Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy chứng minh dân tộc ta là một dân tộc yêu chuộng hòa bình

-Em hãy chứng minh dân tộc là một dân tộc yêu chuộng hòa bình
-Chiến tranh đã gây ra những hậu quả như thế nào, em cần làm gì để góp phần bảo vệ hòa bình
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
5.409
3
1
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
12/12/2017 20:05:16
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu chuộng hòa bình là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũn bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. Từ những người nông dân chân lấm tay bùn vẫn chất phác như ngày nào làm ra hạt lúa, hạt gạo phục vụ nông nghiệp, đời sống mỗi cá nhân. Hay những người bác sĩ tận tình giúp đỡ bệnh nhân, đó cũng là cử chỉ của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại, nói rộng hơn đó chính là tinh thần yêu nước. Những nhà chính trị học, bác học, thành quả của họ cũng bởi tinh thần yêu nước mà ra. Thậm chí mỗi một hành động nhỏ cũng là một phần đóng góp cho tư tưởng cao đẹp ấy. Ý thức của mỗi con người là điều được bộc lộ rõ nhất. Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, chăm sóc cây cối tốt tươi làm trong lành bầu khí quyển. Đó là cử chỉ cao đẹp cũng bởi mầm mống từ lòng yêu nước. Từ người già đến trẻ nhỏ đều truyền thụ cho nhau hiểu và làm theo đức tính ấy. Lòng nồng nàn yêu nước được thể hiện không phải bằng lời nói mà bằng những hành động đã giúp ích cho đất nước. Những đợt hưởng ứng phong trào như chống nạn ma tuý, tuyên truyền giữ gìn môi trường, tránh xa tệ nạn xã hội, học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh. Đó chẳng phải là tinh thần yêu nước sao! Hay đài báo, ti vi cũng đề cao vấn đề đóng góp, cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội, ủng hộ người nghèo. Những chương trình tìm hiểu đất nước, lịch sử để hiểu biết, bảo vệ giữ gìn phát huy những di sản văn hóa đa chiều của đất nước. Tất cả, tất cả cũng vì cái lí tưởng cao đẹp ấy cả. Cụ thể nhất là những người lính ngoài biên giới, hải đảo phải hi sinh hạnh phúc, xa người thân để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn vùng trời bình yên. Chính tinh thần yêu nước đã thúc giục họ. Đó là động lực đồng thời cũng là mục tiêu, niềm khởi hứng, sự hạnh phỳc đối với họ khi được bảo vệ non sông thân yêu, giữ gìn tinh thần yêu nước. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh.
Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
1
Quỳnh Anh Đỗ
12/12/2017 20:05:55
- Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã làm 10 triệu người chết.
- Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) đã làm cho 60 triệu người chết.
Cần phải làm gì để ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình ?
- Chúng ta phải bảo vệ hoà bình, ngăn ngừa chiến tranh vì hoà bình đem lại cuộc sông bình yên, ấm no, hạnh phúc; chiến tranh là đau thương, chết chóc, bệnxi tật, thiếu ăn, không được học hành...
- Nếu hoà bình là khát vọng của loài người thì chiến tranh là thảm hoạ của loài người.
- Ngày nay các thế lực phản động, hiếu chiến vẫn đang âm mưu phá hoại hoà bình, gây chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới, vì thế chúng ta phải bảo vệ hoà bình.
2
2
Nguyễn Mai
17/03/2018 18:38:39
Câu 2
Để thể hiện lòng yêu hoà bình, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải làm gì ?
Trả lời
- Tham gia các phong trào bảo vệ hoà bình như:
+ Đi bộ vì hoà bình;
+ Viết thư cho bạn bè quôc tế những vùng có chiến tranh, tham gia các cuộc thi viết bài với chủ đề vì hoà bình...
+ Tham gia các diễn đàn vì hoà bình, chông chiến tranh do trường, địa phương tổ chức;
+ Cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách thân thiện, đoàn kết, hoà bình;
+ Có ý thức tìm hiểu, tôn trọng văn hoá các dân tộc và các quốc gia khác.
2
2
Nguyễn Mai
17/03/2018 18:40:18
Câu 1
Hơn bất cứ dân tộc nào trên thế giới, dân tộc Việt Nam luôn thấu hiểu cái giá phải trả của chiến tranh cũng như những giá trị của hoà bình. Trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải đương đầu với biết bao cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực bành trướng phương Bắc, chủ nghĩa đế quốc, thực dân phương Tây mà chúng ta là những người phải chống trả lại dã tâm cướp nước của chúng. Bởi vậy, hơn lúc nào hết và hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới, Việt Nam luôn thấu hiểu và khao khát giá trị của hoà bình. Chiến tranh là chết chóc, là đau thương bởi vậy chẳng đời nào dân tộc Việt Nam lại muốn và khêu mào cho các cuộc chiến tranh, chúng ta chỉ tiến hành nó khi buộc phải thực hiện để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Sự việc Trung Quốc với dã tâm bành trướng, bá quyền, ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 vào sâu trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là hành động vi phạm luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước về Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982, vi phạm các tuyên bố mà Trung Quốc đã tham gia ký kết với ASEAN, với Việt Nam. Hành động đó đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Đó chẳng khác nào là hành vi ngang nhiên xâm phạm chủ quyền của một quốc gia có chủ quyền. Sau khi Trung Quốc tiến hành hoạt động sai trái trên, 90 triệu con tim Việt Nam và hàng triệu người Việt Nam ở nước ngoài đã đoàn kết một lòng tạo thành sức mạnh vô song, cùng Đảng, Nhà nước đáp trả các hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Từ trên thực địa đến việc tiến hành các biện pháp ngoại giao, đấu tranh dư luận, đấu tranh pháp lý đã và đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta kiên trì thực hiện. Chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước là giải quyết vấn đề tranh chấp trên biển Đông bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Tại lễ mít tinh quốc gia hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới (8/6), Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2014, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nói rằng: Từ hàng ngàn năm nay, các thế hệ người Việt Nam đã đổ biết bao công sức, máu xương để khai phá, giữ gìn, bảo vệ lãnh thổ, các vùng biển và hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trách nhiệm ấy, nay tiếp tục được trao cho các thế hệ chúng ta… Hành động sai trái của Trung Quốc không chỉ bị Việt Nam mà còn bị nhiều quốc gia, nhiều tổ chức, cá nhân trên thếị giới lên án mạnh mẽ. Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng khẳng định: Với mỗi người Việt Nam, độc lập, chủ quyền quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Việt Nam đã chịu nhiều đau thương mất mát từ các cuộc chiến tranh xâm lược, Việt Nam luôn khao khát hòa bình, luôn thực tâm, chân thành, kiềm chế và làm hết sức mình để có hòa bình, hữu nghị với Trung Quốc, với các quốc gia, để xây dựng và phát triển đất nước. Việt Nam mong muốn hòa bình, hữu nghị nhưng hòa bình, hữu nghị phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, chủ quyền. Với niềm tự hào và phẩm giá dân tộc, chúng ta không chấp nhận đánh đổi độc lập, chủ quyền để lấy bất kỳ thứ gì và không chấp nhận bất kỳ hình thức đe dọa, áp đặt nào.
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng khẳng định: “Chúng ta đủ khả năng đáp trả, nhưng chúng ta không đáp trả vì nó không phải là hành vi phù hợp với luật pháp quốc tế và nó cũng không phù hợp với đạo lý Việt Nam và cũng không giải quyết được vấn đề gì cả”.
Hoà bình là khát vọng muôn đời của dân tộc Việt Nam, nhưng dân tộc này, đất nước này sẽ sẵn sàng đứng lên đáp trả, đánh bại mọi kẻ thù xâm lăng, những kẻ mang dã tâm xâm lược, cướp nước để bảo vệ non sông bờ cõi, bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Việt Nam không bao giờ đánh đổi độc lập, chủ quyền lấy bất cứ thứ gì. Đó là chân lý không bao giờ thay đổi.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×