức ăn cung cấp nặng lượng cho cơ thể để duy trì chuyển hóa cơ bản, sự tăng trưởng và hoạt động sinh lý...Yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe là phải giữ vững cân bằng về năng lượng.
Nếu năng lượng đưa vào ít hơn nhu cầu thì cơ thể xảy ra quá trình dị hóa nghĩa là tiêu hóa các chất, các tổ chức, tế bào làm cân nặng giảm.
Nếu đưa năng lượng vào vượt quá nhu cầu thì có sự tích tụ mỡ và cân nặng tăng.
Đơn vị nhiệt lượng trong chuyển hóa là kilocalo (Kcal). (1 Kcal là số lượng nhiệt năng cần thiết để nâng nhiệt độ của 1 kg nước từ 14,50C lên 15,50C).
1 Kcal = 4,2 KJ
- Số lượng calo trong chế độ ăn được phân bố như sau:
• 10- 15% calo từ protein
• 25 - 30% calo từ lipid
• 60 - 65% calo từ glucid
• 1g protein hoặc 1g glucid cung cấp 4, 1g lipid cung cấp 9 Kcal).
 
3.3. Nhu cầu protein
3.3.1. Vai trò của protein trong cơ thể
• Là vật liệu xây dựng cơ thể
• Protein là thành phần chủ yếu của các enzym, nội tiết, kháng thể, Hb.
• Tham gia vận chuyển một số chất như calci, sắt, mỡ...
3.3.2. Nguồn cung cấp protein
- Từ động vật: trùng, sữa toàn phần có giá trị dinh dưỡng cao (được gọi là đạm chuẩn)
- Thịt, cá: có giá trị dinh dưỡng thấp hơn. Yếu tố thiếu Methionin
- Đậu, lạc, vừng có hệ số tiêu thụ thấp hơn thịt cá, yếu tố hạn chế là methionin
- Gạo, lúa mì: yếu tố hạn chế là methionin, lysin. Ngô thiếu tryptophan.
 
4. NHU CẦU VỀ LIPID
4.1. Vai trò của lipid
- Lipid là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể, 1g lipid cho 9 Kcal
- Nguồn cung cấp các acid béo
- Tham gia vào quá trình xây dựng cơ thể:
• Phospholipid là thành phần quan trọng của màng tế bào và các bào quan, chiếm 25% trọng lượng khô của màng tế bào. Nhờ khả năng hòa tan một số chất phospholipid là nơi khuếch tán O2, CO2, acid béo, vitamin...Trong quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường, cholesterol chiếm 13% trọng lượng khô của màng tế bào làm cho tế bào có tính linh hoạt và ổn định.
• Triglycerid trong mô mỡ dưới da, quanh các tạng có tác dụng ngăn cản sự tỏa nhiệt.
• Sphigolipid là tạo thành chất myelin bao bọc xung quanh sợi trục của các tế bào thần kinh.
- Tăng cường khả năng hấp thụ các vitamin tan trong dầu: A, D, E, K và tích trữ chúng.
4.2. Nguồn chất béo đưa vào cơ thể
- Thức ăn động vật: bơ, mỡ. Trong mỡ động vật có nhiều acid béo no là acid béo mà trong chuỗi carbon của phân tử không có liên kết kép.
- Thức ăn thực vật: dầu lạc, vừng, dừa...trong dầu thực vật có nhiều acid béo không no (trong chuỗi phân tử có một hay nhiều liên kết kép). Trong đó quan trọng nhất là các acid béo cần thiết: acid linoleic, acid linolenic, acid arachidonic.
 
5. NHU CẦU VỀ GLUCID
5.1. Vai trò của glucid
Glucid có nhiều chức năng trong cơ thể:
- Cung cấp năng lượng, 1g glucid cho 4 Kcal
- Tham gia quá trình tạo hình cơ thể:
• A.hyaluronic là thành phần của dịch ngoại bào, dịch kính của mắt, khớp.
• Condromucoid là thành phần cơ bản của mô sụn, động mạch, da, van tim.
• Amino glucolipid là thành phần của vỏ myelin của các sợi thần kinh.
- Các chức năng khác:
• Chức năng bảo vệ cơ thể: mucoprotid condromucoid là thành phần chính tạo da, niêm dịch do đó bảo vệ cơ thể khỏi các tác động cơ học, vi khuẩn.
• A.glucoronic tham gia phản ứng khử độc gan.
• Riboza (monosarcharid) còn tham gia tạo acid nhân làm nhiệm vụ lưu trữ thông tin di truyền.
• Tham gia vào một số quá trình chuyển hóa của cơ thể.
5.2. Nguồn cung cấp glucid cho cơ thể
5.2.1. Glucid được phân thành 4 loại
- Monosaccharid gồm các loại đường không bị thủy phân như glucose, fructose, galactose
- Oligosaccharid do 2 đường đơn ngưng tụ lại như sacarose và lactose
- Polysaccharid đơn giản là những chất trùng phân hoàn toàn monosaccharid ngưng tụ với nhau tạo lên tinh bột, glucogen, cellulose
- Polysaccharid phức tạp là những chất trong phân tử ngoài monosaccharid và dẫn chất còn có các chất khác như glucoprotid và glycolipid.
5.2.2. Nguồn cung cấp glucid 
Chủ yếu là hạt ngũ cốc, khoai củ, các loại đường ngọt (đường hoa quả, mật ong) và một số loại rau củ.
 
6. NHU CẦU VITAMIN 
Vitamin không phải là chất sinh năng lượng nhưng đóng vai trò khá quan trọng trong cơ thể. Chủ yếu đóng vai trò coenzym xúc tác nhiều quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể.
6.1. Vai trò của các vitamin
- Tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng: vitamin B1 giúp chuyển hóa Glucid, vitamin D giúp sử dụng và chuyển hóa calci, phospho...
- Giúp phát triển cơ thể: vitamin A, B1, B2
- Tạo hồng cầu: vitamin B2, B12, acid folic
- Tăng sức đề kháng của cơ thể: vitamin A, C, D
- Giữ cho hệ thần kinh, tiêu hóa hoạt động tốt: vitamin B1, B2, B12, C
- Vitamin E, C chống lão hóa
 
6.3. Nhu cầu vitamin 
Theo đề nghị của viện dinh dưỡng nhu cầu các vitamin như sau:
• Vitamin A: 300 - 400 mcg đương lượng retinol/ngày
• Vitamin D: 400 UI/ngày
• Vitamin B1: 0,4 mg/1000 kcal/ngày
• Vitamin B2: 0,55 mg/1000 kcal/ngày
• Vitamin PP: 6,6 đương lượng niacin/1000 kcal
• Vitamin C: 30 mg
• Vitamin B12: 20mcg/ngày.
7. NHU CẦU CÁC CHẤT KHOÁNG 
Chất khoáng có hàm lượng rất ít trong cơ thể nhưng có vai trò rất quan trọng: chất khoáng là thành phần quan trọng của tổ chức xương. Có tác dụng duy trì áp lực thẩm thấu, tham gia trong các quá trình chuyển hóa của cơ thể.
Calci:
+ Giúp hình thành hệ xương, răng vững chắc.
+ Đảm bảo chức phận thần kinh, đông máu.
Sắt: tham gia tạo hemoglobin Phospho: giúp hình thành và duy trì hệ xương, răng. Giúp chuyển hóa năng lượng, hình thành tổ chức giúp trẻ ăn ngon và phát triển tốt.
Iod giúp tuyến giáp phòng chống bướu cổ và thiểu năng trí tuệ.
- Nhu cầu dinh dưỡng của người già trong một ngày:
Chất đạm
Việc tiêu hóa, hấp thụ chất đạm ở người già diễn ra rất kém nên dễ xảy ra tình trạng thiếu đạm. Do vậy, trong chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi cần bổ sung thêm chất đạm trong khẩu phần ăn của người cao tuổi bằng những thực phẩm như cá, đậu, lạc, vừng.
Vitamin C
Đóng vai trò quan trọng trong việc giúp khả năng hấp thụ sắt từ thực phẩm diễn ra thuận lợi hơn. Do đó, hãy đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin C trong nhu cầu dinh dưỡng của người già Kèm với với các thực phẩm chứa chất sắt. Tuy nhiên, việc bổ sung viên thuốc sắt cần phải hỏi ý kiến bác sĩ. Ở nam giới, việc dư thừa sắt có thể làm hỏng các bộ phận như gan, tim, và có thể góp phần gây bệnh tim.
Vitamin D
Thiếu vitamin D không chỉ dẫn đến nguy bị cơ gãy xương do bệnh loãng xương mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ bắp, hệ thống miễn dịch, hệ thống tim mạch ở người lớn tuổi. Ngoài việc cung cấp vitamin D thông qua thực phẩm thì một nguồn vitamin dồi dào không nên bỏ qua đó là ánh nắng mặt trời. Có vitamin D, việc hấp thụ can xi ở người già diễn ra thuận lợi hơn.
Chất canxi
Nhu cầu canxi thay đổi theo tuổi tác, nhưng nói chung với những người lớn tuổi cần khoảng 1000 mg mỗi ngày, đối với những người trên độ tuổi 50 cần một lượng cao hơn khoảng 1.200mg/ngày. Với những người lớn tuổi, nội tiết trong cơ thể thay đổi sẽ làm giảm khả năng hấp thụ can xi. Vì vậy, cần tăng cường uống sữa, xuyên ăn ya-ua là liệu pháp bổ sung can xi hữu hiệu cho người cao tuổi bên cạnh một số nguồn cung cấp khác từ chế độ dinh dưỡng (xem thêm: người già cần uống sữa đúng cách).
Đường
Đường là nguồn cung cấp năng lượng chính, chiếm 55 – 60% tổng năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên người cao tuổi hoạt động thể lực ít, nhu cầu năng lượng cũng giảm bớt cho nên trong chế độ ăn uống của người cao tuổi cần giảm lượng đường để tránh mắc các bệnh tiểu đường, béo phì.
Nước
Người cao tuổi giảm khả năng nhạy cảm đối với cảm giác khát nước, vì thế cần có ý thức đề phòng thiếu nước cho người cao tuổi. Nếu được nên có chế độ cho người lớn tuổi uống nước vào những bữa nhất định, cũng nên nhớ giảm cho người cao tuổi uống nước vào buổi tối. Trong mùa hè cần tăng cường lần cho uống nước.
1
1
Trần Hương
10/01/2019 19:57:19
Cảm ơn bạn nhé

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư